Di chúc vô hiệu là vấn đề xảy ra phổ biến trên thực tế, chiếm tỷ trọng lớn trong các vụ tranh chấp về thừa kế. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề di chúc bị vô hiệu, trong bài viết dưới đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về vấn đề di chúc bị vô hiệu và các điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và áp dụng vào trường hợp của mình.
>> Giải quyết thủ tục tuyên bố di chúc vô hiệu nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Di chúc là gì? Di chúc vô hiệu khi nào?
Anh Thanh Tùng (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư bố tôi có 5 người con, bố tôi là chủ sở hữu của căn biệt thự tại Thành phố Hạ Long. Vào những năm tháng cuối đời, do tình hình sức khỏe yếu nên bố tôi muốn lập di chúc để định đoạt tài sản này cho những người con của mình.
Nhận rõ tình trạng sức khỏe của bố tôi, với tham vọng chiếm đoạt tất cả tài sản anh trai tôi đã lợi dụng tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu của bố để dùng các thủ đoạn khác nhau như bỏ đói, ép buộc bố tôi phải ký vào di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh trai tôi. Gia đình cũng như anh em tôi đều biết nhưng không thể làm gì được.
Bản di chúc của bố tôi đã được công chứng chứng tại phòng công chứng A thành phố Hạ Long. Vậy Luật sư cho tôi hỏi di chúc của bố tôi có bị tuyên bố là di chúc vô hiệu hay không?
>> Tư vấn nhanh và chính xác nhất về di chúc vô hiệu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Thanh Tùng đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, căn cứ vào những thông tin mà anh cung cấp chúng tôi xin được trả lời như sau:
Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về khái niệm di chúc trong đó:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sở hữu tài sản sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói.
Trong thực tế còn tồn tại nhiều thuật ngữ khác khau như “di chúc”, “chúc thư”, “chúc ngôn”. Trong đó “di chúc” là thuật ngữ chung để chia di chúc nói chung, “chúc thư” là thuật ngữ để chỉ các loại di chúc bằng văn bản, “chúc ngôn” là thuật ngữ để chỉ di chúc được lập bằng lời nói. Bộ luật dân sự 2015 sử dụng thuật ngữ di chúc bằng văn bản và di chúc miệng để chỉ các hình thức di chúc.
Di chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật. Di chúc vô hiệu bao gồm vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc.
Xét trong trường hợp của bạn có thể thấy nếu di chúc được lập khi người lập di chúc bị người khác ép buộc, gây ảnh hưởng thì nội dung di chúc đó sẽ không thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của chính họ trước khi chết.
Vì vậy trường hợp này, mặc dù di chúc của bố bạn được lập và di chúc được công chứng chứng thực, nhưng do bị anh trai bạn ép ký vào di chúc, nên di chúc này không thể hiện đúng nguyện vọng của bố bạn. Di chúc này được xác định là không hợp pháp khi không đáp ứng điều kiện về chủ thể lập di chúc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”
Hơn nữa theo quy định của pháp luật tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với công chứng viên có hành vi công chứng di chúc, mà người lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa dẫn đến không sáng suốt thì sẽ bị xử phạt lên đến 15 triệu đồng. Ngoài ra, tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định trên cũng quy định đối với hành vi này có thể áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên đến 03 tháng,
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với công chứng viên có hành vi công chứng di chúc, mà người lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa cưỡng ép dẫn đến không minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc thì có thể bị xử phạt lên đến 15.000.000 đồng và bị tước thẻ công chứng viên đến 03 tháng.
Trong trường hợp bạn còn những thắc mắc muốn được tư vấn luật dân sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.
Phân biệt di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực
Chị Nguyễn Hường (Điện Biên) có câu hỏi:
Chào luật sư, hiện tại tôi có một số vướng mắc về hiệu lực của di chúc thừa kế của mẹ tôi như sau:
Mẹ tôi là bà Mai Thị X (chết năm 2017) có 03 người con gồm: Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn C, và tôi Nguyễn Hường. Ngày 15/9/2012 mẹ tôi là Mai Thị X lập di chúc tại Phòng công chứng Y để lại cho Nguyễn Văn P (con của anh Nguyễn Văn A) được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với diện tích 3.028m2, tọa lạc tại tổ 1, Phường M, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên thời điểm lập di chúc mẹ tôi là bà X đã lớn tuổi, lập di chúc trong khi không được minh mẫn, mắt mờ, ù tai và không biết chữ cũng như không có người làm chứng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi di chúc của mẹ tôi được xác định là di chúc vô hiệu hay di chúc không có hiệu lực pháp luật?
>> Dịch vụ tư vấn nhanh và chính xác nhất về xác định hiệu lực của di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi nội dung thắc mắc của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra giải đáp như sau:
Theo những thông tin bạn cung cấp nhận thấy bản Di chúc do mẹ bạn là bà Mai Thị X lập vào ngày 15/9/2012, tại Văn phòng công chứng B có nội dung để cho anh Nguyễn Văn P được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất với diện tích đất 3028m2 sau khi cụ X chết.
Do cụ X không đọc được nhưng khi công chứng viên chứng nhận bản di chúc nói trên không có người làm chứng chứng kiến là không tuân thủ đúng theo quy định tại Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy bản di chúc của mẹ bạn là bà Mai Thị X lập tại ngày 15/9/2012 tại Văn phòng công chứng Y sẽ bị tuyên bố là bản di chúc vô hiệu.
Các trường hợp di chúc vô hiệu toàn bộ
Do không đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp
Bạn Tuấn Anh (Lai Châu) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, Bác tôi có một mảnh đất, và trước khi chết, tuy bác có 1 vợ và 2 con nhưng lại lập di chúc để lại di sản sản cho tôi. Tuy nhiên, trong nội dung di chúc đưa ra điều kiện là tôi sẽ được hưởng toàn bộ tài sản này nếu như tôi giúp Bác tôi giết chết ông N – người mà Bác tôi đã có thù oán, mâu thuẫn lâu nay. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư:
Di chúc của Bác tôi có đáp ứng điều kiện để di chúc hợp pháp không hay là bản di chúc vô hiệu? Tôi không muốn giết ông N nhưng vẫn muốn nhận phần di sản của ông A có được không?
>> Tư vấn về vấn đề xác định di chúc hợp pháp hay không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của bạn, qua quá trình xem xét chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho bạn như sau:
Có thể thấy, di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.
Căn cứ vào Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 có thể thấy các trường hợp di chúc vô hiệu toàn bộ bao gồm:
1. Về mặt chủ thể lập di chúc thì người lập di chúc không đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định về mặt chủ thể lập di chúc chẳng hạn như năng lực chủ thể chưa đầy đủ hay người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
2. Về mặt nội dung của di chúc thì vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
3. Về mặt hình thức thì di chúc không đáp ứng các điều kiện về mặt hình thức để một di chúc được coi là có hiệu lực pháp luật.
Xét trong trường hợp của bạn, nội dung bản di chúc của ông A không chỉ vi phạm điều cấm của luật ở trong trường hợp này là xâm phạm đến tính mạng của người khác, mà còn đi ngược lại tinh thần chính nghĩa của đạo đức xã hội cho nên di chúc này được xác định là bản di chúc vô hiệu toàn bộ.
Do di chúc của ông A được tuyên bố là vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ tài sản thừa kế của ông A sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người được thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của ông A là vợ và 2 con của ông. Do bạn không là đối tượng thuộc hàng thừa kế của ông A nên theo quy định của pháp luật bạn sẽ không nhận được phần di sản của ông A để lại.
>>Xem thêm : Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật năm 2022
Thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật
Chị Hoàng Yến (Hà Nội) có câu hỏi cho chúng tôi như sau:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Bố tôi do tuổi cao sức yếu nên có lập di chúc để lại toàn bộ di sản trị giá 5 tỷ đồng cho anh trai tôi. Tuy nhiên đến cuối năm 2019 anh trai tôi và bố tôi cùng qua đời do lũ lụt. Anh trai tôi chưa có vợ con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi di chúc của bố tôi có phải là bản di chúc vô hiệu hay không?
>>Di chúc vô hiệu khi nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hoàng Yến, căn cứ vào những thông tin chị cung cấp, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời như sau:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
+ Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc,
+ Thứ hai, cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế..
+ Thứ ba, nếu di sản để lại không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực pháp luật còn nếu di sản chỉ còn lại một phần vào thời điểm mở thừa kế thì phần di sản còn lại đó vẫn có hiệu lực bình thường.
Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật trong đó có trường hợp
“Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;”
Vì vậy trong trường hợp này thì theo quy định của pháp luật về thừa kế, khối tài sản theo di chúc của bố bạn sẽ không được chia theo di chúc nữa mà được chia theo pháp luật.
>>Xem thêm: Mẫu di chúc không cần công chứng, chứng thực đúng quy định
Các trường hợp di chúc vô hiệu một phần
Bạn Mai Hương (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:
Bố tôi có 3 con là anh A chị H và tôi. Năm 2016, bố tôi và anh A bị tai nạn giao thông và chết cùng 1 thời điểm. Trước đó, bố tôi đã viết 1 bản di chúc để lại tài sản riêng của ông ba anh em tôi. Luật sư cho tôi hỏi việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp của tôi được thực hiện như thế nào?
>>Di chúc vô hiệu một phận trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Mai Hương, cảm ơn câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Các trường hợp di chúc vô hiệu một phần:
Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu bản di chúc đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp nhưng có một phần nội dung của di chúc không hợp pháp thì phần di chúc không hợp pháp bị vô hiệu.
Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
Nếu di sản để lại có một phần di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di sản đó vị vô hiệu còn các phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực như bình thường.
Khi di chúc vô hiệu một phần thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật còn các phần di chúc khác vẫn có hiệu lực pháp luật.
Do vậy xét trong trường hợp của bạn phần di chúc có nội dung bố bạn chỉ định cho anh trai bạn được hưởng di sản sẽ không có hiệu lực (Điểm b khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, phần di sản do bố bạn để lại mà lẽ ra anh trai bạn được hưởng theo di chúc nếu còn sống sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
>>Xem thêm: Di chúc viết tay và quy định mới nhất của pháp luật năm 2022
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Anh Phạm Long (Thái Bình) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần thắc mắc như sau.
Mẹ tôi năm nay 70 tuổi và có nguyện vọng viết di chúc chia di sản của mẹ sau khi mẹ mất cho 4 anh em tô. Do tuổi cao sức yếu, phải thường xuyên nhập viện điều trị do đó mẹ tôi không thể tự tay viết di chúc được.
Mẹ tôi có nói di chúc miệng trước mặt các con và có 3 người làm chứng trong phòng là 2 bác hàng xóm và dì của tôi. Xin hỏi Luật sư di chúc miệng của mẹ tôi có hiệu lực pháp luật không và điều kiện để di chúc có hiệu lực là như thế nào?
>> Gọi ngay 1900.6174 để sử dụng dịch vụ tư vấn về hiệu lực của di chúc nhanh chóng nhất
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn, qua quá trình xem xét Luật sư của chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho bạn như sau:
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc, do đó để di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung còn phải tuân thủ các điều kiện để được coi là di chúc hợp pháp.
Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ quy định trên có thể thấy một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về năng lực chủ thể (Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015)
Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Pháp luật người ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Vì vậy, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo,thành phần… người từ đủ 18 tuổi đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế
Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài. Sự thống nhất này là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.
Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ…) hoặc về tinh thần (như danh dự, nhân phẩm…). Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như: Làm tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chúc để lại d sản cho người đó mà để lại di sản cho người làm tài liệu giả…
Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giữa nghĩa cụ cho người thừa kế, phân định tài sản thừa kế,… Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của Nhà nước và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều kiện về hình thức
Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Phap luật quy định có hai loại:
1) Hình thức văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2) Hình thức miệng: Toàn bộ ý chí của người lập di chúc miệng bằng lời nói.
Xét trong trường hợp của bạn, căn cứ vào Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đồng thời những điều kiện là:
+ Thứ nhất người thực hiện di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
+ Thứ hai là ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
+ Thứ ba là trong thời hạn 5 ngày thì bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực.
Do đó di chúc miệng cho mẹ bạn để lại phải được được ghi chép thành văn bản, cũng như công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn năm ngày để từ ngày mẹ bạn thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc của mẹ bạn mới được coi là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến di chúc vô hiệu
Di chúc bị vô hiệu thì chia thừa kế như thế nào?
Anh Hải Đăng (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Bố của tôi mất năm 2019 (83 tuổi) có để lại di chúc thừa kế, trong di chúc bố tôi để lại tài sản 3 tỷ đồng của mình cho anh trai của tôi. Tuy nhiên, tại thời điểm lập di chúc bố tôi đang ở nhà anh trai đồng thời bố tôi tuổi đã cao, không còn nhớ tên các thành viên trong gia đình và hoàn toàn nằm bại liệt một chỗ phải nhờ người khác chăm bón, vệ sinh cá nhân.
Vì vậy, úc này bố tôi không còn minh mẫn và không thể ký vào di chúc được. Vậy di chúc của bố tôi có bị tuyên bố là vô hiệu hay không? Tôi nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và mẹ?
>> Tư vấn về thủ tục chia thừa kế khi di chúc bị tuyên bố là vô hiệu gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Hải Đăng, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để di chúc có hiệu lực khi người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép, đe dọa. Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp có thể thấy bố bạn thời điểm lập di chúc đã ở nhà anh trai của bạn cũng như tinh thần không được minh mẫn, không có khả năng lập và ký vào bản di chúc.
Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của bạn cũng như mẹ bạn và có thể những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác bạn nên yêu cầu tòa án tuyên bố di chúc của bố bạn vô hiệu và phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sư 2015 có quy định về hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ , chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Vì vậy trong trường hợp xét hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn sẽ bao gồm: Bạn, mẹ bạn và anh trai bạn. Do đó phần di sản 3 tỷ đồng sẽ được chia đều cho bạn, mẹ bạn và anh trai bạn chứ không phải của riêng anh trai bạn theo như di chúc.
Di chúc vô hiệu do vượt quá quyền định đoạt tài sản
Chị Hoài Thanh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Chồng tôi là ông T và bà K có với nhau 1 người con là anh A năm 2004 ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng, khi chia tài sản khi ly hôn chồng tôi được chia 5290m2 đất. Tôi và ông T kết hôn với nhau từ năm 2008 và có hai con, từ năm 2008 đến nay gia đình tôi cùng sinh sống, xây nhà cũng canh tác trên mảnh đất 5290m2 kia.
Sau khi chồng tôi là ông T chết (năm 2021) có để lại di chúc để lại toàn bộ phần đất cũng như tài sản trên đất cho anh A (con của vợ cũ là bà K). 2/2022, anh A đã đột ngột qua đời và bà K vợ cũ của chồng tôi yêu cầu được hưởng di sản thừa kế của anh A.
Tôi cho rằng tài sản trên đất là tài sản của gia đình tôi, trong đó tôi cũng có quyền sử dụng. Ông T không được tự ý định đoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của tôi
Vậy Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi tự ý định đoạt tài sản chung của vợ chồng tôi trong di chúc như vậy là có hợp pháp hay không?
>> Tư vấn nhanh nhất về vấn đề di chúc vượt quá quyền định đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn Hoài Thanh đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân từ lao động, từ sản xuất kinh doanh và hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì được coi là tài sản chung( trừ trường hợp tặng, cho riêng, thừa kế riêng và hình thành từ các giao dịch từ tài sản riêng). Trong trường hợp của bạn có thể thấy tài sản chung của bạn và ông T sẽ bao gồm nhà và những tài sản gắn liền với đất.
Trong tình huống trên, ông T định đoạt toàn bộ tài sản trên đất gồm tài sản trước hôn nhân là mảnh đất 5290m2 và cả phần tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là nhà và tài sản gắn liền với đất cùng với bạn (tài sản chung vợ chồng) là vượt quá quyền hạn của mình mặc. Do đó, Tòa án sẽ xác định di chúc ông T để lại vô hiệu.
Bài viết trên đây của Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan nhất về di chúc vô hiệu cũng như các điều kiện để một bản di chúc được xem là có hiệu lực pháp luật. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi vào đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.