Xâm hại sức khỏe người khác là một trong những tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác có thể phải nhận những hình phạt nghiêm khắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các tội xâm hại sức khỏe của người khác và khung hình phạt đối với tội danh này. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời!
>> Tư vấn quy định về hành vi xâm hai sức khỏe người khác, Gọi ngay 1900.6174
Các tội xâm hại sức khỏe người khác
>> Tư vấn luật hình sự về các tội xâm hại sức khỏe người khác – Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Xâm hại sức khỏe người khác là hành vi, hành động của người này tác động, ảnh hưởng đến thân thể, làm cho thể trạng, sức khỏe của người khác bị giảm sút. Theo quy định tại Điều 20 và Điều 38 Hiến pháp năm 2013 có quy định quyền lợi về thân thể và xâm hại sức khỏe người khác như sau:
– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
– Việc buôn bán người, nội tạng người là trái phép, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, khi họ tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác cho người khác là quyền của mỗi người. Việc thực hiện bất cứ thử nghiệm nào trên cơ thể người đều đều phải có sự đồng ý của người đó.
– Không ai bị bắt giữ nếu không có quyết định, phê chuẩn của Tòa án, Viện kiểm sát. Trừ trường hợp bị bắt quả tang khi họ đang phạm tội, việc bắt giữ được thực hiện theo quy định pháp luật.
– Mọi người đều có quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong các dịch vụ y tế khám chữa bệnh.
Các tội xâm hại sức khỏe người khác là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, chính vì vậy Bộ luật Hình sự 2015 có những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với những người có hành vi xâm hại sức khỏe người khác.
Từ Điều 134 đến Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định rõ ràng các tội phạm xâm hại sức khỏe người khác như sau:
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, gây thương tích đến thân thể của người khác. Những hành vi đó có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện, công cụ, thủ đoạn khác nhau hoặc cũng có thể lợi dụng súc vật, một người khác… để làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể của nạn nhân.
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện, công cụ có tính nguy hiểm cao như: súng, dao, lựu đạn… thì có thể xác định người phạm tội mang muốn nạn nhân chết, hành vi này có thể cấu thành tội giết người. Ngược lại, người cố ý gây thương tích lựa chọn sử dụng các phương tiện ít nguy hiểm hơn, không tấn công mạnh vào các bộ phận hiểm yếu trên cơ thể và không hề muốn tước đi mạng sống của nạn nhân. Các hành vi thường thấy là đánh, đập, chém, đốt cháy,… Đây là những yếu tố quyết định người phạm tội muốn giết người hay chỉ gây thương tích, xâm hại sức khỏe người khác.
Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về khung hình phạt đối với tội phạm này như sau:
Để cấu thành tội phạm này chủ yếu căn cứ vào tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương sức khỏe của nạn nhân ở tỷ lệ nào so với khung phạt. Nếu tỷ lệ thương tổn này từ 11% trở lên, đồng thời thuộc một số trường hợp quy định tại Điều này thì khung hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, cao nhất có thể bị phạt tù chung thân. Chủ thể của tội phạm này là người có đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Trực tiếp xâm phạm đến quyền được bảo vệ về sức khỏe, gây ra thương tích, tổn hại thân thể người khác.
2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh
Trạng thái tinh thần kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn làm chủ hành động của bản thân, khó kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh này mang tính tức thời do tác động từ phía nạn nhân gây nên mà dẫn tới xâm hại sức khỏe của người khác. Hoặc trong thời gian dài, người phạm tội bị nạn nhân đe dọa, áp bức nặng nề lặp đi lặp lại và đến thời điểm nhất định hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại diễn ra khiến người phạm tội kích động, không thể kiềm chế thì cũng sẽ được coi là kích động mạnh hoặc rất mạnh.
Tuy nhiên, nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, lợi ích của người phạm tội. Sau đó, người phạm tội có hành vi chống trả và gây thương tích thì được coi là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá phòng vệ chính đáng chứ không cấu thành tội phạm này. Để xem xét tinh thần người phạm tội có kích động mạnh hay không, cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: thời gian, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân, mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội,…
Điều 135 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về khung hình phạt đối với tội phạm này như sau:
Người phạm tội làm bị thương, gây tổn hại bằng các hành vi: đâm, chém, đấm đá,… đối với nạn nhân trong trạng thái bị kích động mạnh bởi hành vi trái pháp luật do chính nạn nhân gây ra. Nạn nhân khiến cho người phạm tội rơi vào trạng thái mất tự chủ hành vi, không thấy hết được mức độ nguy hiểm từ hành vi mình gây ra với nạn nhân. Trạng thái này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, sau đó tinh thần sẽ trở lại như bình thường.
Gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên và trạng thái kích động nguyên nhân từ hành vi trái pháp luật của phía nạn nhân thì mức phạt nhẹ nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, nếu gây thương tích hay tổn hại đối với 2 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người là 31% trở lên hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì người phạm tội sẽ bị phạt tù cao nhất là 3 năm.
3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Và “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Đồng thời, đối với hành vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên phải xem xét trên nhiều yếu tố khác nhau để xác định tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định trong Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tội phạm này xâm hại sức khỏe người khác, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội. Nạn nhân là người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đáng lẽ phải bị bắt giữ nhưng nạn nhân đã chống đối, buộc người bắt giữ phải sử dụng vũ lực để bắt giữ. Hành vi chống đối của nạn nhân đang diễn ra và chưa kết thúc và bị người phạm tội này dùng vũ lực để bắt giữ trong khi đang thực hiện hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, hành vi của người phạm tội quá mức cần thiết, không tương xứng với hành vi xâm hại do nạn nhân gây ra trước đó, khiến nạn nhân bị thương hoặc tổn hại sức khỏe.
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội có động cơ phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội, đây hoàn toàn là động cơ tốt, bảo vệ lợi ích của bản thân, đã xâm hại sức khỏe người khác hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe nạn nhân có thể xảy ra những vẫn tự tin rằng mình ra tay không nặng, không quá ảnh hưởng đến nạn nhân hoặc do lỗi cẩu thả, chủ quan cho rằng hậu quả kể trên sẽ không xảy ra.
Người phạm tội này khi gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có hình thức phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Khi mâu thuẫn, nếu người phạm tội gây thương tích dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì mức phạt tù cao nhất là 3 năm.
4. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là một người có hành vi dùng vũ lực, phương tiện, công cụ… gây ra thương tích, xâm hại sức khỏe của người khác trong lúc thực hiện công vụ ngoài những trường hợp luật cho phép. Chỉ những trường hợp luật định, khi thi hành công vụ được sử dụng vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ, khi sử dụng đều sẽ phát cảnh báo cho đối phương biết về hành động vũ lực sắp xảy ra. Nếu sử dụng vũ khí ngoài các trường hợp được phép sử dụng thì người thực hiện công vụ đang có hành vi trái với pháp luật.
Điều 137 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội gây thương tích khi thi hành công vụ. Để cấu thành tội phạm này mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá và xem xét người đó có thuộc tội phạm này hay không. Chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Bao gồm cả những người được huy động làm nhiệm vụ chung theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, giúp sức trong việc truy bắt tội phạm thì cũng được coi là người thi hành công vụ.
Hậu quả của tội phạm này là gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Mức phạt thấp nhất của tội phạm này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, và mức phạt cao nhất sẽ là phạt tù đến 7 năm. Vì chủ thể của tội phạm này là người thi hành công vụ, vì vậy người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ;
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi gây tổn hại đến an toàn tính mạng, sức khoẻ vì quá tự tin hoặc do cẩu thả, phải thấy trước hoặc có thể thấy trước nhưng cho rằng hậu có quả có thể xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Vô ý do quá tự tin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được khi thực hiện hành vi vi phạm nên người phạm tội đã gây tổn hại đến thân thể, xâm hại sức khỏe người khác, tuy họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vẫn hành động. Hoặc vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Căn cứ tại Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi vô ý gây thương tích cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tổn hại sức khỏe người khác từ 31% trở lên. Chủ thể thực hiện tội phạm này là người có lỗi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định. Người phạm tội khi tiếp xúc với nạn nhân đã vô ý gây thương tích hoặc tổn hại thân thể nạn nhân.
Nếu chỉ vô ý gây thương tích hoặc xâm hại sức khỏe người khác ở mức độ nhẹ thì chỉ xếp vào hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Khi vô ý gây thương tích nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP trong trường hợp này, người vi phạm buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bị hại để khắc phục hậu quả.
Khi người vi phạm vô ý gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt thấp nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; mức phạt cao nhất là phạt tù lên đến 3 năm.
6. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi cẩu thả hoặc quá tự tin trong lúc làm việc, không tuân thủ tính chất nghề nghiệp gây thiệt hại, tổn thất, xâm hại sức khỏe của người khác. Thương tích hay các tổn hại về thân thể, sức khỏe xảy ra do sự vô ý và thiếu trách nhiệm của người thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp, không chấp hành đúng trình tự, thủ tục khi thực hiện công việc. Họ quá tự tin vào bản thân hoặc cẩu thả, tự cho rằng thiệt hại thực tế sẽ không xảy ra. Mỗi một lĩnh vực, ngành nghề đều có những quy định riêng để đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn. Mỗi quy tắc đều buộc họ phải thực hiện đầy đủ thậm chí phải thực hiện một cách nghiêm ngặt từng khâu, từng bước trước khi tiến hành công việc. Chính vì vậy, khi người phạm tội vô ý vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có thể có hoặc không có chức vụ, quyền hạn). Họ bắt buộc phải thực hiện nội quy, nguyên tắc và các bước trong khi tiến hành công việc. Lỗi vô ý là yếu tố quan trọng được xác định trong trách nhiệm hình sự của chủ thể. Do người thực hiện nghề nghiệp đã được đào tạo, huấn luyện để xác định được trách nhiệm, cẩn trọng trong tiến hành công việc. Nhưng do quá tự tin hoặc cẩu thả mà hành vi và hậu quả xảy ra.
Căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể (từ 31% trở lên) và một số trường hợp phải áp dụng tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Mức phạt thấp nhất của tội này là bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mức phạt cao nhất là phạt tù lên đến 05 năm. Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội đang không đảm bảo về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, họ có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành hạ người khác là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình, gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Những hành vi tàn độc đó không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác mà còn gây đau khổ, khủng hoảng về mặt tinh thần cho người bị hành hạ. Nạn nhân không được bảo vệ về tâm lý, sức khỏe cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân. Các thương tích (nếu có) ở mức nhẹ, do đó không cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội này thực hiện hành vi một cách cố ý, có chủ đích, sử dụng các thủ đoạn, vũ lực khiến người phụ thuộc họ không thể chống trả. Người bị hại phải lệ thuộc vào người phạm tội, nếu không có mối quan hệ lệ thuộc thì hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Sự lệ thuộc có thể hiểu là người bị lệ thuộc về vật chất hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng. Nạn nhân thường phụ thuộc vào người phạm tội ở một số quyền hay lợi ích thực tế, dễ dàng. Nếu chống trả, họ có thể phải chịu thiệt thòi ở về một số quyền lợi đáng ra họ được hưởng. Chính vì vậy người bị hại thường chọn cách im lặng và chịu đựng.
Chủ thể thực hiện tội phạm này là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, họ biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người người lệ thuộc. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. Mức phạt thấp nhất của tội hành hạ người khác bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, mức phạt cao nhất có thể phạt tù đến 3 năm.
Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhận được tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Xử phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác?
Anh Lâm (Đồng Tháp) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Đầu tháng này, tôi có mâu thuẫn với hàng xóm, trong lúc tôi cãi vã với nhau có xảy ra xô xát. Vì tôi đã từng học võ nên khi đánh nhau anh ta đánh không lại tôi. Tuy nhiên trong quá trình đánh nhau, tôi không đánh vào bộ phận hiểm yếu. Hành vi của tôi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của anh ta nhưng cũng khiến người này bị rách môi và chảy máu.
Sau đó, người nhà của anh hàng xóm đến ngăn cản, mắng chửi tôi, dọa sẽ báo công an và kiện tôi đi tù với tội danh xâm hại sức khỏe người khác. Tôi nhờ người bạn của tôi ( họ hàng với nhà hàng xóm đó) qua hỏi thăm và được biết anh hàng xóm sau khi đi khám và kiểm tra thân thể đầy đủ cũng không có gì đáng ngại, không cần điều trị tại bệnh viện mà bác sĩ cũng chỉ kê đơn thuốc giảm đau. Vì vậy, tôi muốn hỏi trong trường hợp này, tôi sẽ bị xử phạt như thế nào nếu bị người nhà anh hàng xóm tố cáo? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Khung hình phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Quyền con người đã được quy định rõ ràng trong bản Hiến pháp Việt Nam, pháp luật nghiêm cấm những hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác. Pháp luật đã có những quy định cụ thể xử lý hành vi xâm hại sức khỏe người khác. Khi có hành vi xâm phạm sức khỏe, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự hoặc phải bồi thường và chịu trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác. Tuy nhiên, với các hành vi xâm hại sức khỏe người ở mức độ nhẹ, không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi của người vi phạm sẽ bị phạt hành chính và bồi thường dân sự.
Xử phạt hành chính
Tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về vi phạm trật tự công cộng đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác bị xử phạt như sau:
– Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.
– Đối với các hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo,… người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Những hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Không chỉ bị áp dụng hình phạt tiền, những hành vi trên còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm gây thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại dân sự đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người có trách nhiệm bồi thường có thể yêu cầu giảm mức bồi thường căn cứ vào lỗi hoặc khả năng kinh tế không thể đáp ứng bồi thường.
– Mức bồi thường không phù hợp thì một trong hai bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết,
– Bên bị thiệt hại có thể mất quyền được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính bản thân mình.
Căn cứ vào nguyên tắc trên, người xâm hại sức khỏe của người khác phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bồi thường cho phía bên kia.
Căn cứ tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cụ thể như sau:
– Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Người thiệt hại bị mất hoặc giảm sút thu nhập, nếu thu nhập thực tế không ổn định thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Bồi thường chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; và một số thiệt hại khác do luật định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở 2022 là 1.490.000 đồng) do Nhà nước quy định.
Trong trường hợp của anh Lâm, anh đã gây tổn hại đến sức khỏe người hàng xóm có mâu thuẫn với anh. Với thế mạnh về võ thuật và có hiểu biết về cơ thể người, anh Lâm đã ẩu đả cùng người hàng xóm và phần thắng nghiêng về anh Lâm. Dù có ưu thế về mặt võ thuật nhưng anh Lâm cũng đã biết kiềm chế bản thân, không gây ra tổn thương lớn khi thực hiện hành vi đánh anh hàng xóm, cũng không xâm hại sức khỏe người khác.
Tuy nhiên trong trường hợp người hàng xóm thực hiện giám định thương tật và có kết quả tỉ lệ thương tật dưới 11% thì anh sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại. Theo quy định trên, anh Lâm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng vì có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng chưa đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, anh có thể phải trả tiền viện phí cho anh hàng xóm đó.
Trường hợp tỷ lệ thương tích của anh hàng xóm trên 11%, anh có khả năng năng bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Tội phạm này có mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, mức cao nhất có thể là tù chung thân.
Mọi thắc mắc liên quan đến căn cứ giảm nhẹ tội xâm phạm sức khỏe người khác, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến vấn đề xâm hại sức khỏe người khác. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!