Bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không? Điều kiện để kinh doanh ngành nghề thực phẩm chức năng là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi có dự định kiếm tiền từ ngành hàng thực phẩm chức năng. Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Luật sư giải đáp việc bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, gọi ngay 1900.6174
Điều kiện để kinh doanh ngành nghề thực phẩm chức năng
>> Tư vấn điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định 2022, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Khánh!
Với thắc mắc của anh Khánh về vấn đề vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, Luật sư tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật dựa vào các căn cứ pháp lý sau:
– Thứ nhất là Nghị định số 38/2012/NĐ–CP của Chính phủ có quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
– Thứ hai là Thông tư số 43/2014/TT–BYT của Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng;
– Thứ ba là Thông tư số 15/2012/TT–BYT có quy định cụ thể về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, hành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
Trong trường hợp của anh Khánh khi muốn kinh doanh bán thực phẩm chức năng thì điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế gồm một số những giấy tờ sau:
– Cần có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
– Đưa ra giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của doanh nghiệp;
– Cung cấp được giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm.
Như vậy, anh Khánh muốn bán thực phẩm chức năng thì cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
– Giấy phép đăng kí kinh doanh có tên ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể là thực phẩm chức năng theo quy định cụ thể tại Thông tư số 26/2012/TT–BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế;
– Giấy xác nhận đối với công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cụ thể là thực phẩm chức năng được kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ–CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Ngoài ra, anh Khánh cũng cần xem xét đến các trường hợp đặc biệt sau:
– Trong trường hợp thực phẩm chức năng anh bán là hàng nhập khẩu vào thị trường mua sắm Việt Nam thì bắt buộc phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và kèm theo đó là phải được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng về nhập khẩu theo quy định tại Chương V Nghị định số 38/2012/NĐ–CP quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
– Trong trường hợp anh muốn dán poster quảng cáo về thực phẩm chức năng tại cơ sở kinh doanh của mình ở An Lão thì anh phải xin phép cấp giấy thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định bởi cơ quan Y tế có thẩm quyền.
Trên cơ bản để được kinh doanh thực phẩm chức năng thì anh Khánh cần những giấy tờ nêu trên. Tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ điều kiện về mặt pháp lý thì anh cũng cần lưu ý một số nội dung được quy định cụ thể theo Điều 15 Thông tư 43/2014/TT–BYT để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở của anh bắt buộc cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất là về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp kinh doanh phải thực hiện theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Thông tư số 16/2012/TT–BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (thực phẩm chức năng), dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng những thực phẩm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;
– Thứ hai anh Khánh cần lưu ý về thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) cần đáp ứng điều kiện là phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác có trong cửa hàng kinh doanh của anh. Tóm lạị đối với nhà thuốc của mình anh cần phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng.
Với những phân tích trên, bạn đọc có thể thấy căn cứ theo Thông tư 16/2012/TT–BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế lại được dẫn chiếu cụ thể đến Thông tư số 15/2012/TT–BYT quy định về điều kiện chung nhất là bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quy định cụ thể về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Chương II của Thông tư số 15/2012/TT–BYT.
Qua đó, để kinh doanh ngành nghề thực phẩm chức năng thì anh Khánh cần đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể ở trên để có thể bán/kinh doanh thực phẩm chức năng gồm: giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với thực phẩm chức năng được kinh doanh và đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh/buôn bán sản phẩm thực phẩm chức năng của mình.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Cần những thủ tục gì?
Bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không?
>> Tư vấn chính xác bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thu Trang! Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của chị về vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, Luật sư đưa ra tư vấn cho chị như sau:
Đối với trường hợp của chị thì để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng thì công ty khi hoạt động bắt buộc phải có giấy chứng nhận khẳng định công ty của chị có đầy đủ các cơ sở về điều kiện an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Thông tư 26/2012/TT–BYT.
Chị Thu Trang cần lưu ý khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật có quy định là cần phải có giấy phép kinh doanh thì bắt buộc chị phải đi đang ký giấy phép kinh doanh. Nếu chị không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì anh không thể kinh doanh; trường hợp kinh doanh mà không có giấy chứng nhận thì hành vi kinh doanh của chị đang vi phạm pháp luật. Đối với hành vi vi phạm này thì chị sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể được quy định theo
Điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ–CP như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh.
…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh….”.
Tuy nhiên, chị cũng cần chú ý nếu chị đã bị xử phạt về hoạt động kinh doanh không có giấy phép kinh doanh mà còn tái phạm thì chị sẽ bị xử phạt theo mức là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!
Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép không?
>> Giải đáp bán hàng thực phẩm chức năng có cần giấy phép không nếu bán online, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Vinh! Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của anh về vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của anh Vinh có cùng một số người kinh doanh online mặt hàng là thực phẩm chức năng thì bắt buộc doanh nghiệp cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Anh Vinh lưu ý việc có giấy phép kinh doanh trong thời điểm trước đó của anh không có giá trị khi anh chuyển sang hình thức online vì mỗi hình thức kinh doanh sẽ phải chấp hành một số yêu cầu đặc thù.
Do đó, nếu trước đây anh đã có giấy phép kinh doanh tại cơ sở nào đó rồi thì khi chuyển sang kinh doanh online thì anh cần phải được cấp giấy chứng nhận thì mới được phép hoạt động.
Vậy để được cấp giấy chứng nhận trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh online thực phẩm chức năng của anh cần đáp ứng những điều kiện bao gồm:
– Thứ nhất là doanh nghiệp cần có mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp và không vi phạm các ngành cấm đã được quy định của pháp luật;
– Thứ hai là doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất và các trang thiết bị;
– Thứ ba là phải có giấy chứng nhận điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để có thể đảm bảo điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì bắt buộc chủ doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm (được quy định cụ thể tại Thông tư số 26/2021/TT–BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT–BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt);
– Thứ tư là doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm đang kinh doanh trong doanh nghiệp;
– Thứ năm các mặt hàng là thực phẩm chức năng phải được thực hiện tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế hoặc Sở y tế;
– Thứ sáu chủ doanh nghiệp cần thực hiện theo thông báo của Bộ Công thương về website thương mại được dùng để bán hàng online.
Nếu anh còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn chi tiết và kịp thời nhất nhé!
>> Xem thêm: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có được Nhà nước hỗ trợ không?
Thủ tục kinh doanh ngành nghề thực phẩm chức năng
>> Tư vấn thủ tục kinh doanh thực phẩm chức năng nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hoa!
Đối với mô hình kinh doanh của mình thì chị Hoa cần thực hiện theo hai bước sau:
Thứ nhất, chị Hoa cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, cụ thể là thực phẩm chức năng. Đối với bước đăng ký kih doanh thì chị Hoa cần lưu ý hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu chưa thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nghiễm nhiên trong đó phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh (chủ doanh nhiệp có thể tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp);
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì bắt buộc phải làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì mới đủ điều kiện để được phép kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện tham gia ngành nghề kinh doanh (Chủ doanh nghiệp có thể tham khảo thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh).
Trong trường hợp chị Hoa chưa thành lập doanh nghiệp thì giờ chị cần làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trên cơ bản thì việc đăng ký doanh nghiệp gồm 8 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty (trong trường hợp của chị Hoa thì chị chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên);
Bước 2: Xác định được tên công ty, nơi làm trụ sở, vốn điều lệ của công ty, cũng như là ngành nghề kinh doanh:
– Đối với nơi được chọn làm trụ sở của công ty thì chị Hoa chỉ cần lựa chọn trụ sở thuộc lãnh thổ Việt Nam và phải được xác định theo địa giới đơn vị hành chính (Theo quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2020);
– Về vốn điều lệ của công ty: Chị Hoa lưu ý vì Công ty của chị là công ty trách nhiệm hữu hạn nên nguồn vốn sẽ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu của công ty đã góp hoặc cam kết góp khi công ty được thành lập (Được quy định cụ thể tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020);
– Trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh thì chị Hoa chú ý về những sản phẩm mà công ty kinh doanh, cụ thể là thực phẩm chức năng không thuộc vào danh mục cấm mà pháp luật đã ban hành.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn:
– Cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Chi tiết về điều lệ của công ty;
– Danh sách của các thành viên công ty;
– Bản sao của các giấy tờ:
+ Giấy tờ thể hiện pháp lý của cá nhân là thành viên, người đại diện theo pháp luật;
+ Nếu thành viên là tổ chức thì cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý và chuẩn bị của văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; nếu tổ chức nước ngoài thì cần có bản sao giấy tờ pháp lý đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Ngoài ra cần chuẩn bị cả giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
– Nơi để nộp hồ sơ: Sau khi chị Hoa hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh thì chị cần nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi mà đặt trụ sở chính của công ty;
– Về hình thức nộp hồ sơ: Chị Hoa có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp, qua đường bưu điện (Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh
Chị lưu ý là việc nộp lệ phí sẽ song song với việc nộp hồ sơ. Các loại phí và lệ phí chị cần nộp đó là lệ phí đăng ký kinh doanh 50.000 đồng/lần, phí công bố thông tin (Căn cứ theo quy định cụ thể tại Thông tư 47/2019/TT–BTC).
Ngoài ra, chị sẽ được miễn 2 khoản lệ phí trên nếu trong trường hợp chị đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc thành lập công ty trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trường hợp của chị thì Luật sư khuyên chị nên đăng ký thành lập Công ty theo hình thức trực tuyến.
Bước 6: Chị Hoa sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn là 3 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ (Theo quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020). Trong trường hợp chị không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chị không nên quá hoang mang mà cần xem xét lại về điều kiện để được cấp có vi phạm một trong các điều kiện sau đây hay không:
– Ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm;
– Tên doanh nghiệp đã đặt đúng theo quy định hay chưa?
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh có hợp lệ hay không?
– Cuối cùng là phí và lệ phí đã nộp đủ chưa?
Bước 7: Khắc dấu của công ty (Được quy định cụ thể tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020 về tự quyết con dấu và nội dung của con dấu);
Bước 8: Cuối cùng chị cần công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Khi công bố chị cần đảm bảo việc đưa ra các thông tin về nội dung của Giấy tờ chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chị cũng cần lưu ý về thời hạn công bố đó là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Thứ hai: Chị cần chuẩn bị thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận để cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng của chị đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân – Thủ tục mới nhất năm 2022
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng gồm những gì?
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hoàng!
Để được phép kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật thì anh Hoàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Thứ nhất: Anh cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở về đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Thứ hai: Anh cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bao gồm bản sao có xác nhận của cơ sở kiểm định);
– Thứ ba: Bản thuyết minh cụ thể, chi tiết về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, các dụng cụ bảo đảm điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm (có dấu xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Chi tiết và chính xác về bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của công ty và các khu vực xung quanh;
+ Toàn bộ sơ đồ quy trình sản xuất về thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và cụ thể bản thuyết minh về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, các dụng cụ của cơ sở.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không và thủ tục xin giấy cấp phép kinh doanh nhanh chóng nhất! Trong quát trình tham khảo nội dung, nếu bạn đọc còn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn trọn vẹn nhất!
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |