Trong bối cảnh nền kinh tế sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ, việc đăng ký bản quyền tác giả trở thành bước đi chiến lược để bảo vệ tài sản trí tuệ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức. Theo báo cáo từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), chỉ tính riêng năm 2024, đã có hơn 31.600 hồ sơ đăng ký bản quyền được tiếp nhận, tăng hơn 12% so với năm trước. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn lúng túng trong thủ tục, cách đăng ký bản quyền tác giả và chi phí đi kèm.
Dưới sự tư vấn chuyên môn của Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ, Tổng đài Pháp Luật xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây nhằm hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng và thực tiễn nhất.
>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!
QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ?
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả dễ dàng, thời gian thực hiện 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, chi phí đăng ký thấp nhưng lại mang lại những giá trị lợi ích to lớn.
Đăng ký bản quyền tác giả có những lợi ích gì?
- Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng… trong công ty.
Với những lợi ích nêu trên, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành xin giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tác phẩm của mình được bảo hộ một cách tốt nhất, chống lại các hành vi xâm phạm.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ GỒM NHỮNG BƯỚC NÀO?
Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả sẽ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng sẽ được bảo hộ dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả:
Ví dụ: Phần mềm máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi lựa chọn được đối tượng đăng ký, chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;
+ 02 bản in tác phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: bài hát sẽ có 02 bản in, kịch bản sẽ có 02 bản in trên giấy A4
+ Tài liệu khác (tùy từng trường hợp khác nhau)
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tới cơ quan đăng ký
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho đến khi ra quyết định cuối cùng
Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu sẽ theo dõi hồ sơ và kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối)
>>> Cơ hội thoát khỏi vòng xoáy mất tiền, mất sức và trì hoãn vì pháp lý! Đặt lịch tư vấn với Luật sư hôm nay – chỉ một phí nhỏ, bạn được luật sư hàng đầu hỗ trợ, bảo vệ lợi ích tối đa. Thanh toán ngay để thay đổi tình thế!
CHI PHÍ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ HIỆN NAY BAO NHIÊU?
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào (i) loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký (ii) có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả, cụ thể chi phí như sau:
- Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là 100.000 VND (Một trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 300.000 VND (Ba trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
- Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 400.000 VND (Bốn trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm tạo hình;
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
- Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 600.000 VND (Sáu trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
-
Tác phẩm chưa công bố có được đăng ký bản quyền không?
Có. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất, không phụ thuộc vào việc công bố hay không. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đăng ký để bảo hộ tác phẩm chưa công bố.
-
Có thể đăng ký bản quyền cho ý tưởng hoặc tên gọi không?
Không. Pháp luật chỉ bảo hộ tác phẩm đã được thể hiện bằng hình thức vật chất cụ thể (bài viết, tranh vẽ, phần mềm…). Ý tưởng, phong cách, phương pháp làm việc không được xem là đối tượng bảo hộ quyền tác giả.
-
Tôi thuê người khác thiết kế – tôi có được đăng ký bản quyền tác giả không?
Có thể, nếu bạn có hợp đồng chuyển giao quyền tác giả hoặc hợp đồng giao việc có quy định quyền sở hữu thuộc về bên thuê. Nếu không, quyền tác giả thuộc về người sáng tạo ra tác phẩm, dù bạn là người trả tiền.
-
Một tác phẩm có thể đăng ký nhiều người đồng sở hữu không?
Có. Nếu tác phẩm do nhiều người cùng sáng tạo, thì có thể đăng ký theo hình thức đồng tác giả. Hồ sơ cần nêu rõ thông tin từng cá nhân và tỷ lệ quyền lợi (nếu có thỏa thuận).
-
Nếu bị từ chối đăng ký bản quyền, có được hoàn lại lệ phí không?
Không. Lệ phí đăng ký bản quyền theo quy định là không hoàn lại kể cả khi bị từ chối cấp Giấy chứng nhận. Vì vậy, việc chuẩn bị hồ sơ đúng, đầy đủ là rất quan trọng để tránh mất thời gian và chi phí.
Việc đăng ký bản quyền tác giả không chỉ đơn thuần là thủ tục pháp lý, mà là hành động thiết thực để khẳng định chủ quyền sáng tạo, tránh rủi ro pháp lý và tăng giá trị thương mại cho tác phẩm.
Nếu bạn đang sở hữu bài hát, phần mềm, sách, kịch bản, logo, video hoặc nội dung độc đáo… đừng chờ đến khi bị sao chép mới tìm cách bảo vệ. Liên hệ Tổng đài pháp luật ngay hôm nay để được hỗ trợ đăng ký nhanh chóng – đúng pháp luật – tối ưu chi phí!
KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ
Trong bối cảnh vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến và tinh vi, đăng ký bản quyền tác giả là “lá chắn pháp lý” đầu tiên và hiệu quả nhất để bảo vệ công sức sáng tạo. Dù pháp luật bảo hộ tác phẩm ngay khi hình thành, nhưng chỉ khi đăng ký, tác giả mới thực sự có lợi thế về pháp lý khi xử lý tranh chấp, thương lượng hợp đồng hoặc khai thác giá trị thương mại. Tổng đài Pháp Luật luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ đăng ký bản quyền nhanh, đúng pháp luật và tiết kiệm nhất cho mọi cá nhân, doanh nghiệp.
>>> Đừng để rắc rối pháp lý làm bạn kiệt sức, hao tiền và mất cơ hội! Đặt lịch tư vấn với Luật sư ngay hôm nay – chỉ một phí nhỏ, luật sư uy tín giúp bạn xử lý nhanh gọn. Hoàn phí khi dùng thuê luật sư trọn gói sau tư vấn. Thanh toán gấp để tư vấn pháp lý tránh thiệt hại thêm!