Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mỗi năm có hơn 500.000 lượt người thực hiện đổi giấy phép lái xe hạng A1, trong đó phần lớn là do giấy phép hết hạn, đổi sang thẻ PET, hoặc mất mát – hư hỏng. Tuy nhiên, không ít người dân gặp khó khăn vì chưa nắm rõ quy trình thủ tục và hồ sơ cần thiết.
Bài viết dưới đây do Tổng đài Pháp Luật biên soạn, với phần tư vấn chuyên môn từ Luật sư tư vấn luật giao thông, sẽ giúp bạn đọc nắm vững thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 theo đúng quy định, tránh sai sót khi thực hiện.
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
GIẤY PHÉP LÁI XE A1 CÓ CẦN ĐỔI KHÔNG?
Trên một số trang mạng xã hội từng xuất hiện thông tin về việc người có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 phải đổi lại giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang thẻ nhựa (vật liệu PET). Thông tin này dẫn đến tình trạng nhiều người dân đi đổi giấy phép lái xe A1 dù giấy phép lái xe vẫn còn mới, không hư hỏng.
Theo quy định của pháp luật, thông tin này là không chính xác. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện nhưng không bắt buộc.
Đồng thời theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng A1 không có thời hạn, người dân chỉ bắt buộc phải đi đổi giấy phép lái xe khi giấy tờ này bị hỏng.
Như vậy, thông tin về việc người có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 không kỳ hạn phải đi đổi lại giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang thẻ nhựa là không chính xác. Người dân cần cẩn trọng trước những tin đồn trên mạng xã hội để tránh việc lãng phí thời gian, công sức vì giấy phép lái xe bằng giấy bìa vẫn có giá trị sử dụng.
Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình cũng đã ban hành Thông báo 3757/TB-SGTVT với nội dung:
Các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chưa có quy định hoặc yêu cầu bắt buộc công dân phải đổi giấy phép lái xe mô tô hạng A1 bằng vật liệu giấy bìa sang thẻ nhựa (vật liệu PET).
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE A1
Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 online
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Chọn Dịch vụ công trực tuyến
Gõ tìm dịch vụ “đối giấy phép lái xe”
Bước 3: Chọn cơ quan thực hiện
Chọn Tỉnh/thành phố, Chọn Sở và click “Đồng ý”
Bước 4: Giao diện sẽ chuyển qua Cổng dịch vụ công đổi giấy phép lái xe đã chọn sau đó ấn “Nộp trực tiếp”
Bước 5: Hoàn tất thông tin yêu cầu trên trang và nhấn đăng ký.
Bước 6: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn các bạn chỉ cần theo đúng giờ được hẹn và mang Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu và mang theo đầy đủ hồ sơ để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Thủ tục đổi giấy phép lái xe trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Bản sao giấy phép lái xe và hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.
Bước 3: Nộp lệ phí
Theo Thông tư 37/2023/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ
Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐỔI BẰNG A1 – CÁCH XỬ LÝ
-
Ảnh không đúng chuẩn quy định
Lỗi phổ biến:
– Ảnh mờ, mất nét
– Kích thước sai chuẩn (phải là 3×4 cm)
– Nền sai màu (yêu cầu nền xanh hoặc nền trắng)
– Trang phục không phù hợp (mặc áo không có cổ, đội mũ khi chụp)
Cách xử lý:
– Nên chụp ảnh tại các tiệm chụp ảnh chuyên làm giấy tờ pháp lý
– Không nên sử dụng ảnh selfie, ảnh cắt từ video
– Khi đổi bằng online, nên nén ảnh đúng định dạng (.jpg/.png, dung lượng < 2MB)
-
Thiếu giấy khám sức khỏe hoặc dùng sai mẫu
Lỗi phổ biến:
– Không nộp giấy khám sức khỏe khi bắt buộc phải có
– Dùng giấy khám không đúng mẫu theo quy định Bộ Y tế
– Khám tại cơ sở y tế không đủ điều kiện cấp giấy cho GPLX
Cách xử lý:
– Trường hợp đổi bằng do hỏng/mất hoặc hết hạn, bắt buộc có giấy khám sức khỏe
– Chỉ những trường hợp đổi từ giấy bìa sang thẻ PET còn hạn mới được miễn
– Phải khám tại cơ sở y tế đủ điều kiện theo danh sách công bố của Sở GTVT
-
Thông tin trên hệ thống không trùng khớp
Lỗi phổ biến:
– Tên, ngày sinh, số CCCD không trùng với hồ sơ gốc
– Số GPLX không hiển thị trong hệ thống quản lý GPLX quốc gia
– Đổi CCCD mới nhưng chưa cập nhật dữ liệu
Cách xử lý:
– Cung cấp bản sao GPLX cũ và CCCD cũ (nếu có) để đối chiếu
– Nộp đơn xác minh dữ liệu GPLX tại nơi cấp bằng ban đầu
– Với lỗi do dữ liệu chưa đồng bộ, cần liên hệ Sở GTVT để được hỗ trợ kết nối dữ liệu
-
Không có hồ sơ gốc khi bị mất bằng
Lỗi phổ biến:
– Mất bằng nhưng không còn bản sao nào
– Không có dữ liệu lưu trên hệ thống (đặc biệt với GPLX cấp trước năm 2010)
– Không có đơn xác nhận mất GPLX theo quy định
Cách xử lý:
– Liên hệ Sở GTVT nơi cấp GPLX để tra cứu hồ sơ gốc
– Làm đơn cam kết mất bằng theo mẫu, có xác nhận của cơ quan chức năng
– Trong một số trường hợp, phải thi lại lý thuyết để được cấp mới
-
Nộp hồ sơ sai địa điểm hoặc sai kênh
Lỗi phổ biến:
– Đổi bằng online nhưng lại chọn nhầm tỉnh/TP khác
– Nộp trực tiếp tại nơi không có thẩm quyền xử lý GPLX
– Không chọn đúng hạng bằng (đổi bằng A1 nhưng nhầm sang A2)
Cách xử lý:
– Kiểm tra kỹ thông tin tỉnh/thành trước khi gửi hồ sơ online
– Nên nộp tại Sở GTVT nơi đang cư trú nếu khác nơi cấp ban đầu
– Nếu bị sai thông tin, liên hệ ngay cơ quan tiếp nhận để được hướng dẫn sửa đổi hồ sơ
Kết luận từ Luật sư tư vấn luật giao thông – Tổng đài Pháp Luật:
“Thủ tục đổi giấy phép lái xe A1 hiện nay khá đơn giản nếu người dân nắm rõ quy định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Quan trọng nhất là xác định đúng lý do đổi bằng và chọn đúng địa điểm nộp hồ sơ. Nếu thực hiện online, người dân nên kiểm tra kỹ ảnh, giấy tờ đính kèm để tránh bị trả hồ sơ. Tổng đài Pháp Luật sẵn sàng đồng hành cùng người dân trên mọi thủ tục pháp lý liên quan đến giao thông.”
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!