Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là động lực của nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
>> Doanh nghiệp vừa và nhỏ có được Nhà nước hỗ trợ không? Gọi ngay 1900.6174
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Hiện nay trên thế giới chưa có khái niệm chung và thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa do tùy vào điều kiện cũng như quy mô nền kinh tế của mỗi quốc gia mà định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô, đó là: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Quay trở lại với quy định của pháp luật Việt Nam thì tại Điều 4 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 có quy định các tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Tuy nhiên các tiêu chí xác định này được đặt ra cũng chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế từng thời điểm khác nhau thì quy mô cũng như sự phát triển của nền kinh tế cũng khác nhau cho nên các tiêu chí hoặc phân cấp về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có sự khác nhau cơ bản trong từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên trên thực tế thì doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những đặc điểm cụ thể sau đây:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh độc lập và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và được thành lập dưới sự góp vốn do một hoặc nhiều chủ thể đầu tư. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ thể có tư cách pháp nhân, tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập và bình đẳng với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn. Mục đích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng đến mục đích là lợi nhuận.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp nhỏ và vừa giống với các doanh nghiệp có quy mô khác sẽ là loại hình doanh nghiệp được tổ chức hoạt động theo các ngành nghề mà pháp luật cho phép.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có quy mô nhỏ và số lượng lao động ít:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ, sử dụng ít lao và động, doanh thu sẽ thấp hơn, trình độ quản lý doanh nghiệp và chất lượng nhân sự của doanh nghiệp cũng như chi phí đào tạo lao động chưa cao trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Tiêu chí quy mô nhỏ và số lượng lao động ít là những tiêu chí quan trọng để xác định đó có phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không. Việc xác định tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có sự khác biệt giữa các thời kỳ và tùy từng lĩnh vực khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì yêu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi lĩnh vực kinh doanh có đặc thù khác nhau.
Do những đặc điểm phân tích như trên thì trong thực tiễn doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những ưu điểm nhất định như sau:
+ Với đặc điểm quy mô vốn nhỏ, tổ chức quản lý doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng thành lập doanh nghiệp với số vốn nhỏ nên doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ dàng, năng động hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn trong việc thay đổi hướng kinh doanh trên thực tế.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực mới, mạo hiểm với rủi ro có thể xảy ra, từ đó tạo nên nguồn động lực phát triển cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn nhất định như:
+ Việc tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.
+ Khó khăn trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay.
+ Với nguồn kinh phí hạn hẹp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác nên doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
>> Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? Cách tính vốn đầu tư để không bị lỗ
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Anh Lộc (Cà Mau) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, em hiện là sinh viên mới ra trường. Do có số vốn ít cũng như vay mượn cũng không được nhiều nên hiện tại em muốn thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Tôi dự định mở doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ở quê em. Sau này nếu làm ăn được thì mới phát triển thành doanh nghiệp lớn hơn.
Tuy nhiên, hiện tại em không biết các tiêu chí để xác định doanh nghiệp em sắp thành lập là doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho em về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn tiêu chí xác định một doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời để lý giải cho thắc mắc của bạn như sau:
Tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định các tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ như phân tích ở trên.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ như phân tích ở trên.
+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, do bạn có nguồn vốn ít, cũng như mới thành lập doanh nghiệp lần đầu do đó bạn đang có nhu cầu thành lập một doanh nghiệp nhỏ để kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của bạn hướng tới là lĩnh vực nông nghiệp. Do đó căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì tiêu chí để xác định một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp mà bạn hướng tới sẽ là:
+ Doanh nghiệp của bạn phải sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không được quá 100 người
+ Tổng doanh thu của bạn không quá 50 tỷ trên một năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ trên một năm
Trong trường hợp bạn chưa biết tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy liên hê ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của luật sư giàu kinh nghiệm.
>> Xem thêm: Thành lập công ty cần những gì? Quy định mới nhất 2022
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ
Chị Hằng (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi hiện đang làm chủ một hộ kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản. Do kinh doanh được 2 năm cũng kiếm được một số vốn nhất định nên tôi đang có ý định chuyển hộ kinh doanh của tôi sang thành doanh nghiệp nhỏ. Theo tôi được biết nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ được nhận một số chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi các tiêu chí để doanh nghiệp của tôi được xem là doanh nghiệp nhỏ là gì? Doanh nghiệp của tôi có được nhận hỗ trợ hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về các tiêu chí để một doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhận hỗ trợ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Hằng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Qua quá trình xem xét cũng như tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau để có thể giải đáp được thắc mắc của bạn:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định những nguyên tắc thực hiện hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:
Căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ trước thì sẽ được hỗ trợ trước;
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật sẽ được hỗ trợ trước.
Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất cho mình.
Ngoài các nội dung hỗ trợ riêng theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa thì các nội dung hỗ trợ chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hưởng các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Chương IV và các nội dung hỗ trợ khác không trùng lặp quy định tại Chương III Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở năng lực thực hiện, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có năng lực để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được nhận hỗ trợ.
Theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn nhận được những khoản hỗ trợ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải đáp ứng các tiêu chí để được xem là một doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, do bạn hiện đang làm chủ một hộ kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản và bạn đang có nhu cầu chuyển hộ kinh doanh của mình thành doanh nghiệp nhỏ. Do đó để doanh nghiệp bạn chuyển đổi được coi là doanh nghiệp nhỏ thì doanh nghiệp phải sử dụng người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp bình quân hàng năm không được quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn của năm không được quá 20 tỷ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Khi đó doanh nghiệp của bạn đã đáp ứng các điều kiện để được xem là một doanh nghiệp nhỏ như phân tích bên trên, đồng thời doanh nghiệp của bạn do bạn là phụ nữ làm chủ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang nên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp của bạn sẽ được nhận những khoản hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp còn gặp các vướng mắc liên quan đến vấn đề xác định tiêu chí để doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhận hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của luật sư.
>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ gì?
Chị Ngát (Bình Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em hiện đang làm chủ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có 150 lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội. Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp em không quá 80 tỷ đồng. Em có được biết nếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ được nhận một số loại hỗ trợ.
Vậy Luật sư cho em hỏi, trong trường hợp này doanh nghiệp của em có phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không? Nếu đúng thì doanh nghiệp của em sẽ được nhận những hỗ trợ gì? Em xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật tư tư vấn các loại hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Ngát, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến với chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Chương II của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay sẽ được nhận rất nhiều các sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Có 8 loại hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đương nhiên nhận được từ phía Nhà nước, các loại hỗ trợ đó bao gồm:
+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng;
+ Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Thuế, kế toán; mặt bằng sản xuất; công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung;
+ Mở rộng thị trường; thông tin, tư vấn và pháp lý; phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị những doanh nghiệp này sẽ được nhận thêm một số những hỗ trợ khác từ phía Nhà nước.
Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ được cho vay, tài trợ bởi quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Áp dụng vào trường hợp cụ thể của bạn, có thể thấy doanh nghiệp bạn đang làm chủ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có sử dụng 150 lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội. Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp bạn cũng không quá 80 tỷ trên năm. Do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP doanh nghiệp của bạn sẽ được xác định là doanh nghiệp vừa.
Do đó doanh nghiệp này sẽ được nhận 8 loại hỗ trợ từ phía Nhà nước theo quy định tại Chương II Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như phân tích ở trên.
Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ về vấn đề doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước hỗ trợ như thế nào, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần cần những gì? Thủ tục trọn gói A-Z
Mẫu tờ khai doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?
Anh Tâm (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi hiện đang làm chủ một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh. Do doanh nghiệp của tôi mới thành lập và đi vào hoạt động cũng chỉ khoảng 4 tháng nên hiện tại tôi không biết quá nhiều về việc doanh nghiệp mình sẽ được hỗ trợ gì và làm thế nào để được nhận hỗ trợ.
Tôi nghe nói để có thể nhận khoản hỗ trợ này thì doanh nghiệp phải có tờ khai doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy nhiên khi tôi tìm hiểu trên mạng thì có nhiều mẫu tờ khai khác nhau khiến tôi khá hoang mang. Vậy mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi mẫu tờ khai doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất theo quy định pháp luật hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về mẫu tờ khai doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
MẪU TỜ KHAI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chung tôi. Để giải đáp cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ vào Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải thực hiện khai xác định mình là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa để có thể được hưởng những hỗ trợ từ phía Nhà nước: Theo quy định ban hành kèm theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì mẫu tờ khai doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ theo mẫu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—***—
TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU HỖ TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)
1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………..
Loại hình doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………….
Quận/huyện: ………………………………………………. Tỉnh/thành phố: ………………………………
Điện thoại: ………………………… Fax: ………………………………Email: ………………………………
2. Thông tin xác định doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ:
Có vốn điều lệ do một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% trở lên:
□ Có □ Không
Tên người quản lý điều hành doanh nghiệp: …………………………………………………………….
3. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ………………………………………………………………………
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: ………………………………………………
Trong đó, số lao động nữ: ………………………………
Tổng nguồn vốn: …………………………………………………………………………………………………..
Tổng doanh thu năm trước liền kề: ………………………………………………………………………….
4. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):
□ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Doanh nghiệp nhỏ □ Doanh nghiệp vừa
5. Các nội dung đề xuất hỗ trợ (Doanh nghiệp lựa chọn một hoặc nhiều nội dung hỗ trợ):
□ Hỗ trợ công nghệ: ………………………………………………………………………………………………
□ Hỗ trợ tư vấn: …………………………………………………………………………………………………….
□ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: …………………………………………………………………………
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: ………………………………..
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: …………………………………………..
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: ………………
DOANH NGHIỆP CAM KẾT
1. Về tính chính xác liên quan tới thông tin của doanh nghiệp.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
…, ngày … tháng … năm …
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
Hồ sơ kèm theo: ………………………………
Do đó trong trường hợp của bạn, bạn cần hoàn tất tờ khai doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mẫu như trên thì doanh nghiệp của bạn mới có thể được hưởng những hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn chưa biết điền các thông tin vào mẫu tờ khai doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn hãy liên hệ đến chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định Thông tư 200 mới nhất
Mức thuế cho doanh nghiệp nhỏ lẻ bán quần áo thời trang nữ tại nhà?
Chị Hường (Lai Châu) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, hiện tôi có đang làm chủ tại một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bán quần áo thời trang nữ tại nhà. Do ở quê nên tôi chỉ nghĩ mở cửa hàng ra là bán bình thường, không đăng ký giấy phép kinh doanh và không đóng thuế. Tuy nhiên gần đây có nhân viên bên thuế có tới và yêu cầu tôi phải kê khai với mức thuế là 1 triệu đồng trên một tháng.
Nhưng thực tế công việc kinh doanh của tôi không ổn định, có tháng bán được nhiều, có tháng bán được ít. Đặc biệt sau dịch bệnh, mức thu nhập hàng tháng của tôi cũng không được nhiều chỉ khoảng 12 đến 24 triệu một tháng. Tuy nhiên tôi còn phải lo rất nhiều số tiền khác nữa như tiền trả lương cho nhân viên, tiền nhà, tiền điện nước…
Vậy Luật sư cho tôi hỏi mức thuế 1 triệu một tháng mà nhân viên thuế đưa ra đối với tôi là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về mức thuế đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ bán quần áo thời trang nữ tại nhà, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Mức doanh thu 1 tháng của bạn theo như bạn cung cấp thì ở mức từ 12 triệu đến 24 triệu đồng trên 1 tháng. Vì vậy hộ kinh doanh của bạn làm chủ phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC bạn có hoạt động bán buôn, bán lẻ quần áo, vì vậy, tỷ lệ thuế giá trị gia tăng của bạn là 1% và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0.5%. Vì vậy với mức thu nhập hàng tháng của bạn từ 12 triệu đến 24 triệu thì mức thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân của bạn sẽ dao động từ 180.000 đồng đến 360.000 đồng trên một tháng. Vì vậy, mức thuế là 1 triệu đồng trên 1 tháng là quá cao so với doanh thu của bạn.
>> Xem thêm: Mua bán doanh nghiệp là gì? Quy trình thủ tục diễn ra như thế nào?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022
Chị Thu (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tôi dự định sắp tới sẽ mở một doanh nghiệp với quy mô nhỏ chỉ khoảng tầm 10 đến 20 công nhân và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất cà phê chồn. Theo tôi được biết tôi phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên những thông tin liên quan về vấn đề này tôi vẫn chưa nắm rõ được.
Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi hồ sơ cũng như thủ tục tôi cần làm để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tương tự như các thủ tục thành lập doanh nghiệp khác trên thực tế, bao gồm các bước sau đây:
+ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp hướng tới, chẳng hạn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
+ Đăng ký và chọn tên doanh nghiệp
+ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
2. Dự thảo điều lệ công ty
3. Danh sách các thành viên đóng góp vốn vào công ty
4. Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân chẳng hạn như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu… của các thành viên công ty
5.·Nếu công ty kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì cần phải chuẩn bị thêm giấy xác nhận của ngân hàng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần phải thông báo trên các báo địa phương hoặc đăng trên các mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, có thể thấy bạn sẽ phải tiến hành việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của mình theo thủ tục được phân tích như trên, đồng thời, căn cứ vào trường hợp cụ thể của bạn thì hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin cấp giấy chứng nhận đăng kinh doanh sẽ bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu sao y chứng thực của chủ doanh nghiệp
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Chứng chỉ hành nghề sao y chứng thực
+ Các giấy tờ thông tin khác về doanh nghiệp dự định thành lập chẳng hạn như:
1. Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp của bạn phải đúng theo quy định của pháp luật, bạn không được đặt trùng tên doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác, và không bị cấm và có khả năng đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền.
2. Địa chỉ bạn thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp và theo quy định của pháp luật
3. Bạn phải chọn ngành nghề kinh doanh đúng trong hệ thống ngành nghề pháp luật cho phép, không bị pháp luật cấm
4. Vốn điều lệ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam đúng theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Trong trường hợp bạn còn gặp các vướng mắc để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư.
Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề xoay quanh những quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp phần nào sẽ giúp các bạn áp dụng được trong những tình huống cụ thể của mình trên thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần chúng tôi tư vấn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.