Ngoại thương: 3 lưu ý pháp lý trong bối cảnh kinh tế mở

Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 683 tỷ USD, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70%, theo Tổng cục Thống kê. Cùng với đó, số lượng hợp đồng ngoại thương được ký kết qua các nền tảng số tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm, kéo theo hàng loạt vướng mắc về pháp lý trong thương mại quốc tế.

Khi nền kinh tế ngoại thương ngày càng phát triển, doanh nghiệp Việt cần hiểu đúng và thực hành đúng quy trình, thủ tục pháp lý, đặc biệt là trong việc soạn thảo hợp đồng ngoại thương – một trong những rủi ro pháp lý thường gặp dẫn đến tranh chấp quốc tế.

Bài viết dưới đây do Tổng đài Pháp Luật thực hiện, với sự tư vấn chuyên môn từ Luật sư tư vấn luật thương mại – xuất nhập khẩu, sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cơ chế, quy định và cách xử lý hiệu quả khi tham gia vào hoạt động ngoại thương.

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

NGOẠI THƯƠNG LÀ GÌ? VỊ TRÍ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Ngoại thương là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoại thương được thực hiện thông qua các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, trung gian thương mại,…

– Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia cho các quốc gia khác.

– Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia từ các quốc gia khác.

– Trung gian thương mại là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua một quốc gia trung gian.

Ngoại thương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoại thương giúp các quốc gia:

Tăng thu nhập quốc dân

– Tạo ra việc làm

– Nâng cao chất lượng cuộc sống

– Phát triển khoa học công nghệ

ngoai-thuong

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 quy định về các hành vi bị cấm trong quản lý ngoại thương như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương

  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.
  2. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
  3. Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
  4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
  5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.
  6. Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương như sau:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân;

– Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục;

– Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân;

– Xuất nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu;

– Xuất nhập khẩu hàng hóa không đúng quy định pháp luật về hình thức, thủ tục;

– Xuất nhập khẩu hàng hóa như vi phạm:

+ Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

+ Quyền xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam.

– Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.

ngoai-thuong

HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG ĐÚNG QUY ĐỊNH

  1. Bố cục của một hợp đồng ngoại thương như thế nào?

Phần mở đầu

  • Tên và số hợp đồng
  • Thời gian lập hợp đồng
  • Thông tin người mua và người bán

Nội dung

  • Mô tả hàng hóa: Chất lượng, giá cả, số lượng, đơn vị tính, đóng gói, đơn giá, tổng tiền lô hàng
  • Điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, phương thức vận chuyển, cảng xuất, cảng nhập,…

Phần cuối

  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
  • Chữ ký và đóng dấu của đại diện mỗi bên
  1. Những nội dung cần có trong một hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh

  • Commodity: Mô tả tổng quan hàng hóa
  • Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa
  • Quantity: Số lượng hàng hóa
  • Price: Đơn giá và tổng tiền hàng
  • Shipment: Thời gian và địa điểm giao hàng
  • Payment: Phương thức thanh toán
  • Packing and Marking: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa
  • Warranty: Chính sách bảo hành hàng hóa
  • Insurance: Chính sách bảo hiểm hàng hóa
  • Arbitration: Điều khoản về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp
  • Claim: Điều khoản về các trường hợp khiếu nại trong quá trình giao dịch
  • Force Majeure: Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm
  • Penalty: Điều khoản quy định về việc phạt hoặc bồi thường thiệt hại
  • Other terms and conditions: Những điều khoản khác
  1. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương

– Do những trở ngại như khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ nên hai bên cần phải đạt được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng, nếu có sự thay đổi thì đôi bên sẽ mất thêm nhiều chi phí.

– Khi đàm phán hợp đồng cần thống nhất tất cả các vấn đề có liên quan. Các điều khoản mà pháp luật các bên cấm thì không được nêu, vì việc các bên quy định khác nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

– Hợp đồng nên ghi rõ như vậy, tránh sử dụng những từ ngữ tối nghĩa hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau trong trường hợp có tranh chấp.

– Người ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì hợp đồng vô hiệu.

– Nếu bên đối phương soạn thảo hợp đồng ngoại thương, cần đọc kỹ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm hợp đồng, thêm bớt điều khoản để có lợi cho mình, tránh rơi vào trường hợp sai sót, bất lợi.

– Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.

ngoai-thuong

KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ

Ngoại thương là lĩnh vực cần cả kiến thức pháp lý và hiểu biết thực tiễn giao dịch quốc tế. Việc nắm vững cách xây dựng hợp đồng ngoại thương theo chuẩn quốc tế, sử dụng công cụ pháp lý đúng và chủ động kiểm soát rủi ro sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn ra thị trường toàn cầu.

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch