Thành lập công ty cần những gì? Quy định mới nhất 2024

Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện để được thành lập công ty là gì? Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm có những gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật làm rõ trong bài viết dưới đât. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý thành lập công ty, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn. 

>>Thành lập công ty cần những gì? Gọi ngay 1900.6174

thanh-lap-cong-ty-can-nhung-gi

 

Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp

 

Anh Huy (Hà Nội) có câu hỏi:

Tôi cùng hai người bạn là anh Bắc và anh Cường muốn cùng nhau góp vốn thành lập công ty để sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. Vì vậy, tôi muốn nhờ tư vấn về nội dung sau: Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

 

>> Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Với câu hỏi thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp? Chúng tôi có giải đáp như sau :

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp sau:

+  Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

+ Công ty Cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

+ Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Như vậy, tùy vào đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập để có cơ cấu quản lí hợp lí và đạt được lợi nhuận cao nhất. Đây là một phần quan trọng trả lời cho câu hỏi: Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

2. Đặt tên cho công ty

Mỗi một công khi thành lập đều gắn với một cái tên. Vì vậy, Để thành lập công ty cần phải chuẩn bị tên cho công ty. Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 tên doanh nghiệp được quy định về tên doanh nghiệp như sau:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự như sau: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết như sau:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”.

+ Đối với công ty cổ phần được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.

+ Đối với công ty hợp danh được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”.

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.

Đối với tên riêng thì được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp (Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020)

Đặt tên trùng hoặc đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc là một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng các từ ngữ hay ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp (Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020)

+  Trường hợp nếu doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn so với tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc là tên bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, đây là phần tiếp theo trả lời cho câu hỏi: Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

3. Chọn địa chỉ trụ sở công ty

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc là chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà hoặc là chưa có tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp

Ngành nghề là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Do đó, nên chuẩn bị tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề dự tính kinh doanh sau này. Đây cũng là phần tiếp theo trả lời cho câu hỏi: Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

Pháp luật nước ta cho phép doanh nghiệp Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Điều 6 Luật Đầu tư 2020 đã quy định những ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh bao gồm các ngành nghề sau:

“Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; Kinh doanh mại dâm;

Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện đó (Điều 7 Luật Đầu tư 2020).

5. Lựa chọn vốn điều lệ công ty

Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp, trong đó cần phải lựa chọn vốn điều lệ sao cho phù hợp.
Pháp luật nước ta không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này là do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

Tuy nhiên, người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mà mình đã khai khi đăng ký doanh nghiệp.

Chuẩn bị về mức thuế phải đóng khi thành lập công ty tương ứng với mức vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký:

 

Bậc thuế Vốn điều lệ đăng ký Mức thuế/năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng
Bậc 2 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng
Bậc 3 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng

 

+ Thuế giá trị gia tăng: loại thuế này doanh nghiệp cần đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp. Mức thuế VAT là 10%.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đóng sau khi kết thúc năm tài chính khi kinh doanh có lãi. Mức thuế Thu nhập doanh nghiệp là từ 20-25% trên lợi nhuận mà doanh nghiệp kê khai thuế.

+ Thuế xuất khẩu (yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu): doanh nghiệp phải đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa. Khoản thuế này tùy thuộc vào ngành nghề, hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh.

+ Thuế tài nguyên (nếu như có sử dụng tài nguyên).

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu như kinh doanh ngành nghề đặc biệt bị hạn chế kinh doanh).

6. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập đều phải có người đại diện theo pháp luật. Do đó, đây là một phần quan trọng trả lời cho câu hỏi Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người làm đại diện theo pháp luật, số người được làm đại diện, nơi cư trú người làm đại diện, ủy quyền cho người khác làm đại diện theo pháp luật khi vắng mặt, vắng mặt trong thời hạn bao lâu thì cần bầu người đại diện pháp luật thay thế, những trường hợp như vắng mặt với các lý do khác (chết, mất tích, chịu trách nhiệm hình sự,  bị Tòa án cấm đảm nhiệm làm đại diện theo pháp luật…). Cụ thể:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và có các quyền lợi và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

+ Công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể có một hay nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu như công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp việc phân chia quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ tại Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện có đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định pháp luật khác có liên quan.

Doanh nghiệp phải bảo đảm rằng luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Nếu như chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người đó khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo như quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vẫn chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định dưới đây:

+ Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của DNTN đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp.

+ Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty Cổ phần đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty quay trở lại làm việc tại công ty hoặc đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị ra quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật mà

+ Người đó vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, bị mất tích,

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,

+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc,

+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,

+ Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với công ty TNHH hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, bị mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người đó bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

7. Chuẩn bị đầy đủ thủ tục thành lập công ty

Phần tiếp theo trả lời cho câu hỏi Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp là cần Chuẩn bị thủ tục thành lập công ty.

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị gồm có:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ chứng thực của thành viên và người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp.

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề, CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng kí kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và cấp đăng kí doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng kí kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp; Trong trường hợp từ chối đăng kí doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

8. Các thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi đã nhận được đăng kí kinh doanh doanh nghiệp cần phải làm những gì? Các thủ tục phải thực hiện và thời hạn thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 sau khi có đăng ký kinh doanh gồm:

Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Trường hợp không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đúng theo quy định của pháp luật.

Khắc dấu con dấu công ty:

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc là dấu dưới hình thức chữ ký số. Doanh nghiệp quyết định về loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị khác của doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2014 quy định trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành lại không còn quy định về việc Thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng nên sau khi làm con dấu doanh nghiệp có thể sử dụng luôn mà không cần phải thông báo trước với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Làm biển công ty và treo tại trụ sở doanh nghiệp:

Sau khi thành lập, Doanh nghiệp phải tiến hành làm biển công ty sau đó gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Nếu không thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể hình thức và nội dung của biển công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp thường lựa chọn làm biển có các nội dung sau: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, mã số thuế của doanh nghiệp, logo công ty, số điện thoại, Website, email…

Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu:

Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11, từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng. Do đó, mà việc đăng ký sử dụng chữ ký số là việc làm rất cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp.

Về khái niệm, chữ ký số được hiểu là một thiết bị kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng và kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử và chứng khoán điện tử. Có thể nói đây là thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai thuế.

Mở tài khoản ngân hàng và Đăng ký nộp thuế điện tử:

Cũng giống như cá nhân, mỗi doanh nghiệp cần có tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch mang tên doanh nghiệp, vì theo quy định của Luật Thuế, đối với những hợp đồng có giá trị từ 20.000.000 trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thanh toán hay nhận thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp thuế điện tử cho công ty.

Do đó mà sau khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng; thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Đăng ký sử dụng hóa đơn:

Trong trường hợp Doanh nghiệp mới thành lập, đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì sẽ được đăng ký sử dụng hóa đơn. Hiện nay, có hai loại hóa đơn chính đó là hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in) và hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/11/2018, hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là 01/11/2020.

Thực hiện góp vốn theo cam kết:

Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định về thời hạn góp vốn đối với mỗi loại hình doanh nghiệp 90 ngày kể từ ngày đăng kí thành lập doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn kể trên mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn đã đăng kí thì phải tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ theo đúng số vốn thực tế đã góp.

Trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã đăng kí, doanh nghiệp bị phạt từ 5 triệu đến 20 triệu đồng và buộc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

Như vậy, phần trình bày trên đã trả lời cho câu hỏi: Thành lập công ty cần những gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thành lập công ty, bạn hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tư vấn.

>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần cần những gì? Thủ tục trọn gói A-Z

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm có những gì?

 

Anh Bình (Quảng Ngãi) có câu hỏi:

Tôi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống. Tôi đã chuẩn bị giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp và bản sao các giấy tờ pháp lí của mình. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư: Chuẩn bị các loại giấy tờ như vậy đã đầy đủ chưa? Nếu thiếu thì tôi cần bổ sung những giấy tờ gì?

 

>> Hồ sơ đăng kí thành lập công ty gồm những gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời: 

Chào ông Bình! Cảm ơn ông đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của ông chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm có:

Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN):

Theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký thành lập DNTN:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ DNTN.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty.

4. Bản sao các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công tyty.

4. Bản sao các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

>>Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định mới nhất năm 2022

 

ho-so-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-can-nhung-gi
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cần những gì? Gọi ngay 1900.6174

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Tổng Đài pháp luật

>> Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, chất lượng, gọi ngay 1900.6174

 

Tổng Đài pháp luật – Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tốt nhất tại TP Hà Nội

Tổng Đài pháp luật tự hào là một trong những đơn vị tư vấn đăng ký thành lập công ty uy tín nhất hiện nay. Tại Tổng Đài pháp luật, chúng tôi cam kết với khách hàng:

+ Tư vấn và hỗ trợ hoàn thành các thủ tục và giấy tờ đăng ký doanh nghiệp và sau khi thành lập.

+ Sở hữu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc từ khách hàng đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

+ Luôn minh bạch, chính trực trong công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

+ Sẵn sàng lắng nghe mọi lo lắng, ý kiến, phản hồi từ khách hàng và làm hài lòng doanh nghiệp với chất lượng tốt nhất.

+ Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp sàng lọc các rủi ro về Thuế – kế toán với dịch vụ kế toán trọn gói, nhằm giúp Doanh nghiệp của quý khách gạt bỏ nỗi lo về thuế để tập trung điều hành doanh nghiệp tốt hơn.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về thành lập công ty cần những gì?

 

Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

 

Anh Minh (Quảng Ninh) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 50 tuổi. Sau một thời gian kinh doanh, tôi có tiết kiệm được một số tiền. Tôi dự định thành lập một công ty may mặc. Tuy nhiên, tôi chỉ học hết lớp 8 và không có bằng cấp gì. Vậy tôi có được thành lập công ty không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, không có trường hợp quy định người không có bằng cấp không được thành lập doanh nghiệp. Như vậy, không cần bằng cấp vẫn có thể thành lập được công ty. Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu bằng cấp đối với một số ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh được chia làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

1. Nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:

Khi doanh nghiệp đăng kí hoạt động không cần phải cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật mà chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.

2. Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm có:

+ Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;

+ Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định.

+ Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.

>>Xem thêm: Thành lập công ty TNHH – Thủ tục, điều kiện thành lập 2022

thanh-lap-cong-ty-can-nhung-gi-co-can-bang-cap-khong
Thành lập công ty cần những gì, cần bằng cấp không? Gọi ngay 1900.6174

Tư vấn lệ phí đăng kí thành lập công ty là bao nhiêu?

 

Chị Linh (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi năm nay 40 tuổi. Sau một thời gian làm công nhân tại một xưởng may, tôi có tiết kiệm được một số tiền. Vì vậy, tôi muốn thành lập một công ty may mặc. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn lệ phí đăng kí thành lập công ty? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Linh! Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra một số giải đáp sau đây:

Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính điều chỉnh một số khoản lệ phí như sau:

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

STT Nội dung Mức thu (Đồng/lần)
1 Lệ phí đăng kí doanh nghiệp (gồm có lệ phí: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) 50.000
2 Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
a Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 20.000
b Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp. 40.000
c Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp 150.000
d Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 100.000
đ Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên. 4.500.000

 

Thành lập công ty cần những gì để thành công?

>> Thành lập công ty cần những gì để thành công? Gọi ngay 1900.6174

Để thành lập công ty thành công cần:

Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, độc đáo, mới mẻ

+ Nếu có ý tưởng kinh doanh tốt, có sáng tạo hoặc có ưu thế vượt trội so với thị trường thì công việc kinh doanh của ban đầu đã thành công tới 75%. Sự tồn tại và phát triển của công ty về lâu dài phụ thuộc nhiều vào ý tưởng kinh doanh ban đầu đã vạch ra.

+ Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, cần phải nghiên cứu, xem xét thị trường cần gì và phải đáp ứng cho họ một cách tốt nhất.
Cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể

Sau khi đã có ý tưởng kinh doanh cần vạch ra kế hoạch kinh doanh bao gồm kế hoạch tài chính, kế hoạch về nhân sự, kế hoạch phát triển thị trường và khách hàng tiềm năng. Một kế hoạch kinh doanh tốt cần phải được hoạch định và chuẩn bị một cách chi tiết.

Hãy phác thảo chi tiết được nguồn tiền đầu tư, nguồn vốn hoạt động, doanh số bán hàng, chi phí cho việc quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế, các chi phí phát sinh khác và cuối cùng là cần xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cần xác định thị trường mục tiêu ngay khi chuẩn bị thành lập công ty

Không ít chủ doanh nghiệp cho rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được khách hàng yêu thích. Tuy nhiên, sự thật là thị trường vô cùng rộng lớn, không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của thị trường.

Đó là một suy nghĩ sai lầm bởi dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn có tốt đến đâu thì cũng chỉ phù hợp với một nhóm người nhất định. Thay vì việc cứ mãi lãng phí tài nguyên vào số động, thì hãy dành tổng lực để “đầu tư” cho tệp đối tượng, khách hàng tiềm năng gọi chung là “thị trường mục tiêu.

Chuẩn bị ngân sách tài chính

Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị ngân sách là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ý tưởng tốt mà không có nguồn tài chính thì rất khó để thành công. Vì vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ ngân sách trước khi bắt tay vào việc kinh doanh.

Nghiên cứu các đối thủ cùng ngành, biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng

Các chuyên quản lý doanh nghiệp khuyên rằng nên dành ra ít nhất 15-20 phút mỗi ngày cho công việc nghiên cứu thị trường và đối thủ trong ngành nghề mà công ty tương lai của bạn tham gia. Công việc này giúp xác định được đúng khách hàng mục tiêu.

Giúp chúng ta biết được đối thủ đang làm những gì để lớn mạnh như vậy. Hay đơn giản là tránh những sai lầm trong quá trình hoạt động. Từ đó doanh nghiệp sẽ tận dụng được cơ hội kinh doanh và phát triển. Đây là một trong các yếu tố cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Chuẩn bị Marketing Online cho doanh nghiệp

Máy tính, website doanh nghiệp, dịch vụ thư điện tử, kinh doanh Online… Có lẽ trong thời đại kinh doanh hiện đại ngày nay thì những công cụ tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù quy mô công ty của như thế nào đi chăng nữa. Việc tận dụng và sử dụng có hiệu quả nó sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Tìm kiếm và lên danh sách các khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp tồn tại hay phá sản là do nguồn khách hàng quyết định. Kinh nghiệm chỉ ra rằng nên chuẩn bị khách hàng từ trước đồng thời vừa nghiên cứu và tận dụng các công cụ Marketing truyền thống kết hợp với hiện đại để gia tăng số lượng khách hàng. Xác định đúng đối tượng khách hàng cần thiết sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để khi bắt đầu kinh doanh là triển khai luôn.

Chuẩn bị tốt chính sách chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm khách hàng đã khó, và việc giữ khách hàng còn khó hơn. Để giữ chân khách hàng hãy làm hài lòng khách hàng hơn cả những gì họ mong đợi. Từ đó khách hàng sẽ ở lại cùng với doanh nghiệp và có thể còn giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác nữa cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quy định khi thành lập công ty tại Hà Nội theo luật 2022

Như vậy, bài viết đã giải đáp những thắc mắc về thành lập công ty cần những gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn.