Giấy xác nhận dân sự là giấy xác nhận rằng cá nhân này có hoặc không tham gia vào một vụ việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế trong thời gian mà cá nhân sinh sống, lưu trú, làm việc tại địa phương. Vậy xin giấy xác nhận dân sự ở đâu? Khi nào cần tới giấy xác nhận dân sự? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu các quy định của pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn nhanh chóng.
>> Xin giấy xác nhận dân sự ở đâu? Gọi ngay 1900.6174
Giấy xác nhận dân sự là gì?
Giấy xác nhận dân sự là việc cá nhân thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận rằng cá nhân này có hoặc không tham gia một vụ việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế mà trong thời gian mà cá nhân sinh sống, lưu trú, làm việc tại địa phương để chứng minh rằng nhân thân trong các vụ việc, hành vi đó và là căn cứ để chứng minh việc tham gia, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành hoặc thông tin cá nhân , xác nhận lý lịch …
Hiểu một cách đơn giản nhất, giấy xác nhận dân sự là một loại giấy tờ ghi nhận và xác thực một cá nhân trên thực tế có chấp hành hay vi phạm các quy định của pháp luật tại địa phương đang cư trú.
Ví dụ: Đối tượng này có tiền án, tiền sự hay thuộc trường hợp bị cấm di chuyển khỏi nơi cư trú, tạm trú không? Giấy xác nhận dân sự này cũng có thể được xem như là giấy đánh giá hạnh kiểm cá nhân khi cư trú, làm việc và sinh sống tại địa phương nhất định.
>> Xem thêm: Xin cấp lại giấy khai sinh ở đâu? Thủ tục tiến hành thế nào?
Khi nào cần tới giấy xác nhận dân sự?
Anh Lộc (Cầu Giấy – Hà Nội) có câu hỏi:
Xin chào anh chị Luật sư, tôi có vấn đề cần giải đáp thắc mắc như sau:
Tôi là Lộc, hiện tại tôi đang là một lao động tự do. Sắp tới tôi định đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Theo đó, khi đi làm các thủ tục liên quan, thì phía nhà tuyển dụng họ yêu cầu tôi làm giấy xác nhận dân sự. Vậy thưa LS, giấy xác nhận dân sự là gì? Khi nào cần giấy xác nhận dân sự? Trong trường hợp này, tôi có cần làm giấy đó không? Tôi xin cảm ơn.
>> Khi nào cần xin giấy xác nhận dân sự? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thưa anh Lộc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Giấy xác nhận dân sự được sử dụng trong các trường hợp sau:
Cá nhân có mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho mình về một vấn đề dân sự, như việc cá nhân này có hoặc không tham gia một sự việc, một hành vi nào đó đã xảy ra thực tế trên nơi mà cá nhân sinh sống, những việc cá nhân này đã tuân thủ và chấp hành theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật, không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành hay xác nhận lý lịch và thông tin cá nhân…thì cá nhân đó sẽ làm Đơn xin xác nhận dân sự gửi cơ quan công an cấp xã để xác nhận đơn.
Cụ thể, trong nhiều trường hợp trên thực tế, cá nhân có thể làm Đơn xin xác nhận dân sự như sau:
– Xác nhận việc cá nhân này có thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời luôn tuân thủ pháp luật, bản thân người này luôn luôn hoàn thành các nhiệm vụ địa phương giao, không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành và không có tiền án tiền sự.
– Xác nhận việc cá nhân này mất giấy tờ,…
– Xác nhận liên quan tới nhân thân, ông bà, bố mẹ, anh chị em, về tình trạng hôn nhân.
– Xác nhận lý lịch, thông tin cá nhân đó.
Theo đó, như đã giải thích ở trên thì phía nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu anh xuất trình giấy dân sự để làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu lao động nước ngoài. Như vậy trên đây, là toàn bộ lời giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về câu hỏi thắc mắc của anh Lộc. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, chi tiết đầy đủ, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!
>> Xem thêm: Mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chuẩn nhất 2022
Xin giấy dân sự ở đâu?
Anh Hùng (Thanh Hóa) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư Tổng Đài Pháp Luật, tôi có câu hỏi như sau:
Tôi năm nay 50 tuổi, hiện đang cư trú, sinh sống làm việc ở Thanh Hóa. Tôi và vợ tôi kết hôn từ năm 1995 và có với nhau 1 người con trai. Con trai tôi năm nay 22 tuổi, cháu nó vừa mới đi ra quân sau 2 năm đi nghĩa vụ quân sự. Gia đình tôi định dự kiến cho cháu đi xuất khẩu Hàn Quốc. Trong thủ tục đi xuất khẩu lao động có tờ giấy xác nhận dân sự.
Vậy thưa Luật sư, tôi muốn hỏi xin giấy xác nhận dân sự ở đâu? Xin giấy xác nhận dân sự ở Sở Tư pháp hay phường xã? Mong các anh/chị Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi!
>> Xin giấy xác nhận dân sự ở đâu? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Thưa anh Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề này của anh, Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Giấy xác nhận dân sự là một giấy tờ, văn bản cần thiết khi người lao động muốn làm thủ tục xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác. Vậy xin giấy xác nhận dân sự ở đâu?
Xác nhận dân sự là một trong các nội dung cần thiết để xác nhận việc nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh rằng một phần nhân thân về việc đã chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại văn bản này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục này không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Trên thực tế thì việc giấy xác nhận dân sự này không có mẫu văn bản thống nhất, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào khác về mẫu văn bản này.
Xét căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 có giải thích Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
“Là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
“2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”
Và xét căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:
“1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.
…”
Do vậy, nếu nội dung xác nhận của anh liên quan tới nhân thân, ông bà, bố mẹ, anh chị em, tình trạng hôn nhân gia đình, quá trình cư trú tại địa phương không vi phạm pháp luật , chấp hành quy định xã phường,… thì công an cấp xã có thẩm quyền xác nhận đơn. Vì công an cấp xã là người nắm tình hình an ninh trật tự tại địa phương, nơi cư trú của công dân.
Trường hợp anh cần xác nhận rằng không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý doanh nghiệp, thành lập,… thì anh phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, chi tiết đầy đủ, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!
>> Xem thêm: Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2022 như thế nào?
Xin giấy xác nhận dân sự hết bao nhiêu tiền?
Khi công dân muốn tiến hành thủ tục xin xác nhận dân sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ phải đóng một mức phí cố định theo căn cứ quy định của nhà nước hoặc bảng chi phí được phê duyệt tại địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế theo quy định pháp luật hiện nay, cụ thể là căn cứ vào Luật lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan, không có nhắc tới mức phí để cấp xác nhận dân sự. Do vậy, tùy theo từng địa phương khác nhau, thì mức phí này sẽ được áp dụng giống như mức phí xin xác nhận sơ yếu lý lịch hoặc các xác nhận hành chính có giá trị tương đương khác.
Khoản phí phải đóng trên thực tế là thường dao động từ 10.000 đồng cho đến 20.000 đồng trên một lần khi xin giấy xác nhận dân sự.
Đây là mức phí chung nhất gần như tất cả các tỉnh thành trên nước ta. Trong trường hợp việc xác nhận này được thực hiện tại trụ sở Cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn, thị phần phí có thể thay đổi. Nhưng hiện nay đa số các cơ quan công an này thường từ chối thủ tục trên và yêu cầu người thực hiện thủ tục này phải làm theo các thủ tục xin Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp cấp tỉnh của địa phương.
Hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự gồm những gì?
Các giấy tờ cần chuẩn bị
Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa có quy định căn cứ về hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế ở các địa phương, Tổng Đài Pháp Luật xin hướng dẫn về hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự như sau:
Thứ nhất: Đơn xin xác nhận dân sự
Vì chưa có mẫu đơn thống nhất theo luật và căn cứ vào mục đích xin giấy xác nhận dân sự, bác cần chuẩn bị mẫu này cho phù hợp (có thể tham khảo các mẫu có sẵn hoặc do mẫu của các tổ chức có yêu cầu xin cung cấp hoặc địa phương hướng dẫn).
Thông thường, Giấy xác nhận dân sự thường có các nội dung như sau:
– Tên của người xin xác nhận;
– Địa chỉ thường trú của người xin xác nhận;
– Họ tên Mẹ;
– Địa chỉ thường trú của mẹ;
– Họ tên Bố;
– Địa chỉ thường trú của cha;
– Họ tên Vợ/ Chồng;
– Địa chỉ thường trú của Vợ/chồng;
– Phần cam đoan hoặc xác nhận;
Phần thông tin có dấu xác nhận của địa phương.
Đơn xin xác nhận dân sự phải thể hiện được các yêu cầu xác nhận, từ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể thực hiện việc kiểm tra, xem xét, đối chiếu những thông tin cần thiết và cấp xác nhận. Do vậy, đây chính là thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ.
Thứ hai: Giấy tờ chứng minh nhân thân và chứng minh cư trú
– Các giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân hiện nay: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
Khi đi làm bất kỳ thủ tục nào nói trên, anh đều cần phải chứng minh thông tin nhân thân của mình, xin giấy xác nhận dân sự không ngoại lệ. Đồng thời đây cũng chính là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh chủ thể yêu cầu xác nhận, một số nội dung trong đơn xin xác nhận về nhân thân.
– Các giấy tờ chứng minh nơi cư trú như: Sổ hộ khẩu, giấy tạm trú, các giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi nhận tình trạng cư trú.
Hiện nay, nhà nước ta chia cơ quan quản lý theo cấp từ trung ương đến địa phương và chia theo lãnh thổ. Một cơ quan nhất định này sẽ quản lý theo cấp, phạm vi lãnh thổ cụ thể phù hợp với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
Các cơ quan ở địa phương này chỉ có thể cho người dân xác nhận với thời gian cư trú tại địa phương, chính vì vậy, người dân cần mang theo các giấy tờ chứng minh về khoảng thời gian cư trú của mình tại đây để được xác nhận một cách chính xác các thông tin yêu cầu.
Mọi thắc mắc về hồ sơ xin giấy xác nhận dân sự hoặc xin giấy xác nhận dân sự ở đâu, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Mẫu giấy xin xác nhận dân sự bản mới nhất năm 2022
Đơn xin xác nhận dân sự là mẫu văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét về các thông tin về nhân thân, dân sự mà người hoặc tổ chức này đã đưa ra và là căn cứ để xác nhận tính chính xác cho những thông tin đó.
Tùy theo các nội dung thông tin cần phải xác nhận và yêu cầu của phía chủ thể sẽ nhận văn bản đã được xác nhận (thường là các nhà tuyển dụng) mà chủ thể đó có quyền xác nhận sẽ khác nhau.
Thông thường, nếu thông tin đó không liên quan tới các tình trạng vi phạm pháp luật khác mà chỉ có các thông tin về nhân thân, danh tính, … thì chủ thể có thẩm quyền xác nhận là cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu thông tin này cần xác nhận có liên quan tới việc tuân thủ quy định pháp luật hiện hành tại địa bàn thì chủ thể xác nhận thường là cơ quan Công an cấp xã.
Sau đây, Tổng Đài Pháp Luật cung cấp mẫu đơn xin xác nhận dân sự mới nhất như sau:
MẪU ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………….
– Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…………
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Công an xã (phường, thị trấn),… )
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014;
– Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân.
Tên tôi là:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Tên công ty/tổ chức:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
(Công ty) Tôi là:……………….. (tư cách đưa ra yêu cầu xác nhận, ví dụ, công dân thường trú tại………………….)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Và vì lý do sau:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét trường hợp trên của tôi và tiến hành xác nhận những thông tin dưới đây:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Là chính xác, đúng với sự thật khách quan, hồ sơ quản lý của Quý cơ quan.
(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan chấp nhận đề nghị trên của (công ty) tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của………………..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mọi thắc mắc về mẫu giấy xác nhận dân sự hoặc xin giấy xác nhận dân sự ở đâu, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân chuẩn nhất năm 2022
Thủ tục làm giấy xác nhận dân sự như thế nào?
Quy định pháp luật hiện hành quy định về thủ tục làm giấy xác nhận dân sự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận
Hồ sơ cần đảm bảo các thành phần tối thiểu như đã hướng dẫn. Tuy nhiên, một số trường hợp, cần phải làm rõ các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng, do vậy, có thể cần phải xuất trình một số các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
– Đơn yêu cầu điền rõ các thông tin, kê khai trung thực, phù hợp với nội dung các giấy tờ, tài liệu có liên quan khác xuất trình.
– Các giấy tờ xuất trình này đảm bảo về giá trị pháp lý, thường là bản mới nhất được cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ xác nhận dân sự tới cơ quan chức năng
Tiến hàn nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Mặc dù hiện nay trên thực tế không có quy định chi tiết về thẩm quyền cấp giấy xác nhận dân sự cụ thể, song căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền, cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn quản lý về các vấn đề, an ninh, trật tự, cư trú… do đó có thể xác nhận các thông tin.
Bước 3: Nhận giấy xác nhận dân sự
Hiện nay một số địa phương không cấp giấy xác nhận dân sự, do đó, dựa vào mục đích của riêng mình, mà bạn có thể xin giấy tờ, văn bản khác thay thế.
Hướng dẫn cách xin xác nhận dân sự online
Nếu bạn không có thời gian, không có phương tiện để di chuyển đến nơi cung cấp giấy xác nhận dân sự thì bạn có thể xin giấy xác nhận bằng hình thức online theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Tại đây, bạn cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
– Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước;
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
– Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú/tạm trú;
– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sau khi lựa chọn đối tượng nộp hồ sơ, hệ thống này sẽ yêu cầu bạn khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú; sau đó bạn sẽ nhấn mũi tên để tiếp tục.
Bước 2: Nhập Tờ khai
Sau khi lựa chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương. Lúc này, bạn nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống tự động nhảy về trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 3: Khai Tờ khai
Nhập Thông tin cơ bản, Thông tin về cha mẹ: những trường thông tin đánh dấu * màu đỏ là bắt buộc phải nhập.
Đối với Quá trình cư trú, nhấp Nhập thông tin cư trú phần màu xanh để điền vào các ô trống.
Sau khi nhập xong một quãng thời gian cư trú, nhấn tiếp Nhập thông tin cư trú để điền tiếp.
Lưu ý: Tối đa có thể nhập đến 15 bản ghi thông tin về quá trình cư trú.
Đối với Thông tin khác, mặc dù không đánh dấu * nhưng cần điền đầy đủ:
– Mục đích cấp phiếu;
– Số lượng phiếu cấp thêm;
– Thông tin án tích;
– Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số:…;
– Có hay không yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
Tại mục Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, bạn cần tự xác định mình thuộc đối tượng đóng phí nào để tích cho đúng: Miễn phí, đóng phí thông thường, được giảm phí,
Chú ý: Bạn phải xác định đúng mức lệ phí phải nộp. Trường hợp sai, hồ sơ của bạn sẽ không được tiếp nhận!
Tại mục Hồ sơ đính kèm, bạn cần chụp ảnh/scan các giấy tờ sau để tải lên làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
– Chứng minh nhân dân (scan 2 mặt);
– Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin liên quan đến bản thân).
Ở phần Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, bạn sẽ lựa chọn đơn vị chuyển phát hoặc không sử dụng.
Nếu chọn đơn vị chuyển phát, bạn được lựa chọn Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà (nhân viên đơn vị chuyển phát sẽ đến nhà để thu hồ sơ) và Đăng ký nhận kết quả tại nhà (nhân viên chuyển phát đến nhà để trả kết quả), hoặc chỉ chọn 01 trong 02 dịch vụ.
Đăng ký dịch vụ nào thì phải bắt buộc nhập địa chỉ lấy hồ sơ/trả kết quả tương ứng.
Chú ý: Công dân không nhập địa chỉ nộp hồ sơ và trả kết quả ngoài lãnh thổ Việt Nam!
Cuối cùng, chọn phần “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình và ấn Tiếp tục.”
Bước 4: Xác nhận thông tin kê khai
Lúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân dựa trên các thông tin công dân đã khai trước đó.
Bạn kiểm tra toàn bộ thông tin, sửa khi có sai sót.
Nhập mã xác nhận và ấn Tiếp tục.
Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Bạn cần ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính…
Trên đây là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về xin giấy xác nhận dân sự ở đâu, quy trình, thủ tục, một cách nhanh chóng nhất. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi.