Tài sản trước hôn nhân và cách phân chia loại tài sản này khi ly hôn là vấn đề nhận được nhiều sự thắc mắc của mọi người. Bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định pháp luật hiện hành xoay quanh vấn đề về tài sản trước hôn nhân. Nếu có thắc mắc nào cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Làm thế nào để xác định tài sản trước hôn nhân?
Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn cách xác định tài sản trước hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình 2014, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng.
Có thể thấy quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo đảm cho vợ chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập mà không cần phải phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Trong thời kỳ hôn nhân có trường hợp chỉ một bên vợ chồng thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho người khác thì lúc này được coi là nghĩa vụ dân sự riêng.
Vì vậy để tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện nghĩa vụ riêng của mình thì pháp luật phải công nhận quyền sở hữu riêng về tài sản cho vợ và chồng. Quy định này cũng nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của người thứ ba.
Ngoài ra việc quy định về quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ chồng còn góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế của đối phương.
Trên thực tế nếu xảy ra tranh chấp thì về mặt nguyên tắc bên nào có tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của mình. Nếu không có căn cứ, cơ sở để chứng minh tài sản trước hôn nhân đó là tài sản riêng của mình thì nó sẽ mặc định được coi là tài sản chung.
Xét trong trường hợp của bạn có thể thấy, mảnh đất và căn nhà này là tài sản bạn được thừa kế riêng khi ông nội bạn mất. Căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình đây sẽ được xem là tài sản riêng của bạn. Vì vậy nếu muốn tránh những rắc rối sau này thì bạn với vợ sắp cưới có thể thực hiện thủ tục thỏa thuận xác lập chế độ tài sản sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về cách xác định tài sản trước hôn nhân, vui lòng đặt câu hỏi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn cao trong việc tư vấn hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản không?
Cách chứng minh tài sản trước hôn nhân
Về thời điểm xác lập tài sản
Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn nhanh chóng về thời điểm xác lập tài sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Để tháo gỡ vướng mắc này, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Theo đó để xác định được tài sản riêng của vợ chồng thì trước hết cần xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Thời điểm bắt đầu thời ky hôn nhân được coi là dấu mốc quan trọng và là ranh giới để xác định tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Do đó thời điểm bắt đầu được tính từ ngày đăng ký kết hôn được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Tài sản được tạo lập trước thời kỳ kết hôn sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Còn tài sản nếu được tạo lập thời điểm sau khi đăng ký kết hôn sẽ thuộc vào khối tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận khác.
Để chứng minh tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi ly hôn thì các bên cần có chứng cứ chứng minh tài sản trước hôn nhân đó thuộc các trường hợp là tài sản riêng chẳng hạn:
Đối với tài sản trước hôn nhân thì cần phải có hợp đồng mua bán tài sản; các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng của vợ hoặc chồng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu của riêng vợ hoặc chồng…
Đối với tài sản được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng thì cần: văn bản chứng minh quyền thừa kế đó là hợp pháp; hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh việc hoàn tất tặng cho…; Đối với tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì các bên phải nộp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung được công chứng theo quy định của pháp luật…
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ–CP thì tài sản riêng của vợ chồng còn gồm: quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; khoản trợ cấp hoặc ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với thân nhân của vợ hoặc chồng.
Trong trường hợp của bạn có thể thấy ngôi nhà và chiếc xe là tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân do đó đây sẽ là tài sản riêng của bạn. Do đó bạn sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Vì vậy nếu trường hợp này hai bạn không có thỏa thuận nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản riêng của hai vợ chồng thì căn nhà và chiếc xe vẫn thuộc sở hữu riêng của bạn.
Vì vậy nếu trường hợp hai bạn có tranh chấp về việc chia tài sản khi ly hôn thì bạn sẽ phải chứng minh căn nhà và chiếc xe là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân thông qua các giấy tờ như hợp đồng mua bán tài sản, giấy chứng nhận quyền sở hữu riêng… thì lúc này kể cả khi ly hôn thì ngôi nhà và chiếc xe vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Mọi thắc mắc về thời điểm xác lập tài sản trước hôn nhân, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư trực tiếp tiếp nhận câu hỏi và giải đáp nhanh chóng nhất!
Về nguồn gốc tài sản
>> Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Sau đây sẽ là phần trả lời của chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn:
Yếu tố thứ hai cũng là căn cứ thứ hai cần sử dụng để xác định chính xác tài sản riêng của vợ chồng đó là nguồn gốc hình thành tài sản đó, hay nói cách khác là phương thức hình thành tài sản. Nguồn gốc của tài sản có thể là do bản thân vợ, chồng tự mình tạo dựng lên, hoặc thông qua con đường tặng cho thừa kế…
Có thể khẳng định để có thể chứng minh được tài sản riêng của các bên thì mỗi bên cần phải xác định được tài sản đó có nguồn gốc từ đâu, chẳng hạn tài sản đó có phải của ông bà tổ tiên để lại hay của bố mẹ hay người thân tặng cho riêng, hoặc tài sản đó có được là tự việc được nhận thừa kế hay không.
Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó có nguồn gốc từ đâu, từ tiền riêng hay từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Liệu có giấy tờ nào chứng minh được đó là tài sản riêng hay khoản tiền riêng của vợ hoặc chồng hay không, hay đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của vợ chồng hay chưa.
Quay trường hợp của bạn khoản 3 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định: “Nếu trường hợp không chứng minh được, không có căn cứ mà tài sản đang thuộc diện tranh chấp là tài sản riêng của vợ/chồng thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Vì vậy trong trường hợp này bạn cần phải có những chứng cứ chứng minh được ngôi nhà trên là tài sản riêng của bạn bằng một số giấy tờ chứng minh việc thừa kế của bạn là hợp pháp. Khi bạn chứng minh được ngôi nhà trên là tài sản mà bạn được thừa kế riêng hợp pháp thì Tòa án sẽ công nhận tài sản này là tài sản riêng của bạn.
Theo đó về nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn, thì tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản chung với tài sản riêng mà vợ chồng có yêu cầu về việc chia tài sản thì sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. (khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014).
Do đó trường hợp của bạn, căn nhà là tài sản riêng của bạn thì sau khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Tuy nhiên chồng bạn đã có đóng góp về công sức cũng như của cải trong việc tu sửa lại ngôi nhà do đó vì vậy bạn sẽ phải thanh toán một phần giá trị tương đương với công sức, của cải mà chồng bạn đã đóng góp để nâng cấp căn nhà đó.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về cách xác định nguồn gốc tài sản trước hôn nhân của vợ chồng. Nếu bạn còn gặp bất kỳ khó khăn nào trong vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được trao đổi và lắng nghe ý kiến từ đội ngũ Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật.
Về quá trình sử dụng tài sản
>> Tư vấn việc tài sản trước hôn nhân thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau
Tại Điều 31 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định nếu tài sản là bất động sản duy nhất thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng và phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.
Còn tại khoản 2 Điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ và chồng trong những trường hợp sau:
– Bất động sản
– Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu
– Tài sản mà đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình
Nếu nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu sẽ có quyền xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt những giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho cả vợ chồng.
Xét trong trường hợp của bạn có thể thấy chồng bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, không nhập hoặc nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Vì vậy trong trường hợp này nếu vợ chồng bạn không có thỏa thuận nhập căn nhà vào khối tài sản chung thì căn nhà này vẫn thuộc sở hữu riêng cả chồng chị.
Tại Điều 63 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn trong đó nếu nhà ở mà thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì sẽ được quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Vì vậy theo quy định của điều luật trên thì trong thời hạn là 6 tháng để bạn đi tìm chỗ ở mới bạn có thể lưu cư ở nhà của chồng bạn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về quyền sở hữu tài sản trước hôn nhân, hãy kết nối ngay với Luật sư của chúng tôi chỉ với 1 cuộc gọi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Tài sản trước hôn nhân khi ly hôn chia thế nào?
>> Tư vấn cách chia tài sản trước hôn nhân khi ly hôn nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi này của bạn. Để giải đáp vướng mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì trong thời kì hôn nhân, một bên vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy việc một trong hai bên nhập hoặc không nhập tài sản riêng của họ vào tài sản chung sẽ phát sinh hậu quả khác nhau trong trường hợp chia tài sản khi ly hôn.
Do những thông tin mà bạn cung cấp chưa đề cập đến việc bạn đã nhập căn biệt thự của bạn vào khối tài sản chung của vợ chồng bạn hay chưa nên chúng tôi xin được chia ra hai trường hợp như sau:
– Trường hợp bạn chưa xác nhập căn nhà vào khối tài sản chung vợ chồng:
Theo quy định tại Khoản 4 điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản trước hôn nhân của vợ chồng khi ly hôn trong đó có nguyên tắc “Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.”
Đối với trường hợp này căn biệt thự là tài sản trước hôn nhân bạn có được mà bố mẹ bạn mua tặng như vậy sẽ xác định đây là tài sản riêng của bạn. Trong thời kỳ hôn nhân bạn cũng không tiến hành nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng. Vì vậy khi ly hôn thì tài sản riêng của bên nào sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó.
Do vậy, trong trường hợp này căn biệt thự vẫn thuộc sở hữu của bạn mà không bị chia cho người chồng khi ly hôn.
– Trường hợp hai vợ chồng bạn đã thỏa thuận với nhau về việc nhập căn nhà vào khối tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về chia tài sản trước hôn nhân khi ly hôn theo đó nếu tài sản đã được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được về việc chia căn biệt thự đó thì Tòa án sẽ chia theo nguyên tắc cơ bản là chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản này hoặc yếu tố lỗi của bên nào đó dẫn tới việc vợ chồng ly hôn.
Do đó lúc này bạn sẽ không được một mình thừa hưởng toàn bộ căn biệt thự như trường hợp trên, vì vậy nếu bạn muốn có lợi khi chia căn biệt thự này với nguồn gốc được cha mẹ tặng cho thì bạn cần chứng minh được nguồn gốc đó, hay phần công sức đóng góp của mình vào căn biệt thự này.
Việc chồng bạn ngoại tình cũng được coi là một trong những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc vợ chồng ly hôn. Do đó bạn cũng nên chứng minh lỗi của chồng bạn để bảo vệ quyền lợi về tài sản trước hôn nhân và quyền lợi khác cho mình khi ly hôn đơn phương.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về cách chia tài sản trước hôn nhân khi vợ chồng ly hôn. Trong quá phân chia tài sản, nếu vợ chồng bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Có được lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước hôn nhân không?
>> Tư vấn cách lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi này của bạn. Để giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Luật Dân sự nói chung và Luật hôn nhân gia đình nói riêng luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Văn bản thỏa thuận tài sản trước hôn nhân của bạn và chồng bạn được cả hai bạn tự do, tự nguyện ký kết, được lập thành văn bản có chữ ký của cả hai đồng thời văn bản này cũng không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Do đó việc bạn đã ký thỏa thuận được coi là một căn cứ chứng minh quyền sở hữu riêng của bạn đối với mảnh đất nó trên là hợp pháp.
Vì vậy trong tương lai nếu có trường hợp xảy ra tranh chấp thì khi xét xử Tòa án sẽ coi đó là một bằng chứng để chứng minh. Ngoài ra bạn cũng nên lưu giữ các giấy tờ khác như hợp đồng tặng cho mà bố mẹ bạn tặng khoản tiền cho bạn, điều này đảm bảo bạn có đủ các căn cứ vững chắc chứng minh mảnh đất này là tài sản riêng của bạn và chồng bạn sẽ không thể tranh chấp tại Tòa án.
Tài sản trước hôn nhân nhưng đứng tên cả hai vợ chồng là tài sản chung hay riêng?
>> Tư vấn việc chia tài sản trước hôn nhân đứng tên cả hai vợ chồng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng cũng như gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi xin được đưa ra những giải đáp sau đây:
Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Theo quy định trên tuy ngôi nhà được chồng bạn mua trả góp trước khi đăng ký kết hôn nhưng một nửa giá trị ngôi nhà lại được trả trong thời kỳ hôn nhân, được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập khác của vợ, chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân cho nên phần giá trị ngôi nhà được trả góp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng bạn.
Mặt khác trên thực tế thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đứng tên cả hai vợ chồng bạn nên có thể sẽ được coi là đã có sự chấp thuận thỏa thuận của vợ chồng về việc căn nhà đó được sáp nhập là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy có thể thấy căn nhà đang đứng tên vợ chồng bạn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên khi làm thủ tục ly hôn sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề tài sản trước hôn nhân và các trường hợp cụ thể trong thực tế. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấc máy và gọi đến ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.