Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? theo quy định

Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì? Theo quy định, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về chế độ thai sản và các vấn đề liên quan. Trong trường hợp bạn thắc mắc, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.

>> Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản? Gọi ngay 1900.6174

 

sinh-con-thu-3-co-duoc-huong-che-do-thai-san

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản

 

Chị Thu Hương (Gia Lai) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, em năm nay 35 tuổi, đang làm việc cho công ty thiết bị gia dụng tại Gia Lai. Em làm việc ở công ty được 10 tháng với vị trí là kế toán nội bộ và đã đóng bảo hiểm được 9 tháng.
Vừa rồi, em có đi khám thì bác sĩ nói em đã có thai được 5 tháng rồi. Đây đã là lần sinh con thứ 3 và sức khỏe em lại vốn đã yếu nên em đã làm đơn xin nghỉ việc tại công ty. Vậy luật sư cho em hỏi: liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản? Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì ạ? Em xin cảm ơn.

 

>> Điều kiện để người sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn bảo hiểm xã hội. Với vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp để người lao động được hưởng chế độ thai sản, bao gồm:

Lao động là nữ mang thai

Lao động là nữ sinh con

Lao động là nữ mang thai hộ và được người mẹ nhờ mang thai hộ

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Lao động là nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

Lao động là nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Trong trường hợp người lao động là nữ sinh con, nữ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Các trường hợp còn lại chỉ cần tham gia bảo hiểm xã hội cũng được hưởng quyền lợi.

Như vậy, ở trường hợp của bạn, dù bạn sinh con thứ 3, thứ 4 hay thứ 5, chỉ cần bạn đóng BHXH theo đúng quy định trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, bạn phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHXH được 9 tháng trước khi sinh nên bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật để được luật sư tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Nghỉ thai sản có được hưởng lương không quy định 2022

 

Chế độ hưởng thai sản khi sinh con thứ 3

 

Mức hưởng chế độ khi sinh con thứ 3 ra sao?

 

Chị Phương Nga (Yên Bái) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi về mức hưởng chế độ thai sản sinh con thứ 3. Tôi năm nay 40 tuổi và đang làm việc ở công ty XNK được hơn 3 năm. Gia đình tôi đã có 2 bé gái: 1 bé 2 tuổi và 1 bé 6 tuổi. Tháng 12/2021, tôi nhận được tin vui là mình có bầu bé trai được 1 tháng.

Tôi đã đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh. Nhưng khi tôi gửi hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì công ty lại trả hồ sơ về và nói rằng tôi không được hưởng vì sinh con thứ 3 làm ảnh hưởng đến thành tích của công ty. Vậy luật sư cho tôi hỏi, liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản và mức hưởng chế độ thai sản ra sao ạ? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Mức hưởng chế độ thai sản cho người sinh con thứ 3 là bao nhiêu? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, luật sư của chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

* Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các trường hợp để người lao động được hưởng chế độ thai sản, bao gồm:

Lao động là nữ mang thai

Lao động là nữ sinh con

Lao động là nữ mang thai hộ và được người mẹ nhờ mang thai hộ

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Lao động là nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

Lao động là nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Pháp luật không hề quy định rằng sinh con thứ 3 thì không được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, dù bạn sinh con lần thứ 3, 4 hay 5 thì cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh, do đó, bạn vẫn được chế độ thai sản.

* Căn cứ theo Điều 38, 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp và mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con (Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động là nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con. Khi đó, cách tính trợ cấp được tính như sau:

Trợ cấp một lần = 2 * mức lương cơ sở tại tháng lao động

Đối với người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều từ 32 đến 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng 1 tháng = 100 % mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng thì chỉ được hưởng các chế độ như khám thai, thai chết lưu, nạo phá thai bệnh lý, sảy thai và thời gian nghỉ sinh.

* Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản đối với người lao động như sau:

Với lao động nữ một lần mà sinh từ 2 con trở lên thì được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày

Với lao động nữ phải phẫu thuật khi sinh thì được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày

Với các trường hợp khác thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 5 ngày

* Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh trên ngày = 30%* mức lương cơ sở

Như vậy, dù sinh con thứ 3, người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản. Với trường hợp của bạn, bạn đã đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh, nên bản đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp một lần cho con bằng 2 lần mức lương cơ sở tháng lao động của bạn, được hưởng mức hưởng chế độ thai sản trên tháng và mức hưởng cho thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn vướng mắc về sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản, gọi ngay đường dây nóng 1900.6174để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng.

>> Xem thêm: Khi nào được nhận tiền thai sản? Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

dang-vien-sinh-con-thu-3-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong

 

Cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?

 

Chị Thu Hằng (TP.Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi năm nay 39 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Gia đình tôi đã có 2 con: 1 bé trai 3 tuổi và 1 bé gái 2 tuổi. Do bị lỡ kế hoạch mà mới đây tôi mang thai ngoài ý muốn. Chủ tịch công đoàn có nói với tôi rằng: nếu tôi sinh con thứ 3 thì sẽ không được hưởng bất kỳ chế độ thai sản nào. Hơn nữa việc đảng viên sinh con thứ 3 là vi phạm chính sách dân số và sẽ bị kỷ luật.

Khi biết thông tin này, tôi cảm thấy rất lo lắng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Ngoài ra, tôi có bị kỷ luật gì không ạ? Tôi xin cảm ơn.

>> Cán bộ, đảng viên có được hưởng chế độ thai sản sinh con thứ 3 không? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các trường hợp để người lao động được hưởng chế độ thai sản, bao gồm:

Lao động là nữ mang thai

Lao động là nữ sinh con

Lao động là nữ mang thai hộ và được người mẹ nhờ mang thai hộ

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Lao động là nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

Lao động là nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Như vậy, pháp luật không có quy định gì về việc sinh con thứ 3 sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn đóng đủ BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.

Đối với thắc mắc của bạn về các hình thức kỷ luật trong trường hợp đảng viên sinh con thứ 3, luật sư tư vấn như sau: Theo điều 1 khoản 26 quyết định số 181/2013/QĐ-TW quy định đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Tuy nhiên theo quyết định 69-QĐ/TW mới nhất, pháp luật không còn áp dụng các hình thức xử lý đối với cán bộ, đảng viên khi sinh con thứ 3. Nhưng nếu ở cơ quan bạn vẫn áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp này thì bạn sẽ bị khiển trách.

Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không, gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn trực tuyến từ luật sư.

>> Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên năm 2022 được quy định thế nào?

 

Trên đây là những giải đáp về một số câu hỏi liên quan tới vấn đề sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Chúng tôi hy vọng với sự tư vấn chi tiết từ luật sư đã giúp bạn có thêm hiểu biết về chế độ thai sản, quyền lợi cũng như mức hưởng thai sản cho người lao động khi tham gia BHXH. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật thông qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.