Thủ tục công chứng di chúc hợp pháp năm 2024 như thế nào?

Thủ tục công chứng di chúc có thực sự bắt buộc trong quá trình hợp pháp hóa di chúc? Hiện nay, việc lập di chúc diễn ra phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều cá nhân vẫn thường gặp vướng mắc trong quá trình công chứng di chúc. Liệu rằng di chúc có bắt buộc phải được công chứng, mới được coi là hợp pháp hay không? Trong trường hợp cần công chứng thì thủ tục cụ thể gồm những bước nào? Sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 19006174 để được tư vấn nhanh chóng. 

 

> Tư vấn thủ tục công chứng di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

tu-van-thu-tuc-cong-chung-di-chuc

Công chứng, chứng thực di chúc có bắt buộc không?

 

Chị Ngân (Quảng Ninh) có câu hỏi:

Chào luật sư!

Ông nội tôi có 5 tỷ, một mảnh đất ở thị xã Đông Triều – Quảng Ninh có diện tích 200m2, một mảnh đất ở Hạ Long – Quảng Ninh có diện tích 180m2 và hai ngôi nhà (tất cả các mảnh đất đều có giấy tờ đầy đủ, không tranh chấp).

Hiện tại Ông đang bệnh nhưng còn minh mẫn và đã lập di chúc để chia đề cho năm người con, một phần làm từ thiện và một phần lo hương khói tang lễ cho ông khi ông mất. Tuy nhiên di chúc để lại đất cho con của ông chưa được công chứng. Gia đình tôi có cần đi công chứng di chúc hay không?

Mong luật sư giải đáp thắc mắc vấn đề cho gia đình tôi. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn!

 

>> Liên hệ ngay Luật sư hỗ trợ giấy tờ liên quan đến công di chúc , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Ngân! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra giải đáp như sau:

Pháp luật có quy định về những trường hợp bắt buộc và không bắt buộc phải chứng thực, công chứng di chúc.

Những trường hợp yêu cầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ căn cứ tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng căn cứ tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài căn cứ tại Khoản 5 Điều 647 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

– Các giấy tờ liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ( Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014; Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

– Các loại giao dịch, giấy tờ liên quan đến thừa kế (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản) căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015Luật Công chứng 2014.

Những trường hợp không yêu cầu bắt buộc phải chứng thực, công chứng di chúc

Căn cứ tại Điều 638 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì các trường hợp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực được quy định như sau:

– Di chúc của quân nhân tại ngũ nếu không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực, thì cần có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp đại đội trở lên

– Di chúc của người trên tàu biển, máy bay do chỉ huy phương tiện xác nhận

– Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác do người phụ trách bệnh viện, cơ sở xác nhận

– Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo do người phụ trách đơn vị xác nhận

– Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài do cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam chứng nhận.

– Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh do người phụ trách cơ sở xác nhận.

Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc di chúc phải có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, di chúc phải thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định đã nêu ở trên thì mới được coi là hợp pháp.

Trong trường hợp của gia đình chị, di sản của ông chị bao gồm bất động sản nên bắt buộc phải chứng thực, công chứng di chúc đầy đủ.

Trong quá trình thực hiện chứng thực, công chứng di chúc, nếu gia đình chị gặp khó khăn gì thì hãy liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn Luật thừa kế qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn cụ thể nhé.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Thế nào là di chúc hợp pháp?

 

Chị Ánh Huyền (Phú Thọ) có câu hỏi:
Chào quý luật sư!
Bà tôi có hai mảnh đất ở Phú Thọ mỗi mảnh có diện tích là 120m2 và một căn nhà 3 tầng có diện tích trên sổ đỏ là 220m2 và 80m2 đất vườn tạp (tất cả giấy tờ đầy đủ và hợp pháp). Bà tôi biết rằng tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên gọi các con vào và phân chia tài sản. Bà có 3 người con (bác trai cả , bố tôi và cô út) bà chia cho nhà tôi và cô út mỗi người 1 mảnh đất ở Phú Thọ có diện tích 120m2 và bác cả được nhận căn nhà 3 tầng . Khi bà chia di chúc thì chỉ có 3 người con và bác cả có ghi lại để mang đi công chứng.
Tôi đang thắc mắc liệu rằng di chúc viết tay này có hợp pháp không? Có cần thêm điều kiện đặc biệt gì không? xin luật sư hay giải đáp thắc mắc cho tôi về vấn đề này. Tôi cảm ơn quý luật sư!

 

>> Dịch vụ hợp pháp hóa di chúc uy tín, hiệu quả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Huyền! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn giải đáp vấn đề của chị như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật về di chúc hợp pháp như sau:

Di chúc hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện:

Căn cứ tại Điều 630 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì di chúc được coi là hợp pháp khi:

– Người để lại di sản cần thể hiện sự minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và hoàn toàn không bị đe dọa hay lừa dối, cưỡng ép.

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không xâm phạm tới các quy phạm đạo đức. Hình thức di chúc phù hợp các quy định pháp luật.

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và được cha mẹ hoặc người giám hộ xác nhận đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được lập thành văn bản, có người làm chứng và công chứng, chứng thực đầy đủ.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn sau đó 05 ngày làm việc, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra xét về điều kiện của người làm chứng:

Căn cứ Điều 632 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì người làm chứng cho việc lập di chúc được quy định như sau:

Đối tượng không thể trở thành người làm chứng:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

– Như vậy, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.

Như vậy, trong trường hợp của gia đình chị, việc tạo lập di chúc không đáp ứng điều kiện về người làm chứng theo quy định của pháp luật nên di chúc vô hiệu.

Trong quá trình thực hiện việc hợp pháp hóa di chúc, nếu gia đình chị gặp các vướng mắc liên quan, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất.

 

cong-chung-di-chuc-hop-phap

Công chứng di chúc ở đâu và chuẩn bị giấy tờ gì?

 

Anh Chiến (Nam Định) có câu hỏi:
Tôi chào luật sư!
Bố tôi có một khoản tiền tầm 1,8 tỷ , một căn nhà có diện tích 90m2 hiện tại mẹ tôi và em gái đang ở, một mảnh đất có diện tích 120m2 và một cửa hàng đang cho thuê (tất cả tài sản đều có giấy tờ đầy đủ, không tranh chấp). Bố tôi bị ung thư, đang nằm viện và có lập di chúc để lại tài sản cho mẹ và chúng tôi (tôi và em gái). Tôi được một số anh chị trong công ty bảo rằng là phải đi công chứng di chúc.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi lập di chúc ở đâu và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết gì? Mong luật sư giải đáp thắc mắc cho gia đình tôi được biết và chuẩn bị. Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>> Luật sư hỗ trợ hồ sơ công chứng di chúc nhanh gọn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Chiến! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa qua tư vấn qua quá trình nghiên cứu như sau:

Những trường hợp yêu cầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ căn cứ tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

– Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng căn cứ tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài căn cứ tại Khoản 5 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2015.

– Các văn bản thừa kế nhà ở, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014; Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

– Các loại giấy tờ liên quan đến việc phân chia di sản (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản) căn cứ quy định Bộ Luật dân sự năm 2015 và Luật Công chứng 2014.

Như vậy, trường hợp của bố anh bắt buộc phải chứng thực, công chứng di chúc.

Nơi tiếp nhận chứng thực, công chứng di chúc:

Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định cụ thể: Trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng là nơi tiếp nhận hồ sơ chứng thực, công chứng di chúc, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Ngoại lệ: Người yêu cầu công chứng di chúc là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định trên, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng. Như vậy, ngoài lựa chọn Văn phòng công chứng uy tín, gia đình anh có thể chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã. (Căn cứ tại Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm một số giấy tờ sau:

Căn cứ tại mục Thủ tục chung về công chứng tại Luật Công chứng 2014, người cần công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng di chúc điền đầy đủ, chính xác thông tin và nội dung cần thiết

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu

– Dự thảo di chúc (nếu có)

– Một số giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

(Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu chứng thực, công chứng di chúc, không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc hộ.)

– Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, thông tin chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải mang kèm theo bản chính để xem xét và đối chiếu.

Trong quá trình thực hiện chứng thực, công chức di chúc, nếu anh gặp bất kỳ vướng mắc về cách làm di chúc, hãy gửi ngay câu hỏi về email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc trong trường hợp bạn cần tư vấn khẩn cấp hãy gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe thắc mắc của bạn và hỗ trợ giải quyết tận gốc mọi vấn đề thực tế bạn vướng mắc.

Thủ tục công chứng di chúc thực hiện như thế nào?

 

Anh Tâm (Vũng Tàu) có câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Tôi có lập di chúc để lại cho hai người con gái và vợ toàn bộ tài sản bao gồm: một mảnh đất, một căn nhà 2 tầng hiện tại vợ chồng tôi đang ở cùng số tiền mặt trị giá 800 triệu và tôi có một cuốn sổ tích kiệm.
Trong di chúc sổ tích kiệm đó tôi có ghi một phần tiền để lo mai táng cho tôi khi tôi mất và một phần là để lại cho vợ nuôi 2 con cùng 800 triều tiền mặt. Còn lại căn nhà và đất là của hồi môn sau này chia cho 2 người con gái của tôi.
Theo tôi được biết và cũng đã tìm hiểu đối với bất động sản thì phải công chứng. Vậy tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì để công chứng di chúc? Rất mong luật sư giải đáp vấn đề này của tôi, để tôi giải quyết được việc này sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Giải quyết thủ tục công chứng di chúc nhanh chóng, hiệu quả, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tâm! Chúc anh một ngày tốt lành. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và hỗ trợ tư vấn cho anh như sau:

 

trinh-tuc-thu-tuc-cong-chung-di-chuc

 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng di chúc phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định và nộp tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận, rà soát và kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu của người công chứng di chúc. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên trình bày cho người yêu cầu công chứng di chúc nắm rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, chỉ ra ý nghĩa và hậu quả pháp lý của bản di chúc.

Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng có vướng mắc, người lập di chúc bị nghi ngờ về việc bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối hay năng lực hành vi dân sự hoặc di chúc chưa mô tả cụ thể đối tượng thì công chứng viên đề nghị làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 3: Kiểm tra, xem xét rà soát dự thảo di chúc

Công chứng viên thực hiện xem xét rà soát dự thảo di chúc (trong trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc tự soạn thảo). Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng biết để sửa chữa.

Trường hợp người đó không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc.

Bước 4: Ký chứng nhận, xác nhận

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng di chúc nghe nếu được đề nghị.

Người yêu cầu công chứng di chúc ký vào từng trang của di chúc nếu đồng ý với toàn bộ nội dung dự thảo. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng trình bản chính của các giấy tờ cần thiết để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Thời hạn công chứng di chúc không quá 02 ngày làm việc; không quá 10 ngày làm việc đối với trường hợp có nội dung phức tạp.

Phí công chứng di chúc là 50.000 đồng. (Thông tư 257/2016/TT-BTC)

Mọi thắc mắc về thủ tục công chứng di chúc vui lòng để lại câu hỏi qua hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật hoặc kết nối trực tiếp với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được lắng nghe giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Di chúc miệng có bắt buộc công chứng hay không?

 

Chị Hà (Quảng ngãi) có câu hỏi:
Xin chào luật sư tư vấn!
Mẹ tôi mới mất, 3 ngày trước khi mẹ tôi mất có nói để lại cho tôi mảnh đất 120m2, cho anh trai tôi căn nhà hiện tại gia đình tôi đang ở là 180m2 và tôi được ở đó đến khi mua nhà hoặc lấy chồng. Lúc mẹ tôi nói cho chúng tôi cũng có hai bác nghe và ghi lại toàn bộ có ký tên xác nhận và mẹ tôi có đóng dấu. Mẹ tôi không biết chữ nên không lập di chúc được nên mới truyền qua miệng.
Tôi đang không biết rằng bản viết tay ghi chép lại nội dung mẹ chia tài sản cho chúng tôi có cần công chứng xác thực gì hay không. Vì tôi sợ sau này có sai sót gì thì làm lại mất thời gian. Rất mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của luật sư về sự việc của nhà tôi . Tôi xin trân thành cảm ơn luật sư!

 

>> Đặt ngay câu hỏi cho Luật sư về di chúc miệng có bắt buộc công chứng không?

Trả lời:

Xin chào chị Hà! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật. Nội dung thắc mắc của chị được đội ngũ Luật sư tiếp nhận và phản hồi như sau:

Quy định về di chúc miệng:

Căn cứ theo Điều 629 Bộ Luật dân sự năm 2015 về di chúc miệng được hiểu như sau.

1.Trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản được thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Điều kiện để di chúc miệng được hợp pháp

Căn cứ theo Điều 630 Bộ Luật dân sự năm 2015 về những điều kiện để di chúc miệng được hợp pháp được hiểu như sau.

Theo khoản 1 Điều 630 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Theo khoản 2 Điều 630 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Theo khoản 3 Điều 630 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Theo khoản 4 Điều 630 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo khoản 5 Điều 630 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, trong trường hợp của gia đình chị bắt buộc phải công chứng di chúc bản ghi chép, xác minh các chữ ký và dấu vân tay ở cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày mất của mẹ chị. Vì mẹ chị không biết chữ, nên quá trình thực hiện cần căn cứ quy định Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật dân sự năm 2015. Gia đình chị cần nhanh chóng giải quyết thủ tục này để quá trình hợp pháp hóa di chúc diễn ra thuận lợi.

>>> Xem thêm: Di chúc có hiệu lực khi nào? Cách xác định hiệu lực di chúc

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về công chứng di chúc và các thủ tục công chứng cần thiết người dân cần nắm rõ. Hy vọng với tất cả tư vấn từ đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp các bạn áp dụng hiệu quả vào vấn đề thực tiễn của mình. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhanh tay gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn trọn vẹn nhất. Với đội ngũ Luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý đã có nhiều năm kinh nghiệm, trực tiếp tham gia các vấn đề pháp lý có liên quan đến công chứng di chúc, chúng tôi cam kết mang lại cho các bạn những thông tin chính xác nhất, sẵn sàng hỗ trợ giải quyết triệt để vướng mắc thực tế của bạn.

Cảm ơn và trân trọng!