Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị xử lý như thế nào?

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ điều này, nên đã có nhiều trường hợp phải chịu phạt. Để tránh phải rơi vào những trường hợp đáng tiếc như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn những quy định về mức phạt khi tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất. 

 

tu-y-thay-doi-hien-trang-su-dung-dat-la-gi
Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất là gì?

 

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất là gì?

 

>>> Luật sư tư vấn tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất? Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Đặt lịch tư vấn

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất là hành vi của người sử dụng đất mà ở đó họ tự mình thay đổi mục đích sử dụng đất khác đi so với mục đích sử dụng đất ban đầu mà họ có. Việc thay đổi hiện trạng sử dụng đất này cũng khá là phức tạp, nếu như sai theo quy trình thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với việc tự ý thay đổi hiện trạng đất là hành vi không xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi. Vấn đề này thường xuyên xảy ra nhiều rủi ro do vấn đề đất đai còn thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương.

Đất đai là vấn đề khá phức tạp, khi người sử dụng đất có hành vi sử dụng đất phải đúng mục đích, hiện trạng của đất như đã đăng ký. Hiện nay pháp luật cũng không cấm những hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu như có đủ 2 điều kiện: 

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải bao gồm: kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

Khi người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ phân thành 2 trường hợp: 

Trường hợp 1: chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép. Hiện nay, pháp luật cho phép người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng mà không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như người sử dụng đất thay đổi hiện trạng đất sử dụng đất mà đất đó và đất muốn chuyển sang mà không cần phải xin phép thì người sử dụng đất sẽ tự chuyển và sẽ tự xuống văn phòng đăng ký đất đai để xin đăng ký biến động đất đai. 

Trường hợp 2: Chuyển mục đích đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này Nhà nước vẫn cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nếu như đất này và đất được chuyển sau này thuộc trường hợp đất phải xin phép. Nếu như trong trường hợp này người sử dụng đất cần phải chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục hồ sơ để xin cơ quan có thẩm quyền cho phép và ký quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Nếu như trong trường hợp đất thuộc loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép nhưng chủ sử dụng đất vẫn không làm đơn cũng như không có thủ tục hồ sơ để chuyển mà vẫn thực hiện việc chuyển thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu như người nào có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý đó là phạt hành chính tùy thuộc vào diện tích đất mà mình chuyển cũng như buộc phải khôi phục lại hiện trạng của đất. 

Sau đây là những trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất người dân phải xin phép cụ thể như sau: 

Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 có quy định về các trường hợp khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước bao gồm:

Các trường hợp khi mà người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

Chuyển đổi mục đích từ đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

Chuyển đổi mục đích từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

Chuyển đổi mục đích từ đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

Chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Chuyển đổi mục đích từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

Chuyển đổi mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

Chuyển đổi mục đích từ đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy, đối với những người chuyển mục đích sử dụng đất nếu thuộc những trường hợp được quy định tại Luật đất đai 2024 phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định điều kiện của người muốn chuyển quyền sử dụng đất đó. Nếu như người đó đáp ứng đủ điều kiện thì mới chuyển được, nếu không thì sẽ không chuyển được. 

Đối với hành vi tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất, nếu như đất đó và đất sau khi được thay đổi hiện trạng thuộc vào trường hợp đất được Nhà nước cho phép thay đổi hiện trạng sử dụng đất mà không phải xin phép thì người sử dụng đất có thể tự ý chuyển đổi hiện trạng sử dụng đất. 

Nếu như đất thuộc trường hợp phải xin phép thì khi người sử dụng đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không tự ý chuyển được mà khi chuyển cần phải xin phép cơ quan pháp luật. Khi xin phép, pháp luật sẽ xác định được nhu cầu của bên chuyển đổi cũng như hiện trạng, mục đích sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu như tự ý chuyển đổi hiện trạng trong trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

 

tu-y-thay-doi-hien-trang-su-dung-dat-nhu-the-nao
Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị xử lý như thế nào?

 

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị xử lý như thế nào?

 

Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

 

Anh Hùng quê ở Lạng sơn có câu hỏi sau: 

“Thưa Luật sư, tôi có một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề đất đai cụ thể như sau:

Tôi là Hùng, hiện tại đang làm việc và sinh sống ở Lạng Sơn. Tôi có 1 mảnh đất nông nghiệp được bố mẹ tôi cho khi bố mẹ tôi còn sống. Tôi đã sử dụng mảnh đất đó được 10 năm để sản xuất trồng lúa rồi nhưng không có năng suất cũng vất vả. 

Do nhu cầu ở địa phương tôi cũng khá là ưa chuộng ngành khai thác lâm sản nên tôi đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất nông nghiệp trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất như vậy, tôi chưa làm thủ tục, hồ sơ xin chuyển đổi mục đất sử dụng đất. Đất của tôi đã chuyển là 1.3 ha. 

Tôi đang bị cơ quan Ủy ban nhân dân xã yêu cầu khôi phục lại hiện trạng của đất và chuyển đổi lại hiện trạng sử dụng đất. Bên Ủy ban xã còn bảo với tôi vấn đề này còn có thể bị phạt hành chính. 

Như vậy, Luật sư có thể cho tôi hỏi với vấn đề tự ý chuyển đổi đất trồng lúa trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt lịch tư vấn

 

Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật đất đai:

Thưa anh Hùng, cảm ơn anh Hùng đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Với những thắc mắc mà anh Hùng gặp phải cùng với những quy định của pháp luật hiện nay, Luật sư xin được giải đáp như sau:

Đối với vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ có 2 trường hợp: Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không cần xin phép cơ quan có thẩm quyền mà chỉ cần đi đăng ký biến động đất đai. Trường hợp 2 khi chuyển giao mục đích sử dụng đất cần phải xin phép những cơ quan có thẩm quyền. 

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp và khi muốn chuyển giao đất trồng lúa sang 1 loại khác cho dù là ở cùng nhóm đất nông nghiệp hay khác là sang nhóm đất phi nông nghiệp đều phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền quyết định cho chuyển hay không cho chuyển. 

Sau đây là những trường hợp tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang những loại đất khác sẽ bị xử phạt như sau: 

Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai 2024

  1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và các quy định mới tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2024/NĐ-CP);

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Như vậy, căn cứ theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (thay thế Nghị định 91/2019/NĐ-CP và các sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP) và Luật Đất đai 2024, đối với trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như nêu trên.

Anh Hùng đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích 1,3 héc ta mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, anh Hùng sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, anh Hùng buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trồng lúa trước khi vi phạm.

 

Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng

 

Anh Kiên quê ở Phú Thọ có câu hỏi như sau: 

“Thưa Luật sư, tôi có một vài thắc mắc theo quy định của pháp luật như sau cần được Luật sư giải đáp:

Tôi là Kiên, năm nay 31 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Phú Thọ. Tôi vừa mới đi Nhật về được 3 năm và có tích góp được 1 khoản tiền và mua được 7 ha đất rừng sản xuất. Do tôi cảm thấy vị trí của mảnh đất rừng này rất thuận lợi để trồng cây lâu năm nên tôi có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất trồng cây lâu năm. Do tôi biết nếu như chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới có thể chuyển được. Khi đó, tôi cũng đã làm thủ tục hồ sơ gửi đến cơ quan thẩm quyền để xin chuyển nhưng bị gửi trả hồ sơ về do bị sai hồ sơ. Lần 2 tôi sửa lại hồ sơ và nộp lên thì bên cơ quan có bảo là quy hoạch sử dụng đất của địa phương không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như vậy. Tôi chuyển cả 7 ha đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm luôn. 

Do cơ quan không cho phép nên tôi đã tự chuyển đổi mục đích sử đất rừng sang đất trồng cây lâu năm trái với quy định của pháp luật. Tôi chuyển cả 7 ha đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm luôn. 

Như vậy, Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi vi phạm như vậy sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt lịch tư vấn

Phần trả lời của Luật sư:

Thưa anh Kiên, cảm ơn anh Kiên đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Bằng những quy định của pháp luật hiện nay cùng với những kiến thức của đội Luật sư, vấn đề của anh Kiên được giải đáp như sau: 

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như sau:

Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai 2024

  1. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2024/NĐ-CP);

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Trường hợp của anh Kiên:

Anh Kiên đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất (rừng trồng) sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 7 héc ta mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, anh Kiên sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra, anh Kiên buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất rừng sản xuất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) theo quy định.

Khi anh Kiên tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất như vậy, ngoài việc anh Kiên sẽ bị xử phạt hành chính, anh sẽ phải tiến hành những hình phạt bổ sung ít nhất là anh sẽ phải khắc phục hậu quả đó là trả lại hiện trạng sử dụng đất như ban đầu. 

Qua những phân tích và giải thích như trên, Luật sư của chúng tôi đã tư vấn và hỗ trợ giải đáp đầy đủ mọi thắc mắc mà anh Kiên đặt ra.

tu-y-thay-doi-muc-dich-su-dung-dat-tu-y-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-nong-nghiep
Tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất – Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

 

Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

 

Chị Hoa quê ở Hà Tĩnh có câu hỏi như sau: 

“Thưa Luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau:

Tôi tên là Hoa, hiện tại tôi đang sinh sống cũng như đang làm việc ở Hà Tĩnh. Tôi làm nghề buôn bán nhỏ lẻ tại gia đình và có sở hữu 1 mảnh đất nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Đây là mảnh đất tôi được thừa kế do bố, mẹ của tôi để lại. Do tính chất công việc cũng như ngành nghề kinh doanh nên tôi không thể thực hiện được công việc nuôi trồng thủy sản nữa nên tôi muốn chuyển mục đích sử dụng sang loại đất khác. 

Khi tôi nghe nói loại hình trồng cây ăn quả đang phát triển mạnh ở vùng tôi, cụ thể là trồng cam nên tôi đã tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất từ đất nông nghiệp đó là nuôi trồng thủy hải sản sang đất sản xuất nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cam.

Do không am hiểu về quy định của pháp luật và cứ mặc nhiên cho rằng làm như vậy sẽ không ảnh hưởng gì và không vi phạm pháp luật nên tôi vẫn làm. Cho đến 1 năm sau, cơ quan chính quyền địa phương xuống lập biên bản vi phạm cho tôi vì hành vi tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất chưa được cấp phép, bảo sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phá dỡ đi nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cam của tôi.

Vậy, Luật sư cho tôi hỏi trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

 

Phần trả lời của Luật sư:

Thưa chị Hoa, cảm ơn chị Hoa đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị Hoa gặp phải, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau: 

Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 118 của Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

  1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

  1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

  1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 138 và Điều 140 của Luật Đất đai số 31/2024/QH15;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP.

Đối với trường hợp chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất khác, hầu như tất cả các trường hợp đều phải xin quyền chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển. Nếu trường hợp tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất mà chưa xin phép nếu đất chuyển thuộc trường hợp phải xin phép là hành vi trái pháp luật. Đối với hành vi trái pháp luật, căn cứ vào diện tích đất chuyển và mục đích chuyển để làm gì để xác định mức phạt cụ thể. 

Khi cá nhân, tổ chức vi phạm điều trên không những bị xử phạt vi phạm hành chính, chủ thẻ vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là yêu cầu khắc phục lại hiện trạng đất như ban đầu. 

Đối với trường hợp của chị Hoa, chị Hoa đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất dùng vào hoạt động cho nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cam sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt do chị Hoa chưa cung cấp thông tin cho chúng tôi là chuyển diện tích bao nhiêu. Trong trường hợp này mức xử phạt thấp nhất đối với chị Hoa là từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với chuyển mục đích sử dụng đất ở khu vực nông thôn. Nếu như mảnh đất mà chị Hoa tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất như vậy là ở đô thị, chị Hoa có thể bị phạt gấp 2 lần đất ở nông thôn. 

Ngoài trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, chị Hoa có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, sẽ phải phục hồi lại nguyên hiện trạng đất như ban đầu. 

 

Trường hợp tự ý chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác

 

Chị Phương quê ở Thanh Hóa có thắc mắc như sau: 

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư tư vấn như sau: 

Tôi là Phương, hiện tại tôi đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Tôi lên Hà Nội sinh sống được 20 năm rồi và tôi có 1 xưởng sản xuất kinh doanh nằm ở quận Đống Đa. Những năm gần đây, do hoạt động sản xuất kinh doanh không được tốt nên tôi có ý định sẽ ngừng sản xuất kinh doanh và chuyển sang làm tại công ty khác của tôi. Do tôi chưa mua được nhà ở tại Hà Nội nên tôi có ý định chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh của nhà máy của tôi sang đất ở để làm nhà ở đó. 

Khi tôi đi nộp đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, cơ quan có thẩm quyền không cho phép vì lý do quy hoạch sử dụng đất của địa phương không thể chuyển như vậy được. 

Nếu như trường hợp tôi tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

 

Phần trả lời của Luật sư:

Thưa chị Phương, cảm ơn chị Phương đã quan tâm và gửi thắc mắc đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Trong trường hợp của chị, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau: 

Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 118 của Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

  1. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

  1. Trường hợp sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này và mức phạt tối đa không quá 600.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.200.000.000 đồng đối với tổ chức.

  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 138 và Điều 140 của Luật Đất đai số 31/2024/QH15;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Phương chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nếu diện tích đất chưa xác định, mức xử phạt thấp nhất tại khu vực nông thôn là 5.000.000 đồng và mức xử phạt cao nhất là 250.000.000 đồng. Trường hợp đất của chị Phương ở khu vực đô thị, mức xử phạt sẽ gấp đôi, tức là từ 10.000.000 đồng đến tối đa 600.000.000 đồng đối với cá nhân.

Như vậy, bằng những quy định của pháp luật nêu trên chúng tôi đã giải đáp đầy đủ những thắc mắc mà hiện tại chị Phương cần hỏi.

>>> Hành động ngay để không mất thêm thời gian, tiền của và sức lực vì rắc rối pháp lý! Đặt lịch tư vấn với Luật sư hôm nay – chỉ một khoản phí nhỏ mang lại giá trị lớn: giải pháp nhanh, lợi ích tối ưu. Hoàn phí nếu chọn gói trọn gói khi thuê luật sư sau thanh toán. Thanh toán và đặt lịch ngay!

Đặt lịch tư vấn

Bài viết trên cung cấp những quy định và các vấn đề thực tế liên quan đến tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 0977.523.155 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

Chat Zalo
Đặt Lịch