Quyền đòi nợ là gì? Các giao dịch liên quan đến quyền đòi nợ?

Quyền đòi nợ với ý nghĩa bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền đã ngày càng được coi trọng do sự phổ biến của nó và đáp ứng nhu cầu thuận tiện lưu thông trong các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại… Bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề đòi nợ và quyền đòi nợ. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, đừng ngần ngại, nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>> Luật sư tư vấn quyền đòi nợ chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Quyền đòi nợ là gì?

 

Bạn Khanh (Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:
“Tôi cho anh trai tôi là anh Hải mượn số tiền 2 tỷ đồng 3 năm trước. Tuy nhiên đến nay anh Hải không trả nợ cho tôi và lấy lý do là anh em trong nhà nên không cần trả nợ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có quyền để đòi nợ anh trai của mình hay không?”

 

>> Tư vấn nhanh chóng về quyền đòi nợ theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn Khanh đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho bạn như sau:

Quyền đòi nợ thực chất được hiểu là một tài sản. Quyền đòi nợ là một quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật chất, tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Quyền đòi nợ là một quyền dân sự của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, giúp bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Quyền đòi nợ được sử dụng để yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định. Theo nghĩa rộng, quyền đòi nợ được hiểu là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả một khoản tiền hoặc vật, bao gồm khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán và quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định.

Dưới góc độ pháp luật tài sản, quyền đòi nợ là một tài sản đặc biệt, nó là tài sản ở dạng vô hình và là một quyền tài sản. Quyền đòi nợ là một quyền tài sản tương đối, đó là quyền chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với chủ thể có nghĩa vụ. Hay nói cách khác chủ thể có quyền đòi nợ chỉ có thể thỏa mãn quyền của mình thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể khác (chủ thể mang nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể).

Vì vậy xét dưới góc độ của bạn, dù là anh em trong nhà nhưng số tiền 2 tỷ đồng kia là tài sản thuộc sở hữu của bạn, vì thế theo quy định của pháp luật bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh trai mình hoàn trả lại số tiền đó cho bạn.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay đến số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Dịch vụ đòi nợ thuê đúng pháp luật uy tín – Bảng giá chi tiết

 

quyen-doi-no-la-gi

Nguyên tắc chung về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ

 

> Tư vấn cách xử lý tài sản bảo đảm là quyền gọi nợ nhanh chóng , gọi ngay 1900.6174

Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong đó khoản 3 có quy định: “Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.”

Cũng tại Điều 66 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP khi đề cập tới việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cũng lại một lần nữa đề cập đến nguyên tắc này, theo đó, bên nhận bảo đảm là bên nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ có quyền yêu cầu người đi vay nợ là người có nghĩa vụ trả nợ phải chuyển giao các khoản tiền hay một tài sản khác cho mình hoặc cho người được ủy quyền.

khoản 1 và khoản 2 Điều 58 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP có đưa ra một quy định chung là trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các điều từ 65 đến 68 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng đưa ra các phương thức xử lý các loại tài sản bảo đảm đặc biệt, các tài sản đó bao gồm động sản, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Trong đó có nêu các trường hợp có thể áp dụng phương thức đấu giá để xử lý tài sản bảo đảm.

Chẳng hạn đối với động sản được quy định tại Điều 65 Nghị định 163/2006, hay quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 68 Nghị định 163/2006. Khi đọc kết hợp các điều này có thể thấy rằng cơ chế bán đấu giá không được áp dụng để xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ theo quy định. Nếu bạn còn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Thư đòi nợ theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Các giao dịch liên quan đến quyền đòi nợ

 

Chuyển giao quyền đòi nợ

 

Anh Đức (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Anh Sơn là đồng nghiệp của tôi, 5/2021 anh Sơn muốn vay tôi 200 triệu đồng với lãi suất 1%/tháng trong vòng một năm tuy nhiên trong thời gian tới tôi cần tiền nên tôi có nói với anh sơn nếu cho Sơn vay tiền thì 8 tháng sau anh Sơn phải hoàn trả lại số tiền cho tôi. Nhưng đến tháng 10/2021 tôi được công ty chuyển đi công tác ở nước ngoài trong thời gian dài.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể chuyển giao quyền đòi nợ anh Sơn của tôi cho em gái tôi là chị Hoa được không?”

 

>> Tư vấn thủ tục chuyển giao quyền đòi nợ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Chuyển giao quyền đòi nợ là sự thỏa thuận giữa bên có quyền là chủ nợ với bên thứ ba là bên thế quyền nhằm chuyển giao quyền cho bên thứ ba đó. Bên thứ ba được chuyển giao quyền là chủ thể mới có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện nghĩa vụ đó với mình. Hiện nay vấn đề chuyển giao quyền đòi nợ được quy định cụ thể trong Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ vào Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 thì anh hoàn toàn cho quyền chuyển giao quyền đòi nợ của mình cho em gái anh là chị Hoa. Trong tình huống này, người thế quyền là chị Hoa. Thực chất của việc chuyển giao quyền yêu cầu trong trường hợp này là chị Hoa là người thế quyền thay thế anh là người có quyền tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn mới với tư cách là một chủ thể.

Tuy nhiên để có thể chuyển giao quyền đòi nợ của mình anh phải thông báo bằng văn bản cho anh Sơn về việc chuyển giao quyền đòi nợ của anh cho chị Hoa (căn cứ theo khoản 2 Điều 365 Bộ luật dân sự năm 2015)

Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển giao đòi nợ, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được kết nối với Luật sư và lắng nghe tư vấn chi tiết nhất.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

thu-tuc-chuyen-giao-quyen-doi-no

Mua bán quyền đòi nợ

 

Anh Công Thuần (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Tôi có nợ ông Hà 100 triệu đồng với lãi suất 1,2% 1 tháng. Thời gian đầu tôi trả lãi rất đúng hạn, nhưng do sau này tình hình kinh doanh không được tốt nên tôi có khất ông Hà vài lần. Tính đến nay cả lãi và gốc đã hơn 200 triệu đồng. Gần đây có người đến đòi nợ tôi và nói rằng ông Hà đã bán số nợ này cho người đó, đồng thời đưa ra giấy nợ của tôi với ông Hà và giấy mua bán nợ của ông Hà với người này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi sẽ phải trả nợ cho ai ông Hà hay người này? Nếu tôi trả nợ cho người này thì khoản nợ của tôi và ông Hà có chấm dứt hay không?

 

>> Tư vấn nhanh chóng mua bán quyền đòi nợ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn Công Thuần đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, trong trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ vào Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền mua bán tài sản như sau:

Nếu mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán

Nếu quyền tài sản là quyền đòi nợ đồng thời bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Căn cứ vào nội dung của quy định pháp luật trên thì quyền đòi nợ được pháp luật xem là quyền tài sản và có thể mua bán. Do đó, việc ông Hà bán khoản nợ của bạn cho người đòi nợ là phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, nghĩa vụ trả nợ của bạn đối với ông Hà được chuyển giao sang cho người đòi nợ. Kể từ thời điểm giấy mua bán nợ được ký kết thì bạn chỉ còn nghĩa vụ trả nợ đối với người mua khoản nợ của bạn, điều này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ của bạn đối với ông Hà đã chấm dứt. Như vậy, bạn phải thanh toán khoản nợ trên cho người đã mua khoản nợ.

Trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

Thế chấp quyền đòi nợ

 

Anh Hải Đăng (Sơn La) có câu hỏi như sau:
“Do nhu cầu về vốn đề mở cửa hàng game nên tôi muốn vay vốn của một người bạn với số tiền 1 tỷ đồng. Người bạn này muốn tôi phải thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay đó. Vậy tôi muốn dùng quyền về các khoản nợ phải thu của tôi để làm tài sản thế chấp có được không?”

 

>> Tư vấn thủ tục thế chấp quyền đòi nợ hiệu quả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn Hải Đăng đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, qua quá trình tìm hiểu chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Thế chấp quyền đòi nợ là việc bên thế chấp dùng tài sản là quyền đòi nợ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao quyền đòi nợ đó cho bên nhận thế chấp. Thế chấp quyền đòi nợ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên thế chấp sử dụng quyền đòi nợ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp. Thế chấp quyền đòi nợ thực chất là quyền của một chủ thể đang có quyền đòi nợ hợp pháp và đem quyền đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trước chủ thể nhận thế chấp.

Quyền đòi nợ không thể chuyển giao về mặt vật chất (do không thể chiếm hữu được chúng) nên không thể trở thành đối tượng của cầm cố mà chỉ có thể được thế chấp. Quyền đòi nợ là trái quyền nên khi quyền đòi nợ được dùng để thế chấp thì bên nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ có quyền tài sản là quyền đối với quyền đòi nợ thế chấp.

Vấn đề thế chấp quyền đòi nợ được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ/CP. Theo đó bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ của mình, có thể thế chấp quyền đòi nợ được hình thành trong tương lai và không cần phải có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ theo quy định tại điều luật này có các quyền và nghĩa vụ như:

– Có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ, phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Có nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.

Cũng theo Điều 22 Nghị Định 163/2006 thì bên có nghĩa vụ trả nợ sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Có nghĩa vụ thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp

– Có quyền yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin cho mình về việc thế chấp quyền đòi nợ. Trường hợp bên nhận thế chấp không cung cấp thông tin thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thanh toán khoản nợ đó cho bên nhận thế chấp.

Nếu trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.

Xét trong trường hợp của bạn, theo quy định Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền trong đó bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Vì vậy bạn có thể dùng quyền về các khoản nợ phải thu để làm tài sản thế chấp.

Trong quá trình thực hiện thủ tục thế chấp quyền đòi nợ, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được trao đổi với Luật sư và lắng nghe tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Cách đòi nợ không giấy tờ nhanh chóng và hiệu quả nhất

Con có quyền đòi nợ thay cho bố

 

Bạn Yến Nhi (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:
“Bố tôi cho hai bác của tôi vay tiền từ năm 2012 để kinh doanh. Tổng số tiền cho vay là 300 triệu đồng không có lãi. Tính đến nay là gần 10 năm nhưng hai bác tôi vẫn không trả, do là anh em trong gia đình nên bố tôi ngại nên không thể đòi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là tôi có quyền đòi nợ cho thay bố không?”

 

>> Tư vấn thủ tục đòi nợ thay nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào Yến Nhi, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn nếu bố bạn không thể tự mình thực hiện việc đòi lại số tiền đã cho vay thì bạn có thể đại diện thay cho bố bạn thực hiện quyền này theo hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, bạn có thể tham gia với tư cách người đại diện theo uỷ quyền.

Việc đại diện theo ủy quyền được quy định cụ thể tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

Các cá nhân hay pháp nhân có thể thực hiện việc ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập và thực hiện giao dịch dân sự cho mình

Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ chức khác mà không có tư cách pháp nhân thì có thể thỏa thuận cử ra cá nhân hoặc pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 cũng có thể là người đại diện theo ủy quyền chỉ trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy trong trường hợp của bạn bố bạn hoàn toàn có thể uỷ quyền cho bạn thực hiện việc yêu cầu hai bác của bạn thanh toán nợ vay với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền.

Thứ hai,bố bạn có thể chuyển giao quyền thanh toán nợ vay cho bạn.

Quyền chuyển giao quyền thanh toán nợ vay được quy định tại Điều 365 Bộ luật dân sự quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, cụ thể như sau:

Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ một số trường hợp không được chuyển giao theo quy định của pháp luật như: quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Khi bên có quyền chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền đó trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu này không cần thiết phải có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Tuy nhiên người chuyển giao quyền yêu cầu cần phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Nếu trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Như vậy, trong trường hợp này bố của bạn có thể thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho bạn theo thỏa thuận nhưng khi bố bạn chuyển quyền đòi nợ cho bạn thì bạn phải thông báo bằng văn bản, thông báo việc chuyển nhượng quyền đòi nợ cho người vay được biết.

Mọi thắc mắc về thủ tục đòi nợ thay vui lòng gửi câu hỏi về hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Hối phiếu đòi nợ theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

con-co-quyen-doi-no-thay-bo-khong

Dịch vụ tư vấn đòi nợ tại Tổng Đài Pháp Luật

>> Liên hệ ngay Luật sư tư vấn dịch vụ đòi nợ nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

– Nguyên nhân của nợ xấu, nợ khó đòi, nợ mất khả năng thanh toán:

+ Hồ sơ công nợ thiếu căn cứ pháp lý: hợp đồng ký giữa các bên do người không đúng thẩm quyền ký kết hay hồ sơ công nợ thiếu chữ ký, con dấu xác nhận của người có thẩm quyền; hoặc do các bên chưa thống nhất được về khối lượng thực tế thi công, khối lượng hàng hóa giao nhận thực tế, đối chiếu công nợ; hồ sơ công nợ chưa rõ ràng hay bị thất lạc tài liệu giao dịch. Khách nợ sẽ dựa vào nguyên nhân trên để không thực hiện thanh toán.

+ Khả năng thanh toán của khách nợ yếu: do việc gặp khó khăn trong kinh doanh sản xuất như không tiêu thụ được hàng hóa; kinh doanh thua lỗ; bị bên thứ ba, đơn vị khác chiếm dụng vốn;…

+ Doanh nghiệp không coi trọng công tác kiểm tra, xác minh thông tin khách hàng trước khi hợp tác: hiện nay, có rất nhiều giao dịch được xác lập dựa trên sự quen biết và thông qua các mối quan hệ nhưng doanh nghiệp không có được các thông tin rõ ràng từ phía đối tác.

– Doanh nghiệp thông thường sẽ đòi nợ bằng cách nào:

+ Cho kế toán đối chiếu công nợ

+ Làm công văn yêu cầu trả nợ

+ Cử nhân viên kế toán (nhân viên kinh doanh) tới năn nỉ đòi nợ

+ Treo nợ, khoanh nợ, giãn nợ

+ Nhờ “ông nọ, bà kia” can thiệp

+ Nhờ mối “quan hệ xã hội”

+ Yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết

+ Nhờ báo chí vào cuộc…

– Tại sao kết quả đều không khả quan, kéo dài thời gian nợ dẫn đến mất thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp?

+ Cán bộ xử lý thiếu kiến thức pháp lý để giải quyết vụ việc

+ Cán bộ xử lý thiếu chuyên nghiệp, không nhất quán

+ Người xử lý nợ không có kỹ năng đàm phán, gây sức ép đối với doanh nghiệp nợ

+ Người phụ trách đòi nợ thiếu kinh nghiệm giao tiếp, xử lý đối với đối tượng nợ hoặc kinh nghiệm làm việc với cơ quan hữu quan

– Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn đòi nợ tại Tổng Đài Pháp Luật:

+ Công việc thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư được đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, bản lĩnh, linh hoạt, và hoạt động trên cơ sở pháp luật nên khách hàng không gặp phải các rắc rối phát sinh trong quá trình thu nợ

+ Khách hàng đòi được nợ mà vẫn giữ được mối quan hệ với khách nợ (đối tác)

+ Xử lý linh hoạt với nhiều đối tượng khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vị xã hội

+ Dám đảm nhận các trường hợp khó: đối tượng chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn hoặc tẩu tán tài sản…

Trên đây là những vấn đề xoay quanh quyền đòi nợ, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền đòi nợ từ đó có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi rơi vào những tình huống tương tự. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần thắc mắc thì đừng ngần ngại, nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi vào đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật dân sự ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp