Đơn khởi kiện đòi nợ là cần thiết khi quyền và lợi ích đáng được bảo vệ của chính mình bị xâm phạm hoặc bị ảnh hưởng xấu. Đơn kiện đòi nợ là một trong những giải pháp nhằm đòi lại các khoản nợ hoặc khoản vay đã đến hạn trả nhưng người vay không chịu trả hoặc không muốn trả. Dưới đây là lời khuyên và giải đáp một số vướng mắc liên quan đến đơn kiện đòi nợ.
Có nên làm đơn khởi kiện đòi nợ hay không?
Câu hỏi anh Mạnh (Tuyên Quang):
Thưa Luật sư, tháng 6/2018 tôi có cho gia đình bạn tôi vay 60 triệu đồng. Anh bạn này trước học cùng với tôi từ hồi cấp 3, chơi với nhau lâu và thường hay rủ nhau đi ăn nhậu. Nghe bạn tôi kể là muốn vay để làm vốn liếng kinh doanh quán cà phê và hứa với tôi đến cuối năm 2018 sẽ trả. Tôi không nghĩ nhiều nên đã đồng ý cho vay, tính đến nay đã gần 2 năm. Tôi hỏi và giục nhiều lần về số tiền đó nhưng đến giờ thì bạn tôi không nghe máy. Nhà cũng đã chuyển đi 2 tháng nay, nghe qua mới biết việc kinh doanh của anh thất bại, đang nợ nần nhiều, hiện không rõ đang ở đâu. Với trường hợp này tôi có nên làm đơn khởi kiện đòi nợ không? Mong luật sư tư vấn!
>>Luật sư tư vấn cách viết và điền nội dung vào đơn khởi kiện đòi nợ chính xác. Liên hệ 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào anh Mạnh.Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Sau khi tiếp nhận câu hỏi và xem xét luật sư xin được trả lời như sau:
Hợp đồng vay tài sản quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là thỏa thuận giữa các bên, nên bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến kỳ hạn trả thì bên vay phải hoàn trả cho bên đi vay tài sản cùng loại theo đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.”
“Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên thỏa thuận về tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và quyền đòi lại tài sản vay trước kỳ hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn dùng tài sản trái mục đích.”
Như vậy, ở trường hợp của bạn, bạn có quyền kiểm tra số tiền vay đó có được người kia sử dụng đúng mục đích hay không. Và có quyền đòi lại món tiền đó trước thời hạn khi bạn đã nhắc nhở, hiện tại thì bạn của bạn chưa gửi lại bạn số tiền đó theo đúng cam kết đã thỏa thuận từ trước.
Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự bản thân hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (người khởi kiện) tại Tòa có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Việc không thực hiện đúng cam kết sẽ xâm phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn. Chính vì vậy bạn có quyền đòi nợ trước ngày hết hạn, và có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ trước Tòa án. Bạn cần làm tờ đơn kiện đòi nợ và kèm theo những tài liệu, thông tin có thể làm chứng cứ về thỏa thuận giữa bạn và bạn của bạn. Lúc đó Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết cho bạn.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất 2022
Câu hỏi của chị Thảo (Hưng Yên):
Thưa Luật sư, chị làm cùng công ty với tôi có hỏi vay tôi 50 triệu, để chị đấy nộp tiền viện phí cho mẹ. Thấy gia đình chị đấy khó khăn, bố mẹ già yếu, bệnh tật nên tôi cũng thương cố lấy ra 50 triệu cho chị vay về chữa chạy cho mẹ. Khi chị cầm tiền, chị còn cảm ơn tôi, hứa đến tháng 6/2010 sẽ gửi lại tôi. Nhưng sau gần 5 năm, tôi không thấy thông tin gì từ phía chị cả. Giờ liên hệ cũng bị chị chặn, chị cũng không đi làm gần năm nay rồi. Gần đây nhất nói chuyện với chị cũng là nói qua điện thoại. Nên tôi quyết định làm đơn khởi kiện đòi nợ trước Tòa nhưng chưa biết cách viết đơn. Vậy nên muốn được luật sư tư vấn cho tôi cách soạn mẫu đơn chính xác nhất. Tôi xin cảm ơn!
>>Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào chị Thảo, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin phép được trả lời như sau:
Đơn khởi kiện đòi nợ là thành phần quan trọng của hồ sơ khởi kiện. Đây là một trong những giải pháp thu hồi nợ, khoản vay khó đòi, đến hạn nhưng bên vay không chịu trả hoặc không muốn trả theo quy định pháp luật. Dưới đây là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ (mẫu giấy đòi nợ cá nhân) mới nhất 2022:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Việc đòi nợ)
Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………………………………………………………………………..
Người khởi kiện: ……………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: ……………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ ……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Nội dung khởi kiện: (11) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:………………………………………………………………………….
Người làm chứng (nếu có) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: (14) ………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
2……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người khởi kiện
Trên đây là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mà luật sư soạn thảo giúp bạn. Ngoài ra nếu bạn chưa biết cách điền nội dung hay còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tới tổng đài pháp luật qua số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tư vấn chính xác và miễn phí
>> Xem thêm: Dịch vụ đòi nợ thuê đúng pháp luật uy tín – Bảng giá chi tiết
Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi nợ chuẩn
Câu hỏi của anh Tùng (Thái Bình):
Thưa Luật sư, tôi muốn khởi kiện bạn của vợ tôi, trước đó do anh này gặp khó khăn muốn vay vợ chồng tôi 65 triệu. Vợ tôi muốn cho anh đấy vay, còn tôi thì không. Chính vì vậy hai vợ chồng tôi bất hòa, sau nhiều lần như vậy thì tôi quyết định cho vay và muốn cuối năm 2019 trả lại vợ chồng tôi. Giờ gần 2 năm rồi, anh đấy chưa gửi lại tiền. Chúng tôi nhắc và đến nhà hỏi vài lần nhưng vẫn vậy, anh ta còn hung hăng đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà. Hiện tôi muốn khởi kiện, luật sư cho tôi hỏi về cách viết đơn khởi kiện đòi nợ như thế nào?
>Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi nợ đầy đủ, chính xác nhất. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào anh Tùng, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin phép được trả lời như sau:
Khi cần bảo vệ bất cứ quyền và lợi ích của mình đã và đang bị xâm hại, ai cũng có quyền nộp đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án, để giải quyết.
Đơn kiện cần phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn (tức bên khởi kiện) và họ tên, địa chỉ của bị đơn (tức bên bị kiện). Phía nguyên đơn có trách nhiệm là phải xác định rõ bị đơn là ai, ở đâu,…?. Nếu không rõ ràng Tòa án sẽ không thể nhận đơn.
Nguyên đơn có thể chọn Tòa án nơi cư trú hoặc nơi xảy ra sự việc hoặc nơi ở của bị đơn, nơi bị đơn có tài sản,…để nộp đơn kiện trước Tòa. Tuy nhiên, tốt nhất nên chọn tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc có tài sản để khởi kiện. Vì như vậy sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn thi hành án sau này.
Sau phần “nguyên đơn – bị đơn” cần nhắc lại nội dung sự việc một cách đầy đủ, chính xác để phía Tòa án dễ theo dõi và nắm bắt được sự việc, từ đó xét xem đơn kiện có căn cứ hay không. Không kể lể những tình tiết nhỏ nhặt hoặc không liên quan.
Cuối đơn, cần nêu rõ yêu cầu của mình: làm đơn kiện đòi cái gì? trị giá bao nhiêu? càng cụ thể càng tốt . Với trường hợp ghi chung chung sau đó nhờ tòa án giải quyết thì tòa sẽ khó nắm bắt được sự việc. Thậm chí Tòa sẽ không thụ lý đơn kiện.
Một điểm cần lưu ý là ngoài việc đòi nợ gốc, nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn phải trả thêm tiền lãi phát sinh hoặc các thiệt hại khác (nếu có) do bên bị đơn không trả, kéo dài thời gian trả tiền.
Ngoài ra cần phải đính kèm những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Chẳng hạn như đòi nợ thì phải có giấy xác nhận nợ , đòi nhà thì sẽ cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất,…nếu không có chứng cứ sẽ rất khó để thắng kiện.
Về nguyên tắc, bằng chứng phải là tài liệu gốc, bản chính. Tài liệu hoặc giấy tờ ở dạng photocopy sẽ không có giá trị pháp lý. Do vậy, khi nộp đơn thì có thể nộp bản photocopy, nhưng sau này tòa sẽ yêu cầu nộp bản chính hoặc đưa bản chính ra để đối chiếu.
Khoảng 1 tuần sau khi nộp đơn, tòa sẽ xem xét nếu thấy đơn kiện hợp lý thì sẽ yêu cầu phía nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí (trị giá khoảng 2.5% giá trị yêu cầu trong đơn kiện). Ví dụ: Bạn muốn đòi 100 triệu thì phải đóng tạm ứng án phí 2.5 % triệu đồng. Sau này nếu thắng kiện, tòa sẽ gửi lại nguyên vẹn số tiền này, còn nếu thua kiện thì tiền án phí cũng mất luôn.
Nói chung, nếu yêu cầu khởi kiện rành mạch, chứng cứ rõ ràng thì khả năng thắng kiện sẽ càng cao.
Trên đây, là hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn đòi nợ mà luật sư tư vấn. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc hay muốn được hỗ trợ pháp lý liên quan có thế gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của tổng đài pháp luật để luật sư tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.
H2.Thủ tục khởi kiện đòi nợ thực hiện như thế nào?
Câu hỏi của anh Tiến (Đà Nẵng):
Thưa Luật sư. Tôi có cho người khác vay tiền, có hợp đồng vay nợ viết tay. Nội dung trong hợp đồng có ghi hạn phải trả là tháng 4 năm 2021, nhưng đến nay đã quá hạn 1 năm mà người ta không chịu trả nợ cho tôi. Do tôi đang gặp khó khăn về kinh tế nên muốn thu hồi khoản nợ. Vậy tôi muốn hỏi luật sư thủ tục để khởi kiện đòi nợ như thế nào? Mong luật sư giải đáp!
>>Khởi kiện đòi nợ như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào anh Tiến, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin phép được trả lời như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Để thực hiện được việc khởi kiện đòi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đòi nợ (mẫu đơn đòi nợ cá nhân) đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:
– Đơn khởi kiện đòi nợ (mẫu giấy đòi nợ cá nhân)
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền,… (nếu có).
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Tòa án thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện:
Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật này thì Tòa án nhân dân nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn có thẩm quyền ra quyết định sơ thẩm về tranh tụng dân sự và hợp đồng dân sự.
Căn cứ các quy định trên, nếu bên cho vay có nhu cầu khởi kiện đòi nợ thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người vay cư trú, làm việc.
Lưu ý: Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự quy định rõ ràng các phương thức mà bên cho vay có thể khởi kiện cùng với các tài liệu, chứng cứ mà bên cho vay hiện có tại tòa án có thẩm quyền:
– Nộp trực tiếp tại Tòa;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
– Nộp trực tuyến bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) Người khởi kiện phải truy cập Cổng thông tin điện tử của Tòa án, điền đầy đủ thông tin vào đơn khởi kiện đòi nợ, ký điện tử và gửi cho Tòa án (căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016 / NQ – HĐTP).
Thời gian giải quyết:
Việc giải quyết yêu cầu và đơn yêu cầu khởi kiện đòi nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 191 đến Điều 220 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Khi nhận được đơn, tòa án sẽ chỉ định một thẩm phán để xem xét đơn trong vòng ba ngày làm việc.
– Trong vòng 05 ngày kể từ ngày được chỉ định, thẩm phán sẽ ra lệnh sửa đổi và hoàn thiện đơn đăng ký; nghe vụ án; Chuyển sang đơn vị khác hoặc trả lại theo yêu cầu.
– Khi đã nhận được đơn khởi kiện đòi nợ (mẫu giấy đòi nợ cá nhân) và vụ việc thuộc thẩm quyền của mình, thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có) mà người này phải nộp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày xác nhận của nó. của đơn, kể từ ngày nhận được thông báo và nộp lại biên lai cho Tòa án.
– Trong thời hạn 03 ngày, thẩm phán thông báo thụ lý vụ án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán xét xử vụ án.
– Quá trình chuẩn bị trong vòng 04 tháng, trong thời gian này tòa án sẽ chuẩn bị hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải … nhưng không quá 02 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra Toà án mở phiên toà xét xử.
Như vậy có thể thấy nếu không có tình tiết phức tạp thì một thủ tục đòi nợ có thể kéo dài khoảng 6 tháng; nếu phức tạp thì có thể mất khoảng 8 tháng.
Phí, lệ phí khởi kiện:
Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và nói chung, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí và tùy theo kết quả sau khi xét xử chính xác định ai là người phải chịu án phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326 năm 2016 thì việc khởi kiện dân sự phải có giá trị tại thời điểm yêu cầu bồi thường, do đó phụ thuộc vào giá trị tài sản yêu cầu bồi thường hay số tiền khoản vay để xác định khoản nợ, án phí phải nộp.
Không trả được nợ khi vay tiền thì có bị phạt đi tù không?
Câu hỏi của anh Nhân (Hồ Chí Minh):
Thưa Luật sư, tôi có cho bạn tôi vay 50 triệu, hứa đến tháng 6/2018 trả lại tôi. Nhưng hơn 2 năm nay tôi vẫn chưa nhận được tiền. Tôi có nhắc nhiều về số tiền đó, nhưng bạn tôi đều lảng tránh. Lâu dần thì mối quan hệ của chúng tôi không còn tốt đẹp như trước, đợt gần đây tôi rất bức xúc nên có làm đơn khởi kiện đòi nợ nộp lên Tòa án. Tôi muốn hỏi: việc không trả được nợ khi vay tiền liệu có bị phạt đi tù không?
>>Mọi thắc mắc về khởi kiện đòi nợ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào anh Nhân, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin phép được trả lời như sau:
Điều 446 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ trả tiền của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi ở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả thêm tiền lãi với mức lãi suất theo quy định khoản 2 Điều 468 Bộ luật này trên số tiền chậm trả ứng với thời gian chậm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi:
a) Lãi trên nợ gốc sẽ theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp trả chậm thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định khoản 2 Điều 468 Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Vay tiền không trả sẽ bị ở tù cần đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:
Điều kiện 1: Sau khi vay tiền với hình thức hợp đồng và có 1 trong những hành vi sau:
– Dùng mọi thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền đó.
– Bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền đó.
– Đến hạn phải trả mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không muốn trả.
– Đã sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp khác dẫn đến không có khả năng trả lại số tiền đó.
Điều kiện 2: Về số tiền vay thuộc một trong các trường hợp sau:
– Giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng
– Giá trị dưới 4 triệu đồng đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mức phạt tù: 06 tháng đến 03 năm tù
(hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm)
Trong trường hợp số tiền vay nhiều hơn có thể phạt đến 20 năm tù (tùy mức độ vi phạm) Căn cứ Bộ luật hình sự 2015)
Như vậy, căn cứ theo nội dung điều luật nêu trên thì nếu bên vay không chối bỏ việc đã vay tiền bạn mà chỉ là không trả đúng hẹn thì Tòa sẽ yêu cầu bên vay hoàn trả số tiền và lãi suất theo thỏa thuận và bên vay sẽ không bị phạt tù. Nếu bạn còn vướng mắc hay muốn hỗ trợ pháp lý về khoản nợ trên hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 của tổng đài pháp luật để được luật sư tư vấn giải quyết vấn đề hiệu quả và nhanh nhất.
Dịch vụ đòi nợ tại Tổng đài pháp luật
Khởi kiện buộc bên vay trả nợ là công việc mà mỗi bên cho vay phải thực hiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Quy trình thực hiện dịch vụ đòi nợ khó đòi của Tổng đài pháp luật
Sau khi tiếp cận các tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp liên quan đến vụ án, Tổng đài pháp luật sẽ xử lý hồ sơ của khách hàng theo các bước sau:
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
– Xác định chứng cứ giải quyết tranh chấp;
– Hướng dẫn để khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ;
– Tham gia đàm phán và hòa giải;
– Tư vấn về trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản (Trường hợp đàm phán, hòa giải không thành);
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa;
– Bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng ở giai đoạn thi hành án;
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong cách viết đơn kiện đòi nợ, cũng như quy định liên quan đến đòi nợ. Mong rằng những thông tin mà Tổng đài pháp luật cung cấp bên trên sẽ mang lại hữu ích cho bạn. Ngoài ra nếu bạn đang cần được hỗ trợ pháp lý khác có thể gọi đến số 1900.6174 để gặp trực tiếp luật sư hỗ trợ cho bạn.