Kết luận 206/KL-TTrB dân số kế hoạch hóa gia đình giảm mất cân bằng giới khi sinh Vĩnh Phúc 2015

BỘ Y TẾ
THANH TRA BỘ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 206/KL-TTrB

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015

 

KẾT LUẬN THANH TRA

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH THEO CHUYÊN ĐỀ GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTrB ngày 14/8/2015 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế thanh tra công tác quản lý nhà nước về dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) theo chuyên đề giảm thiu mt cân bng giới tính khi sinh tại Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Vĩnh Phúc.

Xét báo cáo kết quả thanh tra ký ngày 15/9/2015 của Trưng Đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Y tế kết luận như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH VĨNH PHÚC LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THANH TRA

1. Thông tin chung về diện tích, dân số và hệ thống y tế tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong ba vùng quy hoạch lớn của Trung ương: vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng, sông Hồng và vùng thủ đô, với diện tích tự nhiên 1.237,52 km2, dân số 1.041.000 người. Đến hết năm 2014 toàn tnh có 288.042 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó phụ nữ có chồng là 214.957 người, hàng năm số phụ nữ mang thai và số trẻ sinh ra từ 19.000 – 22.000 trẻ và đã xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính tương đối cao và kéo dài nhiều năm so với cả nước, cụ thể: Số trẻ em trai trên số trẻ em gái được sinh ra năm 2009 là 114,9/100, năm 2012 là 115,35/100, năm 2013 là 114,56/100, năm 2014 là 112,77/100.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện với 137 xã, phường, thị trấn (13 phường, 12 thị trấn, 112 xã).

Hệ thống y tế từ tỉnh đến xã bao gồm:

– Tại cơ quan Sở Y tế hiện có 9 phòng chức năng với 35 biên chế, trong đó Thanh tra Sở có 02 biên chế.

– Hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh hiện có 6 bệnh viện công lập (2 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện chuyên khoa) có 9 bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

– Hệ thống các Trung tâm hiện có:

+ Tuyến tỉnh: Có 9 Trung tâm Y tế dự phòng và chuyên ngành;

+ Tuyến huyện: Có 9 Trung tâm Y tế thực hiện các chức năng dự phòng và điều trị;

+ Tuyến xã: có 137 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc các Trung tâm y tế huyện, Thị xã và Thành phố.

– 01 trường Trung cấp Y tế.

– Có 9 Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND các huyện, Thị xã và Thành phố.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 03 bệnh viện công lp trực thuộc các Bộ, ngành, bao gồm: bệnh viện 74 TW, bệnh viện Quân y 109, bệnh viện Giao thông vận tải; 01 bệnh viện đa khoa tư nhân là Bệnh viện đa khoa Lạc Việt.

2. Tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác DS-KHHGĐ:

– Tại tuyến tỉnh: Chi cục DS-KHHGĐ trực thuc Sở Y tế với 18 biên chế. Tổ chức của Chi cục gồm lãnh đạo Chi cục và 03 phòng chức năng, cụ thể:

+ Phòng Tổ chức – Hành chính  Kế hoạch và Tài vụ;

+ Phòng DS-KHHGĐ;

+ Phòng Truyền thông – Giáo dục.

(Chi cục chưa có Phòng thanh tra chuyên ngành).

– Tại tuyến huyện có Trung tâm DS-KHHGĐ huyện.

Năm 2013, Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.

Năm 2014, Trung tâm DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện. Hiện tại, tại 9 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện có 35 người/45 biên chế theo chỉ tiêu được phân bổ (còn 05 trung tâm DS-KHHGĐ huyện đang thiếu 10 biên chế, bao gồm các huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Yên Lạc và Bình Xuyên).

– Tại tuyến xã, hiện có 128/137 xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được tuyển dụng là viên chức biên chế trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, hiện tại còn 9 xã chưa có viên chức DS-KHHGĐ mà chỉ có cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ thực hiện theo hợp đồng lao động.

3. Quá trình làm việc của Đoàn thanh tra:

Đoàn đã làm việc với Sở Y tế để công bố Quyết định thanh tra, nghe báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ theo chuyên đề giảm thiu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Sau khi làm việc với Sở Y tế, Đoàn phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra theo nội dung thanh tra ghi trong quyết định thanh tra tại các đơn vị:

+ Chi cục DS-KHHGĐ;

+ Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ và Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Sông Lô;

+ Kiểm tra thực tế các đơn vị thực hiện có liên quan trên địa bàn như Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Phòng khám bệnh, chữa bệnh Hải Thắng; Cửa hàng sách Hoàng Long; Nhà sách Fahasa Vĩnh Phúc.

+ Ngày 21/9/2015, Thanh tra Bộ có văn bản 818/TTrB-P5 v/v trao đổi ý kiến dự thảo KLTT. Ngày 05/10/2015, Sở Y tế có văn bản phúc đáp s 1306/SYT-TTr v/v trao đi ý kiến dự thảo KLTT của Thanh tra Bộ Y tế.

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH

1. Về việc ban hành các văn bản quản lý để triển khai công tác DS-KHHGĐ theo chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của Sở Y tế Vĩnh Phúc năm 2013, 2014:

1.1. Trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh phúc ban hành các văn bản về lĩnh vực dân số – KHHGĐ, cụ thể:

– Sở Y tế tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị Quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 về Chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2015.

– Kế hoạch số 3528/KH-UBND ngày 28/8/2009 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết số 03/2009/NQ-HĐND.

1.2. Sở Y tế đã ban hành các văn bản:

– Quyết định 259/QĐ-SYT ngày 17/6/2010 của Giám đốc Sở Y tế phê duyệt Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015.

– Quyết định 282/QĐ-SYT ngày 8/7/2010 của Giám đốc Sở Y tế thành lập Ban quản lý Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính trẻ em khi sinh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015”.

– Hằng năm, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (Kế hoạch số 21/KH-SYT ngày 18/3/2013, Kế hoạch số 24/KH-SYT ngày 31/3/2014, Kế hoạch số 31/KH-SYT ngày 21/3/2015).

– Kế hoạch số 18/KH-SYT ngày 21/3/2014 triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động, can thiệp giảm thiểu sớm bệnh tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh” năm 2014.

– Ban hành Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán thu chi ngân sách nhà nước về DS-KHHGĐ (trong đó giao chỉ tiêu về giới tính khi sinh năm 2014 là 114/100 trẻ) và dự toán kinh phí để triển khai các hoạt động của Đề án (Quyết định số 58/QĐ-SYT ngày 31/01/2013, Quyết định số 03/QĐ-SYT ngày 10/01/2014).

1.3. Tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh

– Hằng năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh ban hành Quyết định dự toán thu-chi ngân sách nhà nước về DS-KHHGĐ cho các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, trong đó có dự toán thu-chi ngân sách nhà nước theo chuyên đề can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (Quyết định số 09/QĐCCDS ngày 09/02/2013, Quyết định số 02/QĐ-CCDS ngày 17/01/2014).

– Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) DS-KHHGĐ theo từng năm, trong đó có hoạt động Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (Kế hoạch số 04/KH-CCDS ngày 01/3/2013, Kế hoạch số 01/KH-CCDS ngày 28/2/2014).

– Xây dựng Kế hoạch Tổ chức hội nghị truyền thông, tư vấn vùng trọng điểm đợt II năm 2013 (Kế hoạch số 14/KH-CCDS ngày 30/8/2013); Kế hoạch Tổ chức hội nghị truyền thông, tư vấn trực tiếp, nói chuyện chuyên đề cho học sinh, sinh viên năm 2013 (Kế hoạch số 18/KH-CCDS ngày 16/10/2013).

– Hằng năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh ban hành các Quyết định về việc hỗ trợ cho trẻ em thực hiện Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (Quyết định số 59/QĐ-CCDS ngày 22/8/2013, Quyết định số 29/QĐ-CCDS ngày 17/7/2014, Quyết định số 30/QĐ-CCDS ngày 17/7/2014); Quyết định về việc hỗ trợ cho Câu lạc bộ thực hiện Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2014 (Quyết định số 58/QĐ-CCDS ngày 14/11/2014).

– Ban hành các Quyết định về việc chỉ định đơn vị phối hợp tuyên truyền về DS-KHHGĐ và mất cân bằng giới tính khi sinh (Quyết định số 19/QĐ-CCDS ngày 14/5/2013, Quyết định số 20/QĐ-CCDS ngày 14/5/2013, Quyết định số 21/QĐ-CCDS ngày 14/5/2013, Quyết định số 09/-CCDS ngày 28/4/2014, Quyết định số 10/QĐ-CCDS ngày 28/4/2014).

– Ban hành các văn bản hướng dẫn Trung tâm DS-KHHGĐ huyện triển khai các Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh theo từng năm (công văn số 46/CCDS-DS ngày 18/4/2013, công văn số 69/CCDS-DS ngày 28/5/2013, công văn số 70/CCDS-DS ngày 28/5/2013, công văn số 53/CCDS-DS ngày 2/6/2013).

– Xây dựng các Báo cáo hằng năm về kết quả thực hiện Đề án (Báo cáo số 16/BC-CCDS ngày 08/7/2013, Báo cáo số 01/BC-CCDS ngày 06/01/2015).

2. Kết quả thực hiện chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2014 tại Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ

2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Đề án.

* Năm 2013:

– Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy tổ chức 01 Hội thảo về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới tính, giới tính khi sinh và thực trạng giới tính khi sinh hiện nay, thời gian 01 ngày, cho 120 người, thành phần gồm: UBND tỉnh, trường trực Hội đng nhân dân, thành viên ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện, báo chí, tuyên truyền viên…;

– Phối hợp với Tỉnh Hội phụ nữ tuyên truyền về bình đng giới đến cán bộ hội phụ nữ các cấp.

– Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đưa nội dung có liên quan về mất cân bằng giới tính khi sinh vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

– Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề tại 137 xã về giới, giới tính khi sinh tại cộng đồng và các văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh… thời gian 01 ngày/xã, cho 16.440 người.

– Các huyện tổ chức 09 hội nghị về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới tính, giới tính khi sinh và thực trạngiới tính khi sinh hiện nay, thời gian 01 ngày/huyện, cho 510 người, thành phần gồm: Thành viên ban chỉ đạo huyện, trưởng ban DS-KHHGĐ xã, trạm trưởng trạm y tế xã, cán bộ DS-KHHGĐ cấp huyện, xã.

– Trạm Y tế các xã: Xây dựng và duy trì câu lạc bộ các gia đình không sinh con thứ 3, trong đó khuyến khích các gia đình sinh con một bề tại 137 xã tham gia.

– Sản xuất và phát sóng 03 phóng sự trên truyền hình tỉnh, 02 phóng sự phát sóng trên Đài truyền hình tỉnh về nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh và các hoạt động can thiệp để gim thiểu; Tổ chức viết bài và tuyên truyền về giới, giới tính khi sinh tại 137 xã, tổng số 2.055 buổi phát thanh; Nhân bn 30.500 tờ gấp tuyên truyền theo mẫu của Trung ương cấp cho trạm y tế xã, để trạm y tế xã cấp cho các đối tượng là vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Xây dựng 03 chiếc Pa nô, 29 chiếc áp phích có nội dung nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức đạt tại Bệnh viện, trạm y tế xã và nơi công cộng, có nhiều người đi lại.

* Năm 2014:

– Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy tổ chức 01 Hội thảo về kỹ năntuyên truyền, tư vấn về giới tính, giới tính khi sinh và thực trạng giới tính khi sinh hiện nay, thời gian 01 ngày, cho 120 người, thành phần gồm: UBND tỉnh, thường trực Hội đồng nhân dân, thành viên ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện, báo chí, tuyên truyền viên…

– Phối hợp với TrườnChính trị tỉnh đưa nội dung có liên quan về mất cân bằng giới tính khi sinh vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

– Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề tại 24 xã về giới, giới tính khi sinh tại cộng đồng và các văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh… thời gian 01 ngày/xã, cho 2.880 người.

– Trạm Y tế các xã: Xây dựng và duy trì 152 câu lạc bộ gia đình không sinh con thứ 3, trong đó khuyến khích các gia đình sinh con một bề tại 137 xã tham gia.

– Sản xuất và phát sóng 02 phóng sự trên truyền hình tỉnh, 05 phóng sự phát sóng trên Đài truyền hình tỉnh về nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh và các hoạt động can thiệp để giảm thiểu; Tổ chức viết bài và tuyên truyền về giới, giới tính khi sinh trên loa truyền thanh của 9 huyện và loa truyn thanh tại 137 xã, tổng số 2.270 buổi phát thanh; Nhân bản 29.800 tờ gấp tuyên truyền theo mẫu của Trung ương cấp cho các đại biểu tham dự Hội nghị và cấp cho trạm y tế xã, để trạm y tế xã cấp cho các đối tượng là vợ chng trong độ tuổi sinh đẻ; Xây dựng 01 cụm pa nô cờ lớn, 47 chiếc áp phích có nội dung nghiêm cm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức đt tại Bệnh viện tuyến huyện, Trung tâm DS-KHHGĐ, trạm y tế xã và các trục đường chính…

– Tặng sách vở, đồ dùng học tập, tiền mặt (trị giá 500.000đ/cháu) cho 137 cháu (mỗi xã 1 cháu) trong các gia đình sinh con một b là gái không sinh con thứ 3 đạt học sinh giỏi.

2.2. Ghi nhận báo cáo về kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án:

– Năm 2013: 1.494.000.000 đ (Một tỷ bốn trăm chín mươi tư triệu đồng).

Trong đó:

+ Kinh phí CTMTQG DS-KHHGĐ: 1.215.000.000đ

+ Kinh phí Ngân sách tỉnh: 279.000.000đ

– Năm 2014: 729.000.000 đ (Bảy trăm hai mươi chín triệu đồng).

Trong đó:

+ Kinh phí CTMTQG DS-KHHGĐ: 421.000.000đ

+ Kinh phí Ngân sách tỉnh: 308.000.000đ

2.3. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi

Theo báo cáo của Sở Y tế tnh, năm 2012, Sở Y tế triển khai 01 đợt thanh tra, kiểm tra công tác y tế, trong đó có lồng ghép nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 13 cơ sở có dịch vụ siêu âm, qua thanh tra không phát hiện cơ sở nào có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Từ năm 2013 đến nay do biên chế cán bộ Thanh tra Sở Y tế quá ít người (hiện tại có 02 cán bộ) nên chưa xây dựng và triển khai nội dung thanh tra, kiểm tra theo chuyên đ gim thiểu mt cân bng giới tính khi sinh tại tỉnh.

3. Kết quả thực hiện chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2014 tại các đơn vị tuyến huyện được kiểm tra:

3.1. Kết quả thực hiện tại Trung tâm y tế huyện Lập Thạch và Trung tâm DS-KHHGD huyện Sông Lô.

3.1.1. Về việc ban hành các văn bn quản lý triển khai theo chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

– Tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, hằng năm đã xây dựng Kế hoạch Triển khai biện pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Kế hoạch số 33/KH-TTYT ngày 24/2/2013 Triển khai biện pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằngiới tính khi sinh trên địa bàn huyện năm 2013.

+ Kế hoạch số 25/KH-TTYT ngày 21/01/2014 Triển khai biện pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện năm 2014.

– Tại trung tâm DS-KHHGĐ huyện Sông Lô, hằng năm, xây dựng Kế hoạch Triển khai biện pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Kế hoạch số 15/KH-DS ngày 26/4/2013 Triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2013.

+ Kế hoạch số 04/KH-TTDS ngày 14/4/2014 Triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu mt cân bằng giới tính khi sinh năm 2014.

+ Xây dựng Kế hoạch truyền thông giáo dục DS-KHHGĐ năm 2014 số 07/KH-TTDS ngày 25/3/2014.

+ Ban hành văn bản hướng dẫn Ban DS-KHHGĐ các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án như: hoạt động truyền thông, phát quà cho trẻ em trong các gia đình sinh 2 con một bề là gái không sinh con thứ 3, có thành tích cao trong học tập (Công văn số 18/TTDS ngày 17/5/2013, Công văn số 25/CV-DS ngày 18/6/2013, Công văn số 12/TTDS ngày 12/6/2014…).

3.1.2. Kết quả kiểm tra xác minh các hoạt động cụ thể tại Truntâm Y tế huyện Lập Thạch và Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Sông Lô

– Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền về nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh và các hoạt động can thiệp đ gim thiểu cho người dân trong từng huyện (huyện Lập Thạch: 15 hội nghị/15 xã, Huyện Sông Lô: 25 hội nghị).

– Nhn tờ rơi có nội dung tuyên truyền về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh để phát cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (huyện Lập Thạch: 14.740 tờ, Huyện Sông Lô: 7.520 t); tổ chức treo pa nô tuyên truyền tại xã; tổ chức hoạt động phát thanh, tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện và xã.

– Tổ chức duy trì các câu lạc bộ không sinh con thứ 3; phát quà cho trẻ em trong các gia đình sinh 2 con một b là gái không sinh con thứ 3, có thành tích cao trong học tập…

* Ghi nhận báo cáo kinh phí thực hiện các hoạt động của chuyên đề:

– Tại huyện Lập Thạch: Kinh phí CTMTQG DS-KHHGĐ.

+ Năm 2013: 98.400.000đ (Chín mươi tám triệu bn trăm ngàn đồng).

+ Năm 2014: 27.000.000 đ (Hai mươi by triệu đồng).

– Tại Huyện Sông Lô: Kinh phí CTMTQG DS-KHHGĐ

+ Năm 2013: 84.540.000đ (Tám mươi tư triệu năm trăm bốn mươi ngàn đồng).

+ Năm 2014: 72.200.000đ (Bảy mươi hai triệu hai trăm ngàn đồng). Trong đó, Ngân sách huyện cấp là: 37.600.000đ.

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2014 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Phòng khám bệnh và cha bệnh Hải Thng, cửa hàng sách Hoàng Long, cửa hàng nhà sách Fahasa Vĩnh Phúc:

3.2.1. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Phòng khám Hải Thắng:

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại các buổi họp giao ban; đại hội cán bộ công chức viên chức; treo các băng rôn có nội dung về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, ban hành công văn gửi các khoa, phòng có triển khai các hoạt động liên quan đến chuyên đề lựa chọn giới tính khi sinh để quán triệt và nghiêm cấm các hành vi có liên quan đến việc lựa chọn Giới tính thai nhi (công văn số 12/BV-KHTH ngày 09/01/2013 của Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh); Không thông báo giới tính thai nhi khi sản phụ siêu âm thai nhi; Không thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong công tác khám bệnh, chữa bệnh để loại bỏ thai nhi vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi;

Đoàn đã kiểm tra thực tế tại 02 đơn vị: không có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.

3.2.2. Kết quả thực hiện chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2014 tại 02 cửa hàng sách (Cửa hàng sách Hoàng Long, cửa hàng nhà sách Fahasa Vĩnh Phúc):

Qua tìm hiểu luật pháp, chủ cửa hàng đã được biết các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi bị nghiêm cấm qua nhiều kênh thông tin. Nên từ năm 2013 đến nay, tại 02 ca hàng sách được kiểm tra đều không nhập, bán, hay tuyên truyền các sách, báo, ấn phẩm văn hóa có nội dung liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; Đoàn đã kiểm tra tại 02 cửa hàng không phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.

III. KẾT LUẬN

1. Ưu điểm:

– Công tác quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ theo chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh đã được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. UBND tỉnh đã đưa các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ trong đó có mục tiêu về gim thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời đã phê duyệt Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh giai đoạn 2010-2015”, đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; hằng năm cấp kinh phí ngân sách tỉnh, ngân sách huyện để bổ sung kinh phí cho việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.

– Sở Y tế tỉnh đã xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án đến các ban, ngành, đơn vị trong tỉnh và từ cấp tỉnh đến cấp xã.

– Đã đy mạnh công tác tuyên truyền, vận động theo chuyên đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh với nhiu hình thức, nội dung phong phú đến hầu hết các đối tượng trong dân cư nhm thay đổi nhn thức về giới tại địa bàn; đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn th, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội đng nhân dân tỉnh về Chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2015, trong đó có mục tiêu về tỷ số giới tính khi sinh.

– Kết quả thực hiện, chỉ số giới tính hàng năm giảm:

+ Năm 2013: tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh là 114,56 trẻ nam/100 trẻ nữ (giảm 0,79% so với năm 2012).

+ Năm 2014: tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh là 112,77 trẻ nam/100 trẻ nữ (giảm 1,79% so với năm 2013).

– Tại các cơ sở y tế, các cửa hàng, nhà sách, hiệu sách kinh doanh sách báo trên địa bàn tỉnh được kiểm tra, nhân viên được quán triệt các quy định của pháp lut về cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Qua kiểm tra trên hệ thống s ghi chép, theo dõi bệnh nhân đến khám thai, siêu âm, hồ sơ bệnh án phá thai của các cơ sở không thể hiện kết quả chn đoán giới tính thai nhi hoặc trường hợp nào phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi.

2. Một số khó khăn, tồn tại:

– Một số cấp ủy đng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ nói chung, cũng như công tác DS-KHHGĐ theo chuyên đề giảm thiểu mất cân bng giới tính khi sinh nói riêng.

– Quan niệm của một bộ phận dân cư vẫn còn trọng nam, mun có con trai để nối dõi và thờ cúng tổ tiên. Tình trạng bất bình đẳng giới, quan điểm nho giáo về trọng nam hơn nữ và cũng còn tồn tại trong nếp nghĩ, nếp sống nhiều con hơn nhiều tiền của đã sinh con thứ 3 trở lên, làm tăng tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh

– Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh hiện còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng gần 288.042 phụ nữ) đó là sức ép rất lớn tới mức sinh.

– Tổ chức bộ máy làm công tác y tế, công tác DS-KHHGĐ thời gian qua có nhiều biến đổi đến nay từng bước được ổn định và đi hoạt động. Song, một số bộ phận còn thiếu cán bộ như Thanh tra Sở; Tổ chức Chi cục DS-KHHGĐ chưa hoàn chỉnh, chưa có bộ phận và cán bộ làm công tác chuyên ngành; Tại một số huyện, xã còn thiếu cán bộ công tác DS-KHHGĐ nên có ảnh hưởng đến việc tổ chức, thực hiện và triển khai Đề án.

– Năm 2013 và 2014, mặc dù tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh có xu hướng giảm. Song, chưa được bền vững và chưa đạt tỷ lệ giới tính khi sinh tự nhiên.

– Việc ghi chép hệ thống sổ theo dõi bệnh nhân đến khám bệnh, siêu âm, phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân không ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như tuổi thai, kết quả thăm khám, siêu âm, xét nghiệm, chỉ định của bác sỹ theo dõi tại một số cơ sở y tế tư nhân còn sơ sài, chưa đầy đủ các thông số cần thiết.

IV. KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc:

1.1Tăng cường hơn na công tác truyền thông chuyển đổi hành vi giúp giải quyết vấn đề phân biệt đối xử bất bình đẳng giới hiện nay. Tuyên truyền để mọi người nhận thức được việc lựa chọn giới tính khi sinh là việc bị luật pháp Việt Nam nghiêm cấm; Không lựa chọn giới tính thai nhi là hành vi tiến bộ, có văn hóa của Gia đình văn hóa, ca cộng đng dân cư văn hóa. Phi hợp với các cơ quan truyn thông mở các đợt tuyên truyền sâu rộng về tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi và cn có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể để từng bước giảm thiểu, tiến tới có thể kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

1.2Tham mưu cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc kiện toàn Ban quản lý Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính trẻ em khi sinh của tnh giai đoạn 2010-2015” cho phù hợp với thực tế vì một số người đã chuyn công tác hoặc đã nghỉ chế độ, nâng cao hiệu qu công tác DS-KHHGĐ.

1.3Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ về cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành và hoạt động Thanh tra chuyên ngành, Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế, đề nghị Sở Y tế đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập phòng Thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục DS-KKHGĐ. Đồng thời, chủ động tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng thanh tra chuyên ngành tại Chi cục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, dịch vụ nạo phá thai về thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi nhm ngăn chặn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi; ngăn ngừa việc loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

1.4Thúc đy hơn nữa vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội. Thực hiện triệt để quyền bình đẳng giới, nâng cao địa vị và quyn của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội. Đề xuất với thẩm quyền sớm có chính sách trợ cấp từ Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với trẻ em gái, khuyến khích việc sinh con gái, thậm chí tôn vinh việc sinh con gái như một số nước trong khu vực đã làm.

1.5Có cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả hơn và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, giải quyết vấn đề phân biệt đối xử đối với phụ nữ và tr em gái; phối hợp với các ngành liên quan (Công an, Thông tin và Truyền thông, Y tế) để hình thành hệ thống giám sát chặt chẽ các dịch vụ kỹ thuật đã “ngầm” hỗ trợ cho việc lựa chọn giới tính khi sinh để răn đe ngăn chặn.

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo việc rút kinh nghiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến các hạn chế, tồn tại và báo cáo về Thanh tra Bộ Y tế, địa chỉ 138 A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 20 tháng 12 năm 2015.

2. Kiến nghị với Tổng cục DS-KHHGĐ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các quy định của pháp luật về thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi với mọi hình thức./.

 

 

Nơi nhận:
– Bộ trưởng (đ b/c);
– Thanh tra Chính Phủ (đ
 b/c)
– Thứ trưởng Nguyễn Việt Ti
ến (để b/c);
– Tổng cục DS-
KHHGĐ (để phối hợp);
– S
ở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc (để thực hiện);
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (đăng tin);
– Báo SKĐS (đ
 đăng tin);
– Lưu: TTrB. Hồ sơ ĐTTr.

CHÁNH THANH TRA BỘ

 

Đặng Văn Chính