Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?

Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu và tố cáo thế nào để được xử lý kịp thời? Hiện nay, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng phổ biến. Internet phát triển tạo ra cơ hội cho các đối tượng xấu mở rộng phạm vi của mình, sử dụng những phương thức tinh vi hơn để lừa đảo người dân qua mạng. Các trường hợp lừa đảo qua mạng rất đa dạng, dưới nhiều hình thức và gây nên những tổn hại khác nhau. Tuy nhiên, việc tố giác kịp thời và tố giác đúng cách không phải điều mà ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ mang đến những thông tin cụ thể về chủ đề này.

Lừa đảo qua mạng được hiểu là gì?

Các hành vi lừa đảo trục lợi hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi và càng ngày càng khó kiểm soát. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hình thức lừa đảo trực tuyến qua Internet, dùng hành vi gian xảo để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt thông thường sẽ lợi dụng sự nhẹ dạ của người dùng Internet, đưa ra các thông tin giả mạo khiến người dùng tin là thật, từ đó giao tiền cho chúng.

Các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng diễn ra khá nhanh chóng. Kẻ xấu có thể giả danh người thân, bạn bè, ngân hàng tín dụng, từ đó đưa ra các thông tin giả như vay mượn tiền, mở tài khoản ngân hàng,… Việc sử dụng các hành vi giả danh, chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm hoàn toàn. Những đối tượng cố ý vi phạm tội danh lừa đảo qua mạng có thể bị xử phạt nghiêm trọng, bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Liên hệ luật sư 1900.6174

Pháp luật hiện hành quy định những trường hợp sau đây sẽ bị xử lý hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá hơn 2 triệu đồng

– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng có các đặc điểm sau:

  • Đã có tiền sử bị xử phạt về lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh
  • Tài sản bị lừa đảo ở đây là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
  • Đã có tiền sử bị xử phạt với các tội danh như: lừa đảo chiếm đoạt, cướp tài sản; cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng uy tín cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng các loại mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản…vẫn chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, người dân được pháp luật khuyến khích tìm hiểu các hình thức lừa đảo, tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu, cách phòng tránh ra sao,… Việc nắm bắt những thông tin và cảnh báo lừa đảo, cũng như nâng cao tinh thần cảnh giác sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống chiếm đoạt tài sản có thể xảy ra.

tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu (1)

Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Câu hỏi của chị Nga (Quảng Ninh):
Tôi có sử dụng Zalo liên hệ với người quen, gia đình và các đối tác làm ăn.Tuy nhiên cuối tuần trước, tôi có nhận được tin nhắn của em họ muốn mượn tiền để đóng học phí. Bạn ấy nói lỡ bị cướp tiền trên phố không dám nói với bố mẹ, hứa sẽ trả lại tôi đủ tiền trong 1 tháng khi bạn ấy nhận lương. Tôi cũng hỏi thăm, gọi điện qua Zalo thì bạn ấy bảo đang đi làm không nghe máy được. Tôi không suy nghĩ nhiều mà chuyển 5 triệu vào số tài khoản bạn ấy cung cấp qua tin nhắn. Tuy nhiên 2 ngày sau tôi thấy bạn ấy đăng bài bị hack tài khoản Zalo, tôi gọi điện xác nhận mới phát hiện mình bị lừa. Vậy để bảo vệ tài sản và quyền lợi của mình trong trường hợp này thì tôi có thể tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

>> Tư vấn xử lý các trường hợp bị lừa đảo qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Hiện nay, pháp luật đã có quy định về thẩm quyền tiếp nhận, xử lý những khiếu nại, tố cáo về tội lừa đảo. Căn cứ Bộ luật hình sự 2015, khi muốn tố giác tội phạm, người dân có thể liên hệ các cơ quan dưới đây:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Như vậy, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận các tin tức, tố giác tội phạm gồm có các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, các cơ quan khác trực tiếp được ủy thác tiếp nhận tố giác. Tuy nhiên, rất nhiều người vì chưa biết nên tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu dẫn đến tố giác không kịp thời, khiến tội phạm tận dụng thời cơ xóa dấu vết. Khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, bạn nên nhanh chóng tố cáo tới các cơ quan chức năng này để hành vi phạm tội được ngăn chặn kịp thời và bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.

Nếu bạn còn có những thắc mắc trong việc thực hiện các thủ tục tố giác tội phạm, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự từ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm.

Cách thức tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng

Câu hỏi của bạn Nghĩa (Bắc Ninh):
Em có sử dụng mạng xã hội, cụ thể là facebook để kiếm tiền qua mạng, cũng tham gia một số hội nhóm trên đây về tiền ảo. Vào ngày 26/4/2022 em có nhận được tin nhắn của một tài khoản chung nhóm trên Facebook. Người này tự nhận là giao dịch viên ở một nền tảng tiền ảo, hỗ trợ em mở tài khoản kiếm tiền nhanh không mất phí duy trì. Em cũng thử truy cập thì thấy nền tảng này khá uy tín và cũng lớn. Sau đó em có chuyển qua ví điện tử số tiền 2 triệu cho người kia. Sau khi đăng ký thông tin qua link người này gửi thì em bị hack nick Facebook, tài khoản ví điện tử không đăng nhập được. Em lo ngại đối tượng lấy được thông tin tài khoản ngân hàng của em. Hiện em đang khá hoảng loạn, xin hỏi em có thể tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu và qua cách thức nào để được trợ giúp nhanh nhất?

>> Tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng xã hội, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Hiện nay, bạn có thể trực tiếp đến tố cáo hành vi lừa đảo tại các cơ quan công an, viện kiểm sát địa phương đang sinh sống. Việc tố cáo đúng cách sẽ giúp các cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng và kịp thời, ngăn chặn thất thoát tài sản cho người bị hại. Khi phát hiện hành vi lừa đảo qua mạng, hoặc là nạn nhân của các tội phạm lừa đảo, người dân có thể tố giác tới cơ quan chức năng qua các các sau:

Cách 1: Tố giác bằng cách gọi điện thoại trực tiếp đến đường dây nóng 0692 348 560 của Cục cảnh sát hình sự.

Cách 2: Phản ánh thông tin đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam bằng cách gửi thư về địa chỉ email: [email protected], qua Website: http://tingia.gov.vn hoặc gọi trực tiếp đến số tổng đài 1800 8108. Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu

Cách 3: Trình báo trực tiếp với cơ quan công an về sự việc để được giải quyết ngay

Như vậy, nạn nhân hoặc người phát giác hành vi lừa đảo qua mạng có thể tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền bằng các cách đã nêu trên. Đối với những trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng, cần giải quyết nhanh chóng ngay lập tức, bạn nên thực hiện tố giác theo cách 1 và 3.

Việc tố giác sớm sẽ giúp các cơ quan tiến hành xử lý kịp thời, tránh để đối tượng lợi dụng ăn cắp các thông tin khác. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác về vấn đề này, đừng ngại liên hệ ngay Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ nhé.

tố cáo lừa đảo qua mạng (1)

Thủ tục, hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng

Chị Hà (Phú Yên) có câu hỏi:
Tôi có bị đối tượng lạ nhắn tin trên mạng, rủ tôi tham gia bán hàng để kiếm hoa hồng. Cách thức kiếm tiền khá đơn giản, họ hỗ trợ tôi mua sỉ giá rẻ rồi tôi tự kinh doanh tại nhà. Tôi thấy các mặt hàng cũng là những loại tôi đang buôn bán nhưng giá vốn rẻ hơn nên cũng thử đặt xem sao. Tôi có mua hàng 2 lần với số lượng nhỏ thì thấy không có vấn đề gì nên lần thứ 3 tôi đặt mua với số lượng lớn. Khi chuyển tiền hàng cho họ để họ đặt mua thì người này biến mất luôn cùng với 70 triệu của tôi. Giờ tôi mới vỡ lẽ ra mình bị lừa, đã lỡ cung cấp số tài khoản, số điện thoại cho người này. Giờ tôi muốn tố giác thì nên chuẩn bị hồ sơ tố cáo ra sao và tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Mong luật sư giúp đỡ.

>> Liên hệ luật sư tư vấn xử lý lừa đảo qua điện thoại, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Việc chuẩn bị hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng cũng là bước quan trọng nhằm giúp cung cấp các cơ sở, minh chứng để cơ quan chức năng xem xét hành vi phạm tội và quyết định điều tra, truy cứu. Về câu hỏi tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu, chị tới trực tiếp cơ quan công an, viện kiểm sát địa phương sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người bị hại (bản sao công chứng)

– Đơn trình báo công an

– Sổ hộ khẩu của người bị hại

– Chứng cứ phạm tội kèm theo để lấy làm căn cứ điều tra

Việc trình bày rõ ràng đơn trình báo công an là rất quan trọng. Khi đơn trình báo được trình bày rõ ràng, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng nắm bắt được các nội dung tố cáo, từ đó ra quyết định truy vết, điều tra nhanh nhất.

Các chứng cứ xác thực sẽ giúp quá trình điều tra có thêm tính xác thực và đảm bảo thông tin tố giác là chính xác, minh bạch. Chị nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ tố giác gửi cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý. Nếu trong quá trình tố giác gặp phải bất cứ khó khăn nào cần hỗ trợ pháp lý, hoặc chưa biết làm thủ tục tố giác như thế nào, chị có thể liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật để được luật sư tư vấn.

Mức xử phạt hành vi lừa đảo qua mạng như thế nào?

Câu hỏi của anh Kiên (Long An): Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu
Em trai tôi có bị một đối tượng lừa đảo qua mạng, lợi dụng nhu cầu mua xe hơi để chiếm đoạt tài sản. Người này có một trang mua bán xe hơi, tư vấn môi giới rất chuyên nghiệp. Em tôi vì nhẹ dạ nên có chuyển cho đối tượng này 1,5 tỷ đồng mua xe. Sau đó, người này biến mất không có hồi âm nào. Hai anh em tôi đã liên lạc tố giác. Hiện cơ quan công an đã tiếp nhận xử lý và truy vết. Xin hỏi nếu bắt được người này thì sẽ bị xử phạt thế nào, em tôi có được hoàn trả số tiền bị lừa không?

>> Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Đối với các hình thức lừa đảo qua mạng bị phát hiện và bắt giữ, các đối tượng phạm tội có thể đối mặt với các hình phạt hành chính, phạt hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Đối với những vụ án lừa đảo qua mạng nghiêm trọng hơn, lợi dụng kẽ hở để chống lại luật pháp có thể bị chịu án phạt hình sự nghiêm trọng. Nhiều người phát giác được hành vi lừa đảo nhưng do không biết tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu hoặc tố cáo thế nào mà khiến việc bắt giữ, điều tra chậm trễ, khiến hung thủ có cơ hội tẩu thoát.

Về mức phạt hành chính, pháp luật có quy định về việc phạt hành chính đối với tội lừa đảo, quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong đó, sẽ bị phạt tiền từ 1 tới 2 triệu đồng đối với các đối tượng vi phạm nhẹ, chưa đến mức xử phạt hình sự.

Về án phạt hình sự, Tòa án dựa theo mức độ nghiêm trọng của vụ án lừa đảo mà ra bản án phù hợp. Các đối tượng phạm tội phải chịu phạt tiền hoặc chịu án phạt tù, tạm giam đối với các vụ án có quy mô lớn và gây thiệt hại cao. Theo Bộ luật hình sự 2015, xử phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

xử phạt tội lừa đào qua mạng

Như vậy có thể thấy được tính chất phạm tội lừa đảo, giá trị bị chiếm đoạt trong trường hợp của anh là rất cao. Với tính chất vụ việc nghiêm trọng như thế này, người lừa đảo có thể sẽ bị xử phạt tới 20 năm tù giam. Anh yên tâm nếu bắt giữ được đối tượng này, người này sẽ có nghĩa vụ hoàn trả và đền bù cho người bị hại đồng thời chịu mức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành..

Làm sao để tránh không bị lừa đảo trên mạng?

Câu hỏi của bạn Chi (Hải Phòng): Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu
Em sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên, trước đây em đã từng bị lừa số tiền là 1.5 triệu. Khi đó do em muốn mua đồng hồ nên có liên hệ một bên bán hàng qua mạng. Nhưng sau khi thanh toán thì không nhận được hàng gửi về, trang tin cũng biến mất không còn dấu vết. Mẹ em nói khó tìm lại được, cũng do em sơ suất nên rút kinh nghiệm. Hiện nay các hình thức lừa đảo qua mạng rất tinh vi. Vậy phải làm sao để tránh không bị lừa đảo qua mạng ạ?

>> Liên hệ luật sư tư vấn các quy định xử phạt tội lừa đảo qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Làm sao để tránh bị lừa đảo qua mạng chắc hẳn là điều nhiều người vẫn đang băn khoăn. Chuẩn bị cho mình đầy đủ thông tin và tinh thần cảnh giác cao độ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bẫy lừa đảo qua mạng. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

– Cập nhật thông tin đều đặn, tìm hiểu những thông tin cần thiết về lừa đảo qua mạng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về các vụ lừa đảo qua mạng trên các trang tin, trang mạng xã hội. Các hội nhóm trên Facebook cũng là nguồn tin thường xuyên đăng tải các trường hợp lừa đảo điển hình. Đồng thời, tìm hiểu tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu để kịp thời nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng.

– Luôn nâng cao cảnh giác, đề phòng những trường hợp lạ, luôn tự đặt câu hỏi xem trường hợp có hợp lý hay không. Do hiện nay, chủ yếu các đối tượng lừa đảo thường tạo ra những bẫy thông tin, khiến người dân tin tưởng và chủ động giao tiền, bạn càng nên cảnh giác, không nên quá tin tưởng vào lượng thông tin từ đâu xuất hiện. Đồng thời, xâu chuỗi các thông tin để đánh giá đúng tình hình.

– Tránh các trường hợp nhận được lợi ích một cách quá dễ dàng, những khoản tiền bất ngờ và quá dễ kiếm. Các đối tượng lừa đảo hiện nay có thể đề cập các cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, những khoản đầu tư siêu “lãi” mà không mất nhiều công sức làm mồi nhử cho mục tiêu. Khi đối tượng đồng ý và giao tiền cho chúng, chúng lập tức “bốc hơi” và khoản tiền cũng theo đó không cánh mà bay.

Tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng và các trường hợp cụ thể khác

Tố cáo lừa đảo qua mạng có được lấy lại tiền không?

Câu hỏi của chị Xuyến (Quảng Nam):
Một tuần trước tôi có nhận được tin nhắn trên Facebook của một người lạ. Người này tự giới thiệu là nhân viên ngân hàng đang tư vấn tín dụng, cho vay và hỗ trợ cho vay lãi suất thấp. Tôi có xem qua profile thì thấy trang cá nhân khá nhiều người tương tác, uy tín nên tôi đồng ý nói chuyện. Người này có tư vấn cho tôi mở thẻ tín dụng để chi tiêu hàng tháng, lãi suất khá nhỏ và hạn mức ứng trước lớn. Do tôi cũng muốn được trả trước các khoản tiền sinh hoạt trước khi nhận lương nên đồng ý cho anh ta hỗ trợ mở thẻ. Tuy nhiên, cần ứng trước 5 triệu làm khoản cọc và duy trì thẻ. Tôi không nghi ngờ gì liền chuyển thẳng 5 triệu vào tài khoản ngân hàng anh ta cung cấp. Ngay sau khi nhận tiền tôi nhắn tin thì anh ta không trả lời, tài khoản biến mất khỏi Facebook, tôi gọi điện thoại cũng không được mới vỡ lẽ mình bị lừa. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi nên tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu và làm thế nào để lấy lại tiền ạ?

>> Liên hệ luật sư tố cáo, tư vấn tố tụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào chị Xuyến!
Các trường hợp lừa đảo qua mạng hiện nay rất đa dạng và được tiến hành vô cùng tinh vi. Nhiều người do không nắm rõ các thông tin và quy định tài chính nên dễ dàng tin lời các đối tượng xấu và bị lừa giống như chị. Lừa đảo sử dụng các “bẫy” ngân hàng thường là tình huống dễ bắt gặp nhất. Sau khi bị hại, nạn nhân mới phát hiện những tiền đã không cánh mà bay.

Tuy nhiên, vẫn có phương án giúp chị lấy lại tiền. Về câu hỏi tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu, chị có thể đến ngay cơ quan công an trình báo về sự việc này. Khi đi, chị chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ gồm đơn tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, căn cước công dân, sổ hộ khẩu và các minh chứng lừa đảo. Ngoài ra, chị còn có thể gọi đến đường dây nóng cơ quan công an nơi chị sinh sống để trình báo sự việc và nhờ giúp đỡ.

Chị liên hệ càng sớm sẽ giúp công an nắm rõ và tiến hành truy vết càng nhanh chóng. Số tài khoản ngân hàng đối tượng cung cấp để chị chuyển khoản có thể là căn cứ tốt nhất giúp công an nhanh chóng điều tra. Trong trường hợp phát hiện và bắt giữ đối tượng, cơ quan sẽ giúp chị lấy lại khoản tiền đã mất.

Tố cáo lừa đảo qua mạng nhưng không biết rõ bị đơn ở đâu

Chị Thái (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi là nhân viên kế toán, do công ty tôi quy mô không lớn nên tôi cũng là người nắm quỹ công ty. Trước nay tôi đều rất cẩn thận trong việc giữ tiền và chuyển tiền. Tuy nhiên, 2 ngày trước tức là ngày chủ nhật, tôi có nhận tin nhắn từ sếp chuyển gấp 30 triệu vào tài khoản sếp đưa cho, nói là trả tiền nguyên liệu còn thiếu để nhập lô mới. Tôi gọi điện trao đổi rõ hơn thì sếp nhắn lại là đang bận không nghe máy được, bảo tôi chuyển ngay nếu không bên cung cấp hủy đơn hàng. Tôi đành chuyển tiền vào số tài khoản trên. Tuy nhiên, tối cùng ngày tôi gọi điện cho sếp thì sếp nói không gửi bất cứ yêu cầu nào cho tôi, điều tra thì thấy đối tượng giả mạo tin nhắn để lừa đảo. Hiện nay chúng tôi không biết rõ tung tích của bên lừa đảo thì tố cáo thế nào và tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu ạ? Mong được luật sư tư vấn!

>> Luật sư hỗ trợ thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài xin chào chị Thái!
Hành vi lừa đảo mạo danh, chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng yêu cầu giả dạo gần đây diễn ra khá phổ biến. Đối tượng sử dụng danh tính giả để vay tiền, mượn tiền, thực hiện giao dịch bằng danh tính khác rồi chiếm đoạt tài sản và biến mất. Tuy hành vi này không để lại dấu vết danh tính nhưng cũng không phải không thể xử lý.

Để tìm hung thủ và đòi lại số tiền đã mất, chị cần nhanh chóng tố cáo với cơ quan công an để tiến hành điều tra. Khi tố cáo cần chuẩn bị hồ sơ gồm đơn tố cáo và giấy tờ của người bị hại, minh chứng để làm căn cứ. Vì đối tượng đã để lại số tài khoản cho chị, chị có thể lập tức yêu cầu điều tra số tài khoản để xác định danh tính chủ tài khoản, từ đó truy vết hung thủ.

Với số tiền bị lừa đảo với mức độ phạm tội nghiêm trọng và thường xuyên có thể bị xử phạt tù đến 3 năm, sau khi trả lại khoản tiền cho người bị hại. Trong quá trình tố cáo, điều tra cần bất cứ sự hỗ trợ pháp lý nào, chị có thể liên hệ các luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ chị nhé.

Qua bài viết trên, Tổng đài pháp luật đã đem đến những thông tin về hành vi lừa đảo qua mạng và giải đáp các câu hỏi liên quan như tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị những gì?… Nếu bạn đang gặp phải rắc rối về vấn đề này, bạn đừng ngần ngại gọi tới đường dây nóng của chúng tôi 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ pháp lý cụ thể và hiệu quả nhất.