Hối phiếu đòi nợ là khái niệm không quá mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về giấy tờ này. Do đó có rất nhiều câu hỏi thắc mắc cũng như tranh chấp xảy ra xung quanh giấy đòi tiền. Vậy để hiểu rõ pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, hãy cùng Tổng đài pháp luật tham khảo bài viết dưới đây nhé!
>>Hối phiếu đòi nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Hối phiếu đòi nợ là gì?
Tại Khoản 2 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định:
“Hối phiếu đòi nợ (giấy đòi nợ/ giấy đòi tiền) được hiểu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.”
Theo quy định trên, những chủ thể có liên quan đến hoạt động tranh chấp và thanh toán bao gồm:
1. Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu, séc
2. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, sec
3. Người thụ hưởng: bao gồm những người sau đây
+ Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành;
+ Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này;
+ Người cầm giữ công cụ chuyển nhượng có ghi trả cho người cầm giữ.
>> Xem thêm: Dịch vụ đòi nợ thuê đúng pháp luật uy tín – Bảng giá chi tiết
Nội dung của hối phiếu đòi nợ
Anh Long (Tây Nguyên) muốn nhờ luật sư tư vấn như sau:
Chào luật sư, tôi năm nay 40 tuổi, đang sinh sống tại Thái Nguyên. Tôi muốn lập một giấy đòi nợ và trong đó tôi đã ghi các nội dung như thời hạn, địa điểm thanh toán, tên của người bị ký phát. Xin hỏi luật sư các nội dung tôi ghi trong hối phiếu đòi nợ đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những ý nào?
Mẫu hối phiếu đòi nợ được trình bày như thế nào? Vấn đề này có được văn bản pháp luật quy định không? Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư. Chân thành cảm ơn!
>> Nội dung của hối phiếu đòi nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Long. Rất cảm ơn anh đã tin tưởng nhờ chúng tôi giải đáp thắc mắc. Với vấn đề này, tôi xin đưa ra một số tư vấn sau:
Tại Khoản 1 Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 có quy định về nội dung của hối phiếu để đòi nợ. Theo đó, sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Trên mặt trước của hối phiếu có ghi “Hối phiếu đòi nợ”;
2. Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
3. Thời hạn thanh toán;
4. Địa điểm thanh toán;
5. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;
6. Tên tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán cho người cầm giữ;
7. Địa điểm và ngày ký phát;
8. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
Như vậy, ngoài những nội dung anh đã trình bày trên, trong nội dung của hối phiếu đòi nợ, anh cần ghi thêm:
+ Tên của hối phiếu
+ Yêu cầu thanh toán trong trường hợp nhất định
+ Tên của người thụ hưởng
+ Tên, chữ ký và địa chỉ của người ký phát
+ Địa điểm ký phát
+ Ngày ký phát
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nội dung của hối phiếu đòi nơ, anh có thể liên hệ đến số điện thoại luật sư 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn.
>>Xem thêm: Đòi nợ thuê cho ngân hàng – Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ
Thời hạn thanh toán của hối phiếu đòi nợ được pháp luật quy định như thế nào?
Bạn Nam (Thái Bình) có đặt câu hỏi sau:
Thưa luật sư, tôi đang có một bài tập về môn Pháp luật ngân hàng trong đó có câu hỏi về giấy đòi nợ. Tôi đã tìm rất nhiều tài liệu nhưng những văn bản quy định về vấn đề này rất ít. Xin luật sư tư vấn giúp tôi về thời hạn thanh toán của hối phiếu này là bao lâu? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Chân thành cảm ơn!
>> Quy định về thời hạn thành toán của hối phiếu đòi nợ mới nhất, gọi nhất 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn Nam. Chúng tôi xin đưa ra lời giải thích như sau:
Căn cứ theo Điều 42 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 có quy định về thời hạn. Theo đó thời hạn thanh toán được quy định trong các giấy tờ:
1. Ngay sau khi xuất trình
2. Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày giấy đòi tiền được chấp nhận
3. Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát
4. Vào một ngày được xác định cụ thể.
Lưu ý: Hối phiếu đòi nợ đó sẽ không có giá trị nếu thuộc vào trường hợp:
+ Trên hối phiếu đòi nợ ghi nhiều thời hạn thanh toán
+ Ghi thời hạn thanh toán không thuộc các một trong các trường hợp trên
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn thanh toán của hối phiếu thu nợ mà thời hạn này sẽ do người ký phát xác định và ghi trên hối phiếu.
>>Xem thêm: Cách đòi nợ khách hàng hiệu quả, nhanh chóng nhất
Quy định về thanh toán hối phiếu đòi nợ
Anh Lâm (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có cho một người bạn là Bách vay 50 triệu đồng. Tôi đã ký phát hành hối phiếu yêu cầu anh ta phải trả số tiền đó. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn mà anh Bách không hoàn trả (biết rằng, Bách đã nhận được hối phiếu đó). Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này thì cách thanh toán như thế nào? Mong luật sư cho tôi biết pháp luật quy định về thanh toán của hối phiếu này như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.
>> Quy định về thanh toán hối phiếu đòi nợ mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Lâm. Tổng đài pháp luật đã hiểu được vướng mắc của anh. Chúng tôi đưa ra bài viết dưới đây giúp anh hiểu thêm về vấn đề này.
Theo pháp luật hiện hành quy định về thanh toán hối phiếu này như sau:
1. Người bị ký phát phải có nghĩa vụ thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho người thụ hưởng trong thời gian 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được giấy đòi nợ.
2. Nếu giấy đòi nợ được xuất trình thanh toán dưới hình thức là thư bảo đảm, qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn thanh toán được tính từ ngày người bị ký xác nhận đã nhận được hối phiếu này.
3. Khi giấy đòi nợ đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng có nghĩa vụ ký và chuyển giao, cũng như tờ phụ đính kèm cho người đã thanh toán.
4. Giấy đòi nợ được coi là bị từ chối khi: Người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trong hối phiếu trong thời hạn. Lúc đó, người thụ hưởng sẽ có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình; người ký phát và người bảo lãnh
Qua quy định trên, khi anh Bách đã nhận được giấy đòi nợ của bạn phải có nghĩa vụ thanh toán hoặc không đồng ý thanh toán cho người thụ hưởng trong thời gian 3 ngày (tính từ ngày nhận được hối phiếu). Sau đó, khi giấy đòi nợ đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng có nghĩa vụ ký và chuyển giao, cũng như tờ phụ đính kèm cho anh Bách.
Những nguyên tắc về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ
Chị Thảo (Lạng Sơn) có thắc mắc:
Thưa luật sư, tôi đã làm giấy chuyển nhượng giấy đòi nợ cho chồng tôi. Trong giấy đòi nợ, tôi có ghi chỉ chuyển nhượng một nửa số tiền. Sau đó, khi đến cơ quan làm, tôi có nghe đồng nghiệp nói nếu chuyển nhượng một phần tiền ghi trên hối phiếu thì sẽ không có giá trị. Vậy thắc mắc của tôi là khi tôi chuyển nhượng như vậy thì có đúng không? Khi chuyển nhượng cần đáp ứng những nguyên tắc nào? Mong luật sư giải đáp cho tôi.
>> Những nguyên tắc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 29 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ phải đảm bảo 6 nguyên tắc sau:
+ Một là: chuyển nhượng giấy đòi tiền là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu. Nếu chuyển nhượng một phần số, tiền ghi trên hối phiếu không có giá trị.
+ Hai là: việc chuyển nhượng hối giấy đòi nợ cho hai người trở lên không có giá trị.
+ Ba là: việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải là chuyển nhượng không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
+ Bốn là: chuyển nhượng giấy đòi tiền là chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ giấy đòi tiền.
+ Năm là: giấy đòi tiền quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
+ Sáu là: người thụ hưởng có thể chuyển nhượng giấy đòi nợ cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.
Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn đã vi phạm vào nguyên tắc một đó là phải toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu. Vì vậy, hối phiếu của bạn sẽ không có giá trị.
Nếu bạn còn có những băn khoăn hay thắc mắc, muốn được tư vấn pháp luật dân sự, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.
Hối phiếu bị mất xử lý như thế nào?
Anh Huy (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư: Tôi hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Do tính chất cồng việc bận rộn, tôi đã mua một căn chung cư tại Hà Nội. Vì vậy, gia đình tôi mới chuyển nhà ra Hà Nội. Hiện nay, tôi đang cần thu hồi nợ tại một công ty mà không thấy tờ hối phiếu. Không biết trong lúc chuyển nhà tôi để giấy tờ ở đâu. Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp tôi làm mất hối phiếu cần phải làm những gì để lấy lại? Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Cách giải quyết khi hối phiếu bị mất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Huy. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh, tôi xin đưa ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây:
Việc kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất được quy định tại Điều 10 Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN Ban hành quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Khi làm mất hối phiếu, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Bên cạnh đó, người thụ hưởng phải thông báo trường hợp bị mất hối phiếu và ghi rõ các thông tin, dữ liệu về hối phiếu bị mất:
– Họ tên, địa chỉ người phát hành, người ký phát, người bị ký phát
– Nơi thanh toán, số tiền ghi trên hối phiếu
– Ngày phát hành và thời hạn thanh toán của hối phiếu và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo.
Lưu ý: Người thụ hưởng thông báo bằng điện thoại hoặc các phương tiện khác nếu các bên có thỏa thuận.
– Trong trường hợp hối phiếu bị mất là hối phiếu đòi nợ thì người thụ hưởng phải trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng hối phiếu trước mình yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ hối phiếu đã mất cho người bị ký phát.
– Trường hợp người bị mất hối phiếu không phải là người thụ hưởng thì người bị mất hối phiếu phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng xử lý theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.
– Người bị ký phát, người ký phát, người phát hành khi nhận được thông báo về việc mất hối phiếu phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ hối phiếu bị mất. Sau đó. vào sổ theo dõi hối phiếu đã được thông báo mất. Người bị ký phát, người phát hành không được thanh toán tờ hối phiếu đã được thông báo bị mất.
– Trường hợp tờ hối phiếu đã báo mất được xuất trình yêu cầu thanh toán, người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm lập biên bản thu giữ tờ hối phiếu đó và thông báo cho người ra thông báo mất hối phiếu đến giải quyết.
– Người bị ký phát, người phát hành không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc lợi dụng tờ hối phiếu bị mất gây ra trong điều kiện trước khi nhận được thông báo mất, tờ hối phiếu đó đã được xuất trình và thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
– Người phát hành, người ký phát vẫn thanh toán cho tờ hối phiếu nếu khi biết tờ hối phiếu bị mất thì người bị ký phát, người phát hành phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.
– Nếu sau khi nhận chuyển giao hối phiếu, người thu hộ làm mất hối phiếu trong quá trình xử lý nhờ thu thì người này phải thông báo ngay cho người nhờ thu để người nhờ thu xử lý theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.
Trên đây là bài viết tư vấn về các quy định của hối phiếu đòi nợ. Mọi thắc mắc cần giải quyết về vấn đề này, anh/chị hãy gọi ngay tới số 1900.6174 để Tổng đài pháp luật hỗ trợ nhanh nhất. Với đội ngũ chuyên viên cùng luật sư nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho các bạn.