Cách làm di chúc là một trong những vấn đề hiện nay đang rất được quan tâm, có rất nhiều người muốn lập bản di chúc trước khi qua đời để để lại tài sản công bằng cho các con cháu đời sau và tài sản được để lại nhằm mục đích khác nhau. Tuy nhiên có một số người vẫn còn phát sinh tranh chấp từ nội dung của di chúc do chưa hiểu hoặc chưa biết cách làm. Chính vì thế trong bài viết sau đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
>> Tư vấn cách làm di chúc nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Các hình thức di chúc hợp pháp được pháp luật công nhận
Anh Nam (Hà Nội) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Nguyễn Văn Nam năm nay tôi 40 tuổi hiện cư trú tại Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Hiện nay sức khỏe của bố tôi không tốt, cụ thể là mắc nhiều bệnh tuổi già, nhiều lúc không minh mẫn thường được chăm sóc y tế tại bệnh viện Trung ương và phải nhiều lần cấp cứu.
Vì vậy bố tôi không thể tự viết di chúc, nên trong lúc đầu óc minh mẫn bố tôi đã nói trước tôi và các con cháu chắt trong gia đình về việc chia tài sản chung và tài sản riêng của mình. Trong lúc bố tôi nói có hai bác hàng xóm gần nhà tôi ở trong phòng làm chứng.
Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư lời nói của bố tôi trong lúc minh mẫn đó có được xem là di chúc không? Mong luật sư cho tôi biết về cách làm di chúc, các hình thức di chúc hợp pháp được công nhận? Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Cách làm di chúc, các hình thức di chúc hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi qua quá trình xem xét chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ vào khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện cách làm di chúc miệng như sau:
Người ta lập di chúc miệng khi có sức khỏe, tinh thần minh mẫn; bởi chỉ khi người đó tỉnh táo thì mới quyết định được theo suy nghĩ của bản thân theo quy định của pháp luật, có ít nhất là hai người làm chứng trong khi viết di chúc và trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày di chúc được viết ra phải có công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Như vậy, việc ông lập di chúc miệng như trên là hợp pháp với quy định của pháp luật về cách làm di chúc miệng (điều kiện). Bạn cũng cần phải mang bản di chúc miệng đó đi công chứng tại các văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc các cơ quan có thẩm quyền xác thực trong vòng 5 ngày kể từ khi di chúc được lập.
Tuy nhiên di chúc vô hiệu nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc hiện tại vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ bị huỷ bỏ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, di chúc có thể hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cách làm di chúc là bắt buộc phải được lập thành văn bản, ngoài ra di chúc cũng có thể lập bằng văn miệng trong nhiều trường hợp (di chúc miệng).
Căn cứ pháp lý vào Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các hình thức di chúc hợp pháp:
Di chúc bằng văn bản
Theo quy định Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản được bao gồm:
Di chúc có người làm chứng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng và cuối cùng là di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Tại quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Cách lập di chúc như vậy để thể hiện một số nội dung như sau: tháng, năm ngày… Việc lập di chúc sẽ không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự lên từng trang và có chữ ký của người làm di chúc.
Trong các trường hợp bản di chúc có nhiều sự tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc phải kí tên lên chỗ mình đã sửa chữa và tẩy xoá như vậy mới có thể đảm bảo tính chính xác của bản di chúc.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trong trường hợp người làm di chúc mà không có khả năng viết di chúc thì cũng có thể nhờ người viết hộ hoặc đánh máy hộ. Và nếu trong trường hợp như vậy thì cần có ít nhất là hai người bên cạnh trong lúc viết di chúc để làm chứng. Người làm di chúc sẽ điềm chỉ hoặc có thể thì ký vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng có trong vào bản di chúc.
Như vậy, việc làm di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung của di chúc tại điều 631 của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định về việc người làm chứng cho việc làm bản di chúc tại điều 632 của bộ luật này.
Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Di chúc bằng miệng
+ Cách làm di chúc miệng sẽ được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
+ Trong khoảng thời gian là 3 tháng kể từ thời điểm người lập di chúc miệng lập ra mà người lập di chúc miệng vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng này sẽ bị vô hiệu.
Như vậy, việc bố bạn trong lúc minh mẫn, tỉnh táo phân chia tài sản bằng miệng là đúng với pháp luật, trong trường hợp này bố bạn đã chọn cách làm di chúc bằng miệng, tuy nhiên điều kiện để di chúc miệng này của bố bạn có hiệu lực pháp luật bạn phải đi công chứng, tại văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc đến các cơ quan có thẩm quyền để xác thực.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Cách làm di chúc, thủ tục lập di chúc hợp pháp
Anh Quang (Bình Định) có gửi câu hỏi:
Kính chào luật sư, trong thời gian tới tôi muốn lập một bản di chúc để phân chia tài sản cho các con của mình, do các con trong gia đình tôi luôn xảy ra các tranh chấp về đất đai. Vì vậy, tôi muốn hỏi di chúc để lại đất cho con viết như thế nào? Thủ tục lập di chúc hợp pháp gồm những bước gì? Mong luật sư tư vấn, hỗ trợ giải thích giúp tôi. Cảm ơn luật sư.
>> Cách làm di chúc, thủ tục lập di chúc hợp pháp nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, hồ sơ, thủ tục công chứng di chúc tại văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật theo Điều 658 của Bộ luật Dân sự 2015.
Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:
1. Phiếu yêu cầu công chứng;
2. Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
3. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất. Nếu tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, bạn tiến hành khai nhận di sản theo di chúc.
Hồ sơ khai nhận di sản bao gồm:
1. Tờ tường trình về quan hệ nhân thân theo mẫu;
2. Bản di chúc;
3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyên sở hữu tài sản của người để lại di sản nếu pháp luật có yêu cầu,
4. Giấy chứng tử của người để lại di sản;
5. Giấy tờ tùy thân của người khai nhận thừa kế, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người chết và người nhận di sản;
Trên đây là toàn bộ cách làm di chúc, thủ tục lập di chúc, nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc hãy gọi ngay cho tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174.
Điều kiện làm di chúc hợp pháp
Anh Hiệp (Đà Nẵng) có gửi câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Trần Văn Hiệp, hiện nay tôi 55 tuổi tôi đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, do lo sợ hai đứa con trai tôi sau này sẽ tranh giành tài sản với nhau nên tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi ở tuổi 55 tôi đã có thể lập di chúc chưa, cách làm di chúc như thế nào và phải có điều kiện như thế nào để di chúc tôi lập ra cho các con có hiệu lực pháp luật. Xin cảm ơn luật sư.
>> Tư vấn cách làm di chúc, điều kiện làm di chúc hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào ông Hiệp với trường hợp cách làm di chúc để có đủ điều kiện của ông chúng tôi xin được giải quyết như sau:
Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc được xem là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Thứ nhất về độ tuổi người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi vẫn được lập di chúc, nếu được bố mẹ hoặc người giám hộ của người đó không ngăn cản về việc lập di chúc. Như vậy, với độ tuổi hiện tại thì ông hoàn toàn có thể lập di chúc được.
2. Thứ hai về điều kiện lập di chúc thì tình trạng sức khỏe của ông phải minh mẫn, sáng suốt… Và nội dung di chúc không trái với các quy định của pháp luật. Như vậy với đủ các điều kiện trên thì ông hoàn toàn có thể lập di chúc.
Cách làm di chúc được xem là hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật phải có đủ các điều kiện sau đây căn cứ tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
+ Đầu tiên người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép.
+ Trong nội dung của bản di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Như vậy, với độ tuổi và điều kiện hiện tại thì ông có thể lập di chúc để lại tài sản cho các con và để di chúc của ông có hiệu lực pháp luật thì mình cần tuân theo các điều kiện để di chúc có hiệu lực theo pháp luật tại điều 630 để có hiệu lực.
Điều kiện người lập di chúc
Anh Khóa (Ninh Bình) có gửi câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là Nguyễn Văn Khóa năm nay 45 tuổi. Để tránh tình trạng các con của tôi tranh giành nhau miếng đất nên tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con luôn. Vì vậy, luật sư cho tôi hỏi điều kiện để tôi có thể lập di chúc một cách hợp pháp với ạ. Cảm ơn luật sư.
>> Tư vấn cách làm di chúc, điều kiện về người lập để di chúc hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, với vấn đề của mình chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy, với quy định trên của pháp luật thì gồm có hai nhóm cá nhân được pháp luật cho phép thực hiện quyền thành lập di chúc như sau:
Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Theo sự ghi nhận này, người lập di chúc và người xác lập giao dịch đã được khoanh vùng và xác định theo phạm vi khác nhau.
Sự cụ thể hoá quy định về người lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành được xem xét dựa trên một số khía cạnh sau:
+ Về độ tuổi được xác định là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ghi nhận cho người từ đủ 18 tuổi trong bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật cũng quy định người từ đủ 15 đến chưa đến 18 tuổi cũng có quyền lập di chúc trong trường hợp được bố mẹ, người giám hộ đồng ý.
+ Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cá nhân muốn lập di chúc còn phải thỏa mãn điều kiện: minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa.
Như vậy, thông qua quy định này, pháp luật đã loại trừ chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc những chủ thể gặp phải các vấn đề về nhận thức, trạng thái tinh thần không minh mẫn, sáng suốt. Đồng thời, khác với giao dịch thông thường, những người bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi vẫn có thể lập di chúc với những điều kiện nhất định.
Như vậy trên đây là những điều kiện để một cá nhân có thể lập di chúc, bạn hãy căn cứ vào đó để xem bản thân đã có đầy đủ các điều kiện hợp pháp để lập di chúc chưa.
Điều kiện người nhận di sản
Bạn Thuý (Nghệ An) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là Hồ Minh Thuý hiện nay tôi 20 tuổi đang sống tại tỉnh Nghệ An. Bà Nguyễn Thị Loan là mẹ tôi sau khi qua đời mẹ có để lại di chúc viết tay đã có công chứng là để lại tài sản cho tôi. Nhưng hiện nay tôi đang sống chung với bố dù đã lớn. Như vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có đủ điều kiện là người nhận di sản của mẹ tôi để lại hay không. Xin cảm ơn luật sư ạ.
>>Tư vấn cách làm di chúc, điều kiện người nhận di sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, với trường hợp của bạn thì bạn chính là người nhận di sản ( người thừa kế) theo di chúc của mẹ bạn khi qua đời đã để lại cho bạn. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 và cụ thể căn cứ vào điều 613 quy định về người thừa kế thì với độ tuổi hiện tại bạn hoàn toàn có quyền định đoạt với số di sản của người mẹ đã để lại vào nhiều mục đích khác nhau và lựa chọn .
Người nhận di sản là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế quy định cụ thể như sau
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế, theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, người nhận di sản chỉ được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại khi đáp ứng được yêu cầu của pháp luật.
Nội dung của di chúc
Anh Lâm (Lâm Đồng) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi tên là Nông Văn Lâm quê ở Lâm Đồng, do không hiểu rõ về cách làm nội dung di chúc nên dù đã làm di chúc nhiều lần về mấy mảnh đất để lại cho ba đứa con. Nhưng lần nào tôi đi xác thực tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thì toàn bị trả về di nội dung di chúc không hợp lý.
Chính vì vậy, luật sư cho tôi hỏi nội dung của di chúc theo đúng quy định của pháp luật và cách làm di chúc như thế nào. Cảm ơn Luật sư rất nhiều. Rất mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi.
>> Tư vấn cách làm di chúc, nội dung di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Lâm, căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 cụ thể theo quy định tại điều 624 thì để có một bản di chúc hợp lệ, không trái với pháp luật cần tuân theo nội dung sau đây:
Nội dung và hình thức của di chúc gồm có:
+ Tên ngày tháng năm làm di chúc,
+ Họ và tên, địa chỉ thường trú của người lập di chúc,
+ Họ và tên người, các tổ chức và cơ quan được hưởng di sản để lại.
Và một số nội dung khác như di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Với trường hợp trong di chúc có nhiều chỗ tẩy xoá, chỉnh sửa của người viết thì người viết di chúc hoặc những người làm chứng trong di chúc phải ký tên bên cạnh những chỗ đã tẩy xóa, chỉnh sửa.
Một bản di chúc có thể có hiệu lực trong thời gian là bao lâu? Căn cứ theo quy định tại điều 643 của bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật chỉ xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc, không có nghĩa là tại thời điểm người có di sản chết, di chúc phải được đem ra thực hiện.
>>> Xem thêm: Lập di chúc ở đâu? Làm di chúc như thế nào thì hợp pháp nhất?
Hiệu lực của di chúc
Anh Xuân (Đồng Nai) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Đào Hồng Xuân năm nay tôi 60 tuổi, vào năm 2020 tức là hai năm về trước do sức khỏe không được tốt nên tôi đã lập di chúc. Sau hai năm sức khoẻ tôi đã dần ổn định và tốt hơn rất nhiều. Bây giờ tôi muốn lập lại bản di chúc khác thì có được không. Xin hỏi luật sư bản di chúc 2020 của tôi đến thời điểm hiện tại là sau hai năm thì còn có hiệu lực không. Rất mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc cho tôi.
>> Cách làm di chúc, hiệu lực của di chúc là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn Xuân đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải quyết như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định:
+ Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực
+ Đồng thời, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Đặc biệt:
+ Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ
Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Trong đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm; động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
– Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Từ những quy định trên có thể thấy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản, 10 năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn hoàn toàn có thể lập bản di chúc mới thay cho bản di chúc cũ năm 2020. Trường hợp bạn lập di chúc mới thì bản di chúc cũ sẽ mất hiệu lực và ngược lại nếu bản di chúc mới không lập ra thì bản di chúc cũ của ông vẫn có hiệu lực.
>>> Xem thêm: Di chúc có hiệu lực khi nào? Cách xác định hiệu lực di chúc
Các vấn đề liên quan đến cách làm di chúc
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Chị Hoa (Hà Tĩnh) có gửi câu hỏi:
Chào luật sư cho tôi hỏi thắc mắc về thừa kế không cần di chúc như sau: Tôi là Nguyễn Thị Hoa năm nay 30 tuổi, quê ở Hà Tĩnh. Tôi sinh sống cùng anh Nam (đã mất) như vợ chồng vì anh đã ly thân với vợ và hai chúng tôi có hai đứa con một trai một gái con trai tôi năm nay 9 tuổi và một đứa mới 3 tuổi. Trong một lần uống say bị tai nạn không qua khỏi nên anh qua đời.
Trong lúc đó anh ấy có để lại di chúc nhưng không để lại cho tôi và hai đứa con của anh ấy gì hết mà để lại toàn bộ tài sản cho vợ và 3 người con đã ly thân của anh.Tôi đã yêu cầu vợ trước của chồng tôi chia thừa kế cho con tôi nhưng bà không đồng ý. Vậy xin hỏi pháp luật có bảo vệ quyền được hưởng thừa kế của hai con tôi không? Tôi phải làm thế nào ạ? Mong giải đáp từ luật sư rất nhiều, xin cảm ơn.
>> Cách làm di chúc, trường hợp nào người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:Quy định về di chúc được quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Đồng thời, theo quy định về người lập di chúc quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Chính vì vậy chồng của bạn có quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người vợ trước và các con của người vợ trước.
Tuy nhiên trong trường hợp này hai đứa con của bạn thuộc Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng”
Hiện tại trong luật pháp Việt Nam không có sự khác biệt về con ngoài giá thú và con trong giá thú và vì con của bạn đều dưới 18 tuổi nên, mặc dù không được người cha để lại thừa kế theo di chúc nhưng 2 cháu vẫn sẽ được chia một phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Còn về cuộc hôn nhân không có hôn thú của bạn thì pháp luật không công nhận trừ trường hợp các bạn sống chung với nhau trước 3/1/1987.
Trong trường hợp này, nếu như bạn sống chung như vợ chồng với anh Nam và có hai đứa con chung thì trong thời trước ngày 3/1/1987 này bạn và con bạn là những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Tuy nhiên, nếu không vào thời điểm đó thì bạn cũng có thể đòi quyền lợi cho hai đứa con của bạn là những trường hợp sẽ được hưởng thừa kế mà không theo di chúc
Di sản dùng vào việc thờ cúng
Anh Nam (Quảng Ngãi) có gửi câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Nam năm nay tôi 40 tuổi, Bố tôi đã mất cách đây vài tháng bố tôi có để lại di chúc trước khi qua đời . Tuy nhiên trong di chúc chỉ chia phần thừa kế của các thành viên trong gia đình tôi mà không có di sản dùng vào việc thờ cúng. Xin hỏi luật sư, khi bố tôi chia di chúc như vậy thì di sản dùng vào việc thờ cúng là ở đâu? Có được trích trong di chúc hay không. Cảm ơn Luật sư.
>> Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, cách làm di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi xin giải quyết như sau:
Căn cứ điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc. Trường hợp, di chúc không chỉ định người quản lý dùng vào việc thờ cúng, thì những người thừa kế thỏa thuận giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho một người thừa kế trông coi, sử dụng. Người quản lý di sản có thể là con hoặc cháu của người đã chết, họ có điều kiện trông coi, quản lý, duy trì, phát triển di sản dùng vào việc thờ cúng.
Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng người có tài sản chết vào ngày giỗ, tết. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng. Đây cũng là sự khác biệt giữa pháp luật của Nhà nước ta và pháp luật thời phong kiến thuộc địa và luật cổ Việt Nam.
Làm thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc như thế nào?
Anh Minh (thành phố Hồ Chí Minh) có gửi câu hỏi:
Chào luật sư, Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn một vấn đề như sau: Tôi là Nguyễn Văn Minh hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng vài tháng trước cụ thể là tháng 1 năm 2022 mẹ tôi qua đời và trước khi qua đời mẹ tôi có viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho tôi.
Xin hỏi Luật sư, bây giờ tôi muốn làm thủ tục để nhận của mẹ để lại thì cần làm những gì? Cách làm thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc là như thế nào. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư để tôi có thể nhận được di sản của mẹ.
>> Làm thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Từ những thông tin mà bạn đưa ra thì có thể thấy hiện nay bạn đang được thừa kế tài sản từ mẹ sau khi mẹ qua đời và bạn đang muốn tư vấn về thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào. Sau đây sẽ là những giải đáp cụ thể của chúng tôi:
Bước 1:
Để có thể hưởng thừa kế theo di chúc thì việc bạn phải cần làm là xác định xem di chúc mà mẹ bạn để lại cho bạn có hợp pháp hay không hợp pháp. Điều này này đã được quy định rất rõ trong Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau di chúc phải được lập thành văn bản, ngoài ra nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Bước 2:
Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, bao gồm:
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản
+ Di chúc
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất.
Bước 3:
Sau khi kiểm tra hồ sơ xét thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại UBND cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Bước 4:
Kể từ thời hạn sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Trường hợp chỉ một người duy nhất thì lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 50 Luật Công chứng.
Trường hợp người thừa kế có cả người thừa kế theo di chúc và những người được hưởng di sản theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015 thì có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (tất cả các thừa kế cùng nhận di sản và không thỏa thuận phân chia) hoặc lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Bước 5:
Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, những người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ bao gồm:
1. Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà;
3. Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).
Như vậy, trên đây là toàn bộ về các thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc nếu bạn còn vướng mắc hay hỗ trợ tư vấn gì thì vui lòng liên hệ với phòng tổng đài của chúng tôi.
Thủ tục công chứng di chúc
Để thực hiện thủ tục công chứng di chúc cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết sau:
1. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
2. Dự thảo di chúc (trường hợp soạn sẵn);
3. Bản sao giấy tờ tùy thân;
4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường di chúc liên quan đến tài sản đó;
5. Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng bản di chúc mình đã lập. Theo đó, sau khi hoàn thành bản di chúc người để lại di sản có thể đến Ủy ban nhân nhân xã, phường, thị trấn hoặc phòng công chứng gần nơi mình ở để thực hiện công chứng di chúc theo trình tự và hướng dẫn của công chứng viên. Thủ tục công chứng di chúc tại cơ quan công chứng tuân thủ theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Thủ tục khai nhận di sản theo di chúc
Căn cứ theo quy định tại mục 2 chương 5 của luật công chứng năm 2014 để tiến hành các thủ tục nhận di sản theo di chúc. Việc khai nhận di sản thừa kế có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng tại nơi có bất động sản.
Nộp hồ sơ: Người khai nhận di sản ( tức là người có tên được hưởng trong di chúc) tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện các công việc công chứng.
Xử lý hồ sơ: Cơ quan thực hiện việc công chứng tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế.
Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
Lấy kết quả: Sau thời hạn là 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nau, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai: Tiến hành thực hiện việc đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường
Văn phòng nhận hồ sơ và xử lý.
Thủ tục hưởng thừa kế đất đai khi không có di chúc?
Bạn Hưng (Hải Dương) có câu hỏi:
Chào luật sư! Mẹ tôi mất cách đây được khoảng gần 12 năm . Bố tôi năm nay đã được gần 90 tuổi nhưng vẫn đang còn rất minh mẫn. Nhà tôi đang ở có sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) do mẹ tôi đứng tên. Miếng đất này là của ông bà bên ngoại để lại cho mẹ tôi đi lấy chồng và lập trước khi kết hôn với bố tôi.
Mẹ tôi ra đi đột ngột trong một lần tai nạn lao động tại công ty nên không để lại di chúc bằng văn bản hay bằng miệng gì cả. Và tính đến thời điểm hiện tại sổ đỏ vẫn chưa được sang tên cho bố tôi. Hiện nay sổ đỏ do anh trai tôi giữ, gia đình chúng tôi có ba người con, do khó khăn trong công việc tôi nên anh cả đề nghị được bán mảnh đất trên và đã được bố tôi đồng ý.
Cho tôi được hỏi luật sư là: làm thế nào để anh cả tôi có thể bán được miếng đất một cách hợp pháp và các thủ tục hưởng thừa kế đất đai khi không có di chúc sẽ làm như thế nào. Mong luật sư giải đáp và cảm ơn luật sư nhiều.
>>Thủ tục hưởng thừa kế đất đia khi không có di chúc nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Rất cảm ơn khi nhận được câu hỏi từ bạn qua quá trình xem xét chúng tôi xin được trả lời vướng mắc của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định:
Theo căn cứ đó những người được chia thừa kế theo pháp luật:
+ Hàng thứ nhất bao gồm những người như vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
+ Tiếp theo hàng thừa kế thứ hai sẽ bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
Hồ sơ làm thủ tục bao gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú
+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người nhận
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí
+ Bản trích đo bản đồ hiện trạng đất
Như vậy, trường hợp của bạn để sở hữu hợp pháp mảnh đất đó thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế theo pháp luật.
Chính vì vậy theo quy định của bộ luật hiện hành thì bố bạn và bạn, anh cả và người con còn lại là cùng ở hàng thừa kế thứ nhất, do đó mọi người đều có thể hưởng di sản bằng nhau và nếu có sự đồng ý của tất cả mọi người thì anh trai bạn được quyền bán mảnh đất kia trong lúc khó khăn.
Trên đây, là cách làm di chúc mà chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn tham khảo và một số vấn đề thực tế có thể xảy ra trong trường hợp này. Qua đây mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách làm di chúc và các vấn đề liên quan đến di chúc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể gọi đến cho chúng tôi qua Tổng đài pháp luật theo số hotline 1900.6174.
Cảm ơn bạn đọc.