Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là vấn đề được người bị hại hoặc những người có liên quan đến vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt quan tâm. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

hanh-vi-toi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang

Các hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

 

Chị Như Quỳnh (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau:
Do làm ăn bị thua lỗ nên tôi cần một số vốn để tiếp tục dựng lại công ty. Trong lúc chưa biết vay mượn ở đâu thì tôi có biết được app vay tiền liền tay trên Facebook. Thấy thủ tục vay rất đơn giản và nhanh đó là chỉ cần chứng minh nhân dân/căn cước công dân là nhận được tiền trong khoảng thời gian là 15 phút.
Tuy nhiên, khi tôi ấn vào link có trong app vay tiền liền tay và đăng nhập thông tin cá nhân cũng như ký tên bằng phần mềm điện tử thì tôi không nhận được tiền; cụ thể là tôi vay 100 triệu đồng. Sau đó tôi có liên hệ lại với người đã hướng dẫn tôi điền thông tin cá nhân thì bên đó yêu cầu tôi phải nạp thêm vào tài khoản mà bên đó cung cấp là 50 triệu thì mới có thể rút 100 triệu ra. Sau khi nhận được thông tin như thế tôi nghĩ là tôi đã bị lừa nên tôi chưa chuyển tiền cho bên đó.
Giờ tôi đang rất hoang mang và thắc mắc về hành vi mà bên app vay tiền liền tay đó có phải hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Tôi mong Luật sư giải đáp câu hỏi kịp thời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn các hành vi vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh!

Hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội đang được cộng đồng sử dụng công khai với số lượng người dùng đông đảo như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, … điều này tạo điều kiện cho các đối tượng trục lợi, lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng thực hiện các hành vi của mình bằng việc đăng ký và tạo lập các tài khoản trên các trang mạng xã hội một cách dễ dàng dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo xuất hiện một cách tràn lan trên mạng xã hội, khiến người dùng đặc biệt là người có nhu cầu sử dụng rất khó để kiểm soát và phân biệt được với các tài khoản thật.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi thông thường như vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã có sự biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác nhau, phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Một số ví dụ về những hành vi lừa đảo qua mạng thường gặp:

Bằng các chiêu trò như: ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng, video cá nhân của người nổi tiếng, … các đối tượng dễ dàng thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác. Sau đó mạo danh chủ tài khoản để hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền thông qua banking và nhờ nạp tiền điện thoại bằng số điện thoại lạ với những lý do đang cần gấp để yêu cầu các nạn nhân chuyển nhanh chóng cho mình;

Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả mạo một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, thông tin nào là giả và tin vào những thông tin đó. Lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu chuyển tiền cho họ để đầu tư kinh doanh chung hoặc mua tài sản có giá trị khác. Đặc biệt hơn các đối tượng còn giả mạo là cơ quan công an, cảnh sát giao thông, … liên hệ tới các cá nhân nhằm thông báo các thông tin giả mạo như là họ bị vi phạm pháp luật giao thông cần phải nộp phạt hay phải trả một khoản nợ nào đó, …;

Một hình thức khác là lừa đảo thông qua sàn giao dịch tiền ảo. Người dùng sau khi dùng tiền thật để mua đồng tiền ảo và nạp vào các tài khoản trên các sàn giao dịch tiền ảo của các đối tượng lừa đảo. Sau khi lượng tiền ảo nạp vào tài khoản đủ lớn, các đối tượng lừa đảo sẽ đánh sập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tài tiền của người dùng;

Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bằng hình thức cho vay một khoản tiền và sau đó các đối tượng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet sẽ yêu cầu người vay ký tên nhưng bên cho vay sẽ không chuyển khoản tiền mà các nạn nhân vay và yêu cầu người vay phải chuyển khoản một số tiền vào để rút được khoản vay đó ra.

Có thể thấy, đặc điểm chung của những hành vi lừa đảo qua mạng đó là lợi dụng vào lòng tham, sự không hiểu biết của nạn nhân để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối với trường hợp của chị Quỳnh, thì các đối tượng cho chị vay thông qua app vay tiền liền tay đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng với hình thức thứ tư được Luật sư đưa ra.

Mọi thắc mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn luật hình sự nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị phạt như thế nào?

 

Xử phạt hành chính

 

Anh Đông (Yên Mô – Ninh Bình) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp như sau:
Sáng ngày 22/06/2022, tôi có nhận được tin nhắn gửi về số máy của tôi với nội dung tôi đã vay 1,133,456 đồng và phải trả trước 500,000 đồng để không bị tính lãi cao từ tài khoản FE CREDIT. Thấy thế tôi rất hoang mang và chỉ nghĩ là nếu không gửi luôn số tiền mà bên đó yêu cầu thì sẽ bị chịu lãi rất là cao nên tôi đã gửi số tiền là 500,000 đồng vào số tài khoản mà bên đó đã gửi kèm theo tin nhắn.
Tuy nhiên, sau khi gửi xong tôi mới bình tĩnh và nhớ rằng tôi không có vay bên đó cũng như là không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kì ai. Tôi mong Luật sư giải đáp cho tôi xem các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ phải chịu những khung hình phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác mức phạt hành chính tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Đông!

Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật thì tùy vào các mức độ khác nhau, tính chất nguy hiểm theo mức độ nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử lý vi phạm theo các mức độ tương ứng.

Về hình phạt hành chính: Người thực hiện các hành vi lừa đảo nếu chiếm đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) thì tùy vào tính chất của các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐCP.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

………

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

……

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
…..”
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với trường hợp của anh Đông thì các đối tượng lừa đảo đã phạm tội phạm lừa đảo qua mạng được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15. Tuy số tiền dưới 2.000.000 đồng nhưng với điều kiện bổ sung là các đối tượng đã tạo ra hoàn cảnh bắt buộc là tính lãi rất cao nhằm bắt buộc anh phải đưa tiền thì hình phạt hành chính mà các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet là bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào khác về mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, hãy nhanh tay gọi đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!

xu-phat-toi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang

Xử phạt hình sự

 

Chú Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng – Hải Phòng) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, giờ tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp giúp tôi:
Tôi làm nghề lái taxi (đây là phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình), trong lúc nghỉ trưa tôi có lướt Facebook và có thấy được một sàn giao dịch ảo với lãi suất rất cao, một ngày nếu kênh này chạm đỉnh thì tôi có thể kiếm vài trăm triệu. Không nghĩ ngợi gì nhiều, tôi đã liên hệ ngay với số điện thoại của trang giao dịch đó và được một em gái tư vấn cũng như chỉ cách tạo tài khoản để tham gia rất chi tiết.
Ngoài ra cô đó còn nói là nếu anh tham gia ngay lần đầu thì sẽ được cộng 200.000.000 vào tài khoản. Thấy thế tôi liền tham gia chơi, nhưng khi tạo tài khoản sẽ phải nạp 100.000.000 đồng vào tài khoản.
Sau khi đăng kí thì tôi có nói với cô kia là giờ tôi lái taxi nên không có đủ tiền để kích hoạt tài khoản. Tuy nhiên cô đó bảo giờ tôi đưa xe taxi đó cho bên sàn giao dịch thì sẽ thay cho khoản 100 triệu đồng kia. Tôi tính chiếc taxi của tôi cũng chỉ tầm gần 90 triệu thôi nên thấy khá lời thế là tôi đã lái xe đến địa chỉ mà cô kia gửi cho tôi. Sau đó tôi tham gia vào sàn càng chơi tôi càng ham, có ngày tôi nạp vô đó 500 triệu tiền ảo.
Nhưng rồi một hôm tôi đang ngồi ở quán cafe thì nhận được tin sàn bị sập và tôi bị mất trắng. Hiện giờ tôi đang rất hoang mang, mong Luật sư giúp tôi trong trường hợp này những người của sàn giao dịch đó có phải chịu mức phạt hình sự không?”

 

>> Tư vấn mức xử phạt hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chú Vươn! Với thắc mắc của chú đưa ra, Luật sư nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau

Người nào thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) hoặc dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt cụ thể cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng được quy định như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.”

Trong trường hợp của chú Vươn thì các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 174 do xe taxi của chú có giá trị trên 50 triệu đồng và dưới 200 triệu đồng. Theo khung hình phạt này thì các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm từ giam.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về mức phạt truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, nhanh tay liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định 2022

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

 

Cô Nhung (Bà Rịa – Vũng Tàu) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có câu hỏi cần được anh chị giải đáp như sau:
Tôi có nhận được tin nhắn từ người lạ nào đó là một link bình chọn cuộc thi ảnh gia đình, bạn đó có năn nỉ tôi bình chọn cho bạn ấy. Lúc đó tôi cũng ấn vào link đó vào tôi phải đăng nhập bằng tài khoản Facebook, sau đó tôi bị mất tài khoản FB. Do là người làm ăn nên tôi có rất nhiều mối quan hệ và có nhiều giao dịch. Lợi dụng điều đó các đối tượng hack tài khoản FB của tôi đã nhắn cho khách hàng, bạn bè cũng như người thân của tôi để vay rất nhiều tiền, ước tính lên đến 20 triệu đồng.
Giờ tôi đang muốn tố cáo các đối tượng này về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tôi cần làm đơn như thế nào cho đúng pháp luật? Tôi mong Luật sư tư vấn kịp thời giúp tôi, tôi cảm ơn!”

 

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết điền mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào cô Nhung! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của cô và đưa ra tư vấn như sau:

Trước hết cô Nhung cần lưu ý những nội dung cần có trong mẫu đơn tố cáo các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội như sau:

Ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo;

Cụ thể cơ quan nhận đơn tố cáo: Được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan nhận đơn tố cáo là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Ghi rõ, cụ thể: Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ người tố cáo (là cô Nhung), số điện thoại cá nhân, địa chỉ của người tố cáo (địa chỉ của cô Nhung);

Thông tin địa chỉ của người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ) và các thông tin khác có liên quan;

Nội dung cụ thể, chân thực của sự việc (nêu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản), hành vi vi phạm (người bị hại thiệt hại tài sản như thế nào; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);

Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi (phân tích theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự như ở trên chúng tôi đã phân tích);

Chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại… bằng việc đưa ra các bằng chứng, chứng cứ như video, hình ảnh, đoạn ghi âm;

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng mới nhất năm 2022, cô có thể tham khảo và sử dụng:

>> Tải ngay mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đầy đủ nhất: mau-don-to-cao-lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

—————-

….., ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của …………………..)

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ………………………..

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ……………..

Họ và tên tôi: ……………………………………………….. Sinh ngày: …………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………………………….

Ngày cấp: …../…./…….. Nơi cấp: Công an tỉnh …………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ……………………………………………… Sinh ngày: …………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: …………………………………………………………………………….

Ngày cấp: ………………………………………………. Nơi cấp: …………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………….

Vì anh ……………………….. đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ……………………… Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ………………………………… đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh …………………. đã chiếm đoạt …………………….. triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh …………………. có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, người nào có “thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì phạm tội này.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………..Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …………. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh …………………. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trong quá trình điền thông tin mẫu đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, nếu cô còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được kết nối với Luật sư trong thời gian sớm nhất!

>> Xem thêm: Tố cáo tội lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, tố cáo ở đâu?

 

Anh Tuấn (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Ngày 26/06/2022, tôi có nhận được một cuộc gọi và đầu dây bên kia có xưng là cơ quan công an giao thông điện về cho tôi yêu cầu nộp phạt giao thông là 3,5 triệu đồng trong khi đó tôi không có vi phạm giao thông gì cả. Sau cuộc gọi thông báo kia, sáng hôm sau lại có một người phụ nữ liên lạc lại cho tôi là tôi phải nộp phạt nhanh chóng nếu không tôi sẽ bị thu bằng lái xe ô tô. Nghe thấy thế tôi liền chuyển tiền theo số tài khoản ngân hàng mà họ gửi cho tôi vì nếu bị thu bằng nữa là bị giữ xe 1 tháng.
Bây giờ tôi cần tố cáo đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng này ở đâu? Tôi mong Luật sư giải đáp kịp thời giúp tôi, tôi cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tuấn! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của anh được Luật sư nghiên cứu và tư vấn như sau:

Hiện nay các đối tượng lừa đảo có những hành vi rất tinh vi khiến cơ quan chức năng khó có thể phán đoán được. Thông thường, với những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì người phạm tội sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó khăn. Thay vì tự mình tìm cách giải quyết thì các nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, những người bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể tố cáo hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng của các đối tượng đó tới các cơ quan đã nêu ở trên để được giải quyết kịp thời và đúng đối tượng.

Tuy nhiên, cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên, các cuộc trò chuyện của hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để giao nộp chứng cứ cũng như càn phối hợp, hợp tác với cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết gần nhất.

Sau đó, bị đơn cần làm đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng gửi đến cơ quan Công an, theo đó người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Đơn trình báo công an;

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Căn cước công dân gắn chip của bị hại (photo bản sao và công chứng);

– Các chứng cứ kèm theo để chứng minh các hành vi của đối tượng lừa đảo là chính xác.

Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, hãy nhanh tay liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tranh tụng của chúng tôi tư vấn kịp thời!

nop-don-to-cao-lua-dao-chiem-doat-tai-san

Một số câu hỏi liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

 

Kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng nhưng không biết bị đơn ở đâu?

 

Chị Ngọc (Xuân Trường – Nam Định) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có một vài thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Tôi có bị một người ở trên mạng xã hội Facebook hack tài khoản của bạn tôi và có nói là vay tiền của tôi. Người đó giả mạo bạn tôi và nói là đang rất cần tiền, yêu cầu tôi chuyển luôn tiền cho bên đó. Vì là bạn làm ăn nên tôi và bạn đó có rất nhiều giao dịch với nhau nên lần này tôi cũng không có nghĩ ngợi nhiều và chuyển cho bạn ấy với số tiền là 75 triệu đồng.
Tuy thấy số tài khoản khác và tên tài khoản không giống những lần trước tôi có gửi cho bạn ấy nhưng bạn ấy bảo cần rất gấp nên tôi cũng không để ý cho lắm. Đến tối tôi mới điện cho bạn ấy và hỏi lý do cần gấp thì bạn ấy nói là không có vay mượn gì của tôi cả.
Giờ tôi mới biết là mình bị lừa nên giờ tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi cách khởi kiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Fb vì tôi chỉ có thông tin ít ỏi là tên tài khoản FB và địa chỉ số tài khoản ngân hàng thôi. Tôi mong Luật sư giải đáp kịp thời thắc mắc của tôi, tôi cảm ơn Luật sư nhiều!”

 

>> Luật sư thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Ngọc!

Với những thông tin mà chị Ngọc đã cung cấp, chúng tôi thấy đây là trường hợp chị gặp phải đối tượng lừa đảo qua không gian mạng đã giả danh người khác, đưa ra thông tin gian dối, tạo ra hoàn cảnh khẩn cấp để chị chuyển giao số tiền 75 triệu VNĐ cho họ, nghiễm nhiên sau khi đã đạt được mục đích là lấy được số tiền đã yêu cầu thì chị không liên lạc được với người này nữa.

Do đó, chúng tôi cho rằng quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tồn tại một hành vi gian dối và đầy đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

….”

Theo đó trong trường hợp của chị Ngọc thì hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có xuất hiện “Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản” được quy quy định cụ thể tại Điều 139 Bộ luật hình sự nghĩa là một người nào đó đã đưa ra thông tin sai lệch, không có thật hoặc lừa dối làm cho người khác tin đó là sự thật và chuyển giao tài sản cho họ.

Về giá trị tài sản, để đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự là từ 2 triệu đồng trở lên. Cụ thể chị Ngọc bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 75 triệu đồng, chị muốn được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình là điều hoàn toàn chính xác và cần thiết. Tuy nhiên, để có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình chị cần phải làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gửi đến cơ quan công an từ cấp huyện trở lên tại nơi xảy ra hành vi chị bị các đối tượng lừa đảo, cụ thể là cơ quan công an huyện Xuân Trường, Nam Định.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa đó là khi chị gửi đơn tố cáo hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet thì chị cần phải gửi kèm theo những giấy tờ, tài liệu chứng minh trên thực tế đã xảy ra những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cơ quan công an cạp nhật kịp thời làm căn cứ tiến hành hoạt động điều tra, xác minh làm rõ sự thật và đem lại quyền lợi cho chị.

Theo thông tin mà chị đã cung cấp, chị không biết các đối tượng có hành vi lừa đảo chị là ai mà chị chỉ biết tên tài khoản facebook và thông tin tài khoản ngân hàng của đối tượng này. Do đó, khi chị Ngọc gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo thì chị hoàn toàn cần gửi kèm theo các thông tin, tài liệu có thể là bằng chứng này để cơ quan công an đã thụ lý hồ sơ tố giác của mình xác minh dùng làm căn cứ tiến hành hoạt động điều tra, xác minh.

Bên cạnh đó, Luật sư tư vấn cho chị Ngọc là chị hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan công an có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Tuy nhiên chị Ngọc vẫn cần phải cung cấp những thông tin liên quan để cơ quan công an đã thụ lý hồ sơ của chị sử dụng làm căn cứ tiến hành điều tra, xác minh.

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng liệu có lấy lại được tiền

 

Anh Kiên (An Giang) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có một số thắc mắc cần được giúp đỡ như sau:
Tôi có bị 2 đối tượng phối hợp lừa đảo như sau: Anh A có đăng bài trên Zalo là công ty của anh ta có sàn giao dịch (ALEX) đang phát triển mạnh với lợi nhuận cao nên tôi có vào hỏi và được anh A hướng dẫn quảng cáo tham gia. Sau đó anh B có nhắn tin với tôi kêu gọi tham gia đầu tư vì anh ta cũng đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ sàn giao dịch đó. Nghe theo những lời ngon ngọt về nguồn lợi khủng từ anh A và anh B nên tôi đã đầu tư 15 triệu đồng vào đó.
Tháng đầu tiên thì tôi có lợi nhuận rất cao nên tháng thứ 2 tôi đầu tư thêm 10 triệu đồng nữa nhưng sang tháng thứ 3 anh A có báo với tôi là sàn bị sập và tôi bị mất hết tiền. Giờ tôi muốn hỏi Luật sư là A và B là các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội như thế thì tôi có lấy lại được tiền không? Tôi mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản có lấy lại được tiền không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Kiên!

Theo như những thông tin mà anh Kiên có cung cấp như trên thì anh A có nhận của anh là 25 triệu đồng với lời hứa hẹn là sẽ có lợi nhuận cao nhưng các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này đã cố ý đánh sập sàn giao dịch. Sau thời gian nghiên cứu Luật sư xác định hành vi của anh A và B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối với tội này Luật sư thấy các đối tượng đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi năm 2017:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…”
Như vậy, anh Kiên hoàn toàn có thể đòi lại số tiền đã bị các đối tượng lừa đảo trên. Để được đảm bảo quyền lợi anh cần khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi anh đang ở để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra anh cần chuẩn bị các giấy tờ chứng cứ chứng minh việc anh A và B đã nhận tiền của anh để giúp anh tham gia vào sàn giao dịch như: Ảnh chụp tin nhắn, ghi âm cuộc hội thoại, … nhằm tạo ra các bằng chứng giúp cơ quan điều tra thuận lợi trong quá trình giải quyết.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, làm sao lấy lại tiền?

 

Chị Vui (Bình Lục – Hà Nam) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau:
Tôi có bị một đối tượng trên Facebook lừa đảo một khoản tiền là 15 triệu vì đối tượng đó đã lợi dụng lòng tin của tôi với danh nghĩa là người quen muốn vay tiền chữa bệnh nên tôi đã chuyển tiền ngay. Sau đó, tôi có nhắn lại thì người đó đã chặn tôi và tôi cũng không có bất cứ thông tin liên lạc nào nữa cả.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi giờ tôi cần làm gì để lấy lại được số tiền đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet lừa mất?”

 

>> Luật sư hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Vui! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư đưa ra giải đáp cho thắc mắc của chị như sau:

Đối với việc lấy lại số tiền trong vụ án bị lừa đảo chiếm đoạt qua mạng xã hội thường gặp rất nhiều khó khăn bởi người bị hại không biết thông tin về kẻ lừa đảo và nơi ở đâu để đòi lại tài sản. Vì vậy, để định tội được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại tài sản đã bị lừa thì người bị hại cần cung cấp các thông tin, trình báo lừa đảo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo đó việc đầu tiên bị hại cần làm khi phát hiện bị lừa đảo qua mạng xã hội đó là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản, hình ảnh, cuộc thoại đã được ghi âm, … để làm chứng cứ nhằm tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau khi đã có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo của các đối tượng vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, người bị hại có thể tố giác các đối tượng tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết kịp thời.

Trong quá trình làm đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần luư ý chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn trình báo công an;

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Căn cước công dân gắn chíp của bị hại (photo bản sao và công chứng);

– Các chứng cứ kèm theo (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội, …).

Trong trường hợp người bị hại tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng cần mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp người bị hại có thể thông tin, tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

– Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

– Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Trong trường hợp của Chị Vui thì chị cần thu thập tất cả các chứng cứ chứng minh hành vi của các đối tượng đó đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sau đó gửi đơn tố giác lên cơ quan Công an ở nơi thường trú/tạm trú để được giải quyết kịp thời nhất nhé.

Cần làm gì để không sập bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng

 

Chị Vy (Hà Nội) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một số câu hỏi cần được Luật sư tư vấn như sau:
Tôi có người thân vừa bị lừa một khoản tiền rất lớn, các đối tượng này là những người hoàn toàn xa lạ mà người thân của tôi quen được trên mạng xã hội Facebook. Dù không có quen biết từ trước nhưng bằng những khoản lời béo bở mà người thân của tôi đã tin vào những lời mật ngọt. Không chỉ người thân của tôi mà còn có rất nhiều người xung quanh tôi cũng mắc phải những sự việc tương tự nên tôi muốn hỏi Luật sư về việc làm sao để không bị sập bẫy lừa đảo trên mạng?”

 

>> Luật sư tư vấn cách tránh bị sập bẫy lừa đảo trên mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Vy!

Hiện nay sự thật đúng là có rất nhiều người đã lâm vào cảnh bị lừa đảo một cách trắng trợn. Căn cứ tình huống thực tế, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đưa ra một số lời khuyên để người dùng công nghệ tránh sập bẫy lừa đảo qua mạng như sau:

– Thứ nhất: Thận trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội

Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/Căn cước công dân gắn chíp sẽ cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người. Do đó, việc để lộ thông tin luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể dẫn đến thiệt hại lớn về tài sản.

Thông qua các thông tin cá nhân đó, các đối tượng xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân của người khác nhằm mục đích trục lợi cá nhân như lừa đảo vay tiền, khiến nhiều người bỗng trở thành con nợ bất đắc dĩ.

– Thứ hai: Người bị hại cần phải cảnh giác và tự xem xét sự việc, phán đoán xem có đang diễn ra hợp lý và thực tế hay không?

Thông thường các trò lừa đảo qua mạng dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn có rất nhiều nạn nhân sập bẫy mà nguyên nhân đa phần do nạn nhân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trong bảo mật thông tin, tin vào những doanh thu, lợi nhuận “trên trời” …

Vì vậy, để tránh bị lừa đảo, khi nhận được lời đề nghị từ người lạ, người dùng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác và suy xét xem có nên tham gia hay không.

– Thứ ba: Người dùng mạng xã hội hãy biết làm chủ bản thân, biết tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có, rất hậu hĩnh

Một trong những chiêu thức lừa đảo phổ biến gần đây đó là các tài khoản mạng xã hội là người nước ngoài gọi điện, nhắn tin làm quen sau đó ngỏ ý muốn tặng những món quà giá trị. Nếu muốn nhận quà tặng thì phải trả một khoản phí ứng trước có thể không nhiều nhưng với nhiều người bị lừa như thế thì khoản tiền sẽ là rất lớn. Cứ ngỡ mình nhận được món quà có giá trị, rất nhiều người đã tin tưởng nghe theo để rồi tiền mất mà quà đâu không thấy. Chính những hành vi tin tưởng đó của người dùng mạng xã hội đã gián tiếp tiếp tay cho các đối tượng ngày càng vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội;

– Thứ tư: Mỗi người dùng mạng xã hội cần chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo để trang bị kiến thức vững vàng phòng tránh những rủi ro không mong muốn. Hiện nay, không khó để tìm kiếm các thông tin cảnh báo tội phạm lừa đảo trên báo chí, website hay các trang mạng xã hội… Trên các trang mạng như Facebook xuất hiện rất nhiều group về cảnh báo các chiêu thức lừa đảo, luôn luôn cập nhật mới nhất.

>> Xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào theo quy định của pháp luật?

Bài viết trên đây là tư vấn của Luật sư về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, thủ tục cần làm để tố cáo các tội phạm lừa đảo, cách lấy lại tài sản đã mất, …Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hoặc bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào khác cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng nhất!