Chế độ thai sản sau khi đi làm lại – Quy định mới nhất

Chế độ thai sản sau khi đi làm lại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những lao động nữ. Nhằm tạo điều kiện cho người lao động nữ có thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và có thời gian để chăm sóc con, trong Bộ luật lao động 2019 và một số văn bản đã có những quy định để ưu tiên cho những người phụ nữ đang nuôi con. Vậy chế độ thai sản sau khi đi làm lại lại hiện nay như thế nào? Khi đi làm sớm, lao động nữ có được nhận đủ 6 tháng tiền trợ cấp thai sản không? Mọi thắc thắc về chế độ thai thai sản khi đi làm lại, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết nhất. 

>>> Luật sư chi tiết chế độ thai sản sau khi đi làm lại, gọi ngay 1900.6174

tu-van-mien-phi-che-do-thai-san-sau-khi-di-lam-lai
Tư vấn miễn phí chế độ thai sản sau khi đi làm lại – Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Chế độ thai sản sau khi đi làm lại hiện nay như thế nào?

 

Chị Trang (Phú Thọ) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu hỏi về chế độ thai sản sau khi đi làm lại như sau:

Vợ chồng tôi kết hôn được 3 năm. Chồng tôi đang là giáo viên của một trường cấp 3. Còn tôi đang làm nhân viên cho một công ty chuyên cung cấp thực phẩm sạch tại Phú Thọ. Khi làm việc tại công ty, tôi có tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ liên tục trong vòng 2 năm. Tháng 3/2022, tôi đã mang thai bé thứ 2 và nghỉ sinh con trong thời gian 6 tháng.

Hiện nay, tôi đã nghỉ thai sản được 5 tháng và chuẩn bị sắp quay lại làm việc. Vì vậy, tôi muốn hỏi chế độ thai sản sau khi đi làm lại của phụ nữ hiện nay như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>>> Chế độ thai sản sau khi đi làm lại theo quy định của pháp luật, Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn bảo hiểm xã hội! Đối với câu hỏi về chế độ thai sản sau khi đi làm lại của chị, luật sư đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

Nhằm tạo điều kiện cho người lao động nữ có thời gian để phục hồi sức khỏe và chăm con sau khi sinh nên pháp luật lao động đã có rất nhiều nhưng quy định ưu tiên hơn đối với người lao động nữ đang nuôi con nhỏ. Người lao động nữ nuôi con nhỏ sẽ được hưởng các chế độ thai sản sau khi đi làm lại như sau:

– Không làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi người lao động không đồng ý:

Tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 về người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

“a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý”

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 và lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi để làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa nếu như người lao động nữ không đồng ý.

– Được chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

– Mỗi ngày được nghỉ 60 phút nhưng vẫn hưởng nguyên lương:

Nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thể chăm con và nghỉ ngơi thì tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 có quy định là lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng có quyền được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí lịch nghỉ linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của mình.

– Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tuổi:

Căn cứ tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 cũng có quy định như sau:

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”.

Như vậy, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai, lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ thai sản và lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Người lao động sẽ không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do nuôi con nhỏ trừ một số trường hợp đặc biệt được nêu ở trên.

– Không bị xử kỷ luật lao động:

Tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 quy định về không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

“a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Như vậy, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật mà phải chờ khi hết thời gian này đồng thời phải đáp ứng được điều kiện về thời hiệu xử lý kỷ luật quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2019.

– Được đảm bảo về công việc

Theo Điều 140 Bộ luật lao động 2019 về bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản có quy định như sau:

“Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Trong trường hợp hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời kỳ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động còn được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019.

– Được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động năm 2019 trường hợp người lao động phải nghỉ việc để chăm con ốm dưới 7 tuổi sẽ được nghỉ làm và hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội ốm đau.

Tuy nhiên, khi người lao động muốn hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp chăm con ốm dưới 7 tuổi, cần có những điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

“2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”

Như vậy, nếu như chị quay trở lại làm việc sau khoảng thời gian nghỉ sinh thì chị sẽ được hưởng các chế độ thai sản như sau: không phải làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi không muốn; được công ty chuyển sang làm một công việc nhẹ hơn; mỗi ngày sẽ được nghỉ 60 phút hưởng nguyên lương; không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi; không bị xử lý kỷ luật lao động; được đảm bảo về công việc và được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm. Mọi thắc mắc liên quan đến các chế độ thai sản sau khi đi làm lại, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được các luật hỗ trợ tư vấn!

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị tư vấn pháp luật miễn phí hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề trong lĩnh vực pháp luật. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và giải quyết thành công nhiều vấn đề trong thực tế.  

 

>> Xem thêm: Nghỉ thai sản có được hưởng lương không quy định 2022

Chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng muốn đi làm lại, cần điều kiện gì?

 

Chị Vân (Hòa Bình) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp:

Tôi hiện đang làm việc tại một công ty cung cấp nước giải khát tại Hòa Bình. Vợ chồng tôi có một cháu năm nay được 4 tuổi. Vừa rồi, tôi có mang thai thêm một bé trai và sinh con vào tháng 4/2022. Sau khi tôi sinh được 3 tháng, chồng tôi bị tai nạn nên không thể đi làm kiếm tiền được.

Vì thế, sau khi tôi sinh con, tài chính gia đình tôi hết sức khó khăn. Hiện tại, tôi cảm thấy sức khỏe của mình cũng ổn định nên tôi muốn quay trở lại đi làm vào tháng 7/2022. Tuy nhiên tôi nắm rõ các quy định về điều kiện đi làm lại sau sinh. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, tôi cần đáp ứng những điều kiện gì để được đi làm lại khi chưa hết thười gian nghỉ thai sản? Tôi cảm ơn luật sư!

 

>>> Điều kiện để đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản là gì? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Vân! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi tiếp nhận vấn đề của chị, luật sư của chúng đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Theo như quy định hiện nay, lao động nữ sẽ có thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm thai sản trước và sau sinh con là 6 tháng. Trong trường hợp lao động nữ muốn đi làm khi chưa hết thời gian hưởng chế độ thai sản, cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:

+ Lao động nữ khi nghỉ hưởng bảo hiểm thai sản nếu muốn quay trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cần phải nghỉ ít nhất được 4 tháng thai sản.

+ Lao động nữ cần báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý cho quay trở lại làm việc khi chưa nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản.

+ Lao động nữ muốn quay lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản cần có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và tiền lương do người sử dụng lao động trả cho những ngày người lao động đi làm.

Như vậy, với trường hợp của chị, tính đến tháng 07/2022, chị mới nghỉ được 3 tháng nên chưa đủ điều kiện để quay trở lại làm việc. Nếu đến tháng 08/2022 chị muốn quay trở lại làm việc thì chị cần đáp ứng được các điều kiện đã nêu ở trên. Trong quá trình đi làm lại sau sinh, chị còn vướng mắc bất kỳ vấn đề pháp lý nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

thoi-gian-nghi-duong-che-do-thai-san-sau-khi-di-lam-lai
Thời gian nghỉ dưỡng – Chế độ thai sản sau khi đi làm lại, gọi ngay 1900.6174

 

 

Thời gian nghỉ dưỡng sức – Chế độ thai sản sau khi đi làm lại

 

Chị Huyền (Khánh Hòa) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu mong luật sư giải đáp như sau:

Tôi có được nghỉ hưởng bảo hiểm thai sản từ tháng 6/2021 và đến ngày 5/12/2021, tôi cần quay trở lại làm việc. Tuy nhiên đến ngày 20/12/2021 do sức khỏe yếu tôi có đi khám bệnh, bên bệnh viện có yêu cầu tôi nghỉ để phục hồi sức khỏe.

Vào ngày 21/12/2021 tôi có xin công ty cho nghỉ dưỡng sức sau thai sản sinh và phía công ty có đồng ý cho tôi nghỉ 5 ngày làm việc. Tôi đang thắc mắc công ty cho tôi nghỉ vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Vì vậy, tôi muốn hỏi, thời gian nghỉ dưỡng sức theo chế độ thai sản sau khi đi làm lại như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>>> Thời gian nghỉ dưỡng sức trong bao lâu? – Chế độ thai sản sau khi đi làm lại, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Huyền! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng Đài Pháp Luật! Với vấn đề mà chị thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và giải đáp như sau:

Người lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản tại Điều 33, Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức. Việc nghỉ dưỡng sức phải có chỉ định của cơ sở y tế khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ dưỡng sức là 05 ngày đến 10 ngày cụ thể như sau:

+ Sinh con thứ 2 thì được nghỉ tối đa 10 ngày làm việc

+ Tối đa 7 ngày với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật

+ Tối đa 5 ngày với các trường hợp khác

Lao động nữ khi nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở trên 1 ngày tương đương với 447.000 đồng.

Hiện nay luật bảo hiểm xã hội không quy định về hồ sơ của người lao động nữ khi nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Tuy nhiên chị nên nộp cho công ty 01 bản chứng nhận sức khỏe chưa hồi phục của cơ sở y tế trong thời gian 30 ngày làm việc trở lại.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản như sau:

Người sử dụng lao động lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sản.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH về trách nhiệm giải quyết và chi trả, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 6 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm ra quyết định chi trả lại cho doanh nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp của chị, sau khi đi làm trở lại, chị nên nộp cho công ty một bản giấy chứng nhận sức khỏe chưa phục hồi sau sinh sản của cơ sở y tế có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày. Đồng thời trong thời hạn tối đa 16 ngày kể từ khi chị đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, chị sẽ được chi trả tiền bảo hiểm thai sản đối với chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sản. Mọi thắc mắc liên quan đến mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh hay chế độ thai sản sau khi đi làm lại, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.61745 để nhận được sự tư vấn chính xác từ luật sư!

Đi làm sớm, lao động nữ có được nhận đủ 6 tháng tiền trợ cấp thai sản không?

 

Chị Trang (Quảng Ninh) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020. Tuy nhiên đến tháng 5/2020 do sức khỏe đã ổn định và tôi cũng muốn quay lại làm việc để kiếm thêm tiền nên đã xin công ty cho đi làm trở lại và được họ đồng ý.

Khi chuẩn bị đi làm lại, tôi lại lo lắng không được nhận tiếp 2 tháng tiền trợ cấp thai sản còn lại. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp của tôi, nếu đi làm sớm thì tôi có được hưởng trợ cấp thai sản 6 tháng không?

Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>>> Lao động nữ có nhận đủ 6 tháng tiền trợ cấp thai sản khi đi làm sớm không? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật!  Đối với vấn đề mà chị gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin trả lời như sau:

Tại điểm a khoản 1 Điều 39 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 6 tháng với mức hưởng tiền trợ cấp thai sản 100% mức bình quân tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động 2019, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, ngoài tiền lương do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn được hưởng tiền trợ cấp thai sản theo quy định.

Bên cạnh đó, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản cũng được khẳng định tại khoản 2 Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.”

Như vậy, trong trường hợp của chị Trang, nếu như chị đi làm sớm, chị vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật và tiền lương do người sử dụng lao động trả cho những ngày đi làm. Mức hưởng trợ cấp thai sản của chị bằng 100% mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi “Nếu đi làm sớm thì có được nhận đủ 6 tháng tiền trợ cấp thai sản không?” Trong quá trình hưởng chế độ thai sản sau khi đi làm lại, chị có bất cứ thắc mắc nào, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự giải đáp chi tiết từ luật sư!

Lao động nữ sau sinh đi làm lại có được nghỉ mỗi ngày 60 phút không?

 

Chị Ánh (Phú Thọ) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:

Tôi đang làm nhân viên marketing cho một công ty cung cấp nước giải khát. Tháng 3/2021, tôi được nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản. Tuần trước, tôi đã nghỉ đủ 6 tháng sau khi sinh con và đã đi làm trở lại. Do hai vợ chồng tôi ở riêng nên đã thuê một cô giúp việc về chăm con cho tôi khi tôi đi làm trở lại. Tuy nhiên, cô giúp việc chỉ trông con tôi đến 4 giờ mà đến 5 giờ tôi mới tan làm.

Tôi đã xin công ty sớm 1 tiếng nhưng lại không được công ty chấp thuận. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, tôi hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng không? Công ty tôi không cho tôi về sớm 1 tiếng có đúng với quy định của pháp luật không? Tôi xin cảm ơn luật sư.”

 

>>> Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút không? – Chế độ thai sản sau khi đi làm lại, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Ánh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ được nghỉ hưởng thai sản khi sinh con là 6 tháng, thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh không quá 2 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản nếu có nhu cầu nghỉ thêm, lao động nữ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm mà không được hưởng lương.

Trước khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản nếu có nhu cầu lao động nữ có thể đi làm trước và cần có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Cùng với đó, việc đi làm sớm của lao động nữ sau khi sinh con phải được người sử dụng lao động đồng ý thì mới có thể trở lại làm việc khi đã nghĩ ít nhất được 4 tháng.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 có quy định về bảo vệ thai sản như sau:

“4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Như vậy, trong trường này, chị hoàn toàn có quyền được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng. Việc công ty không cho chị nghỉ là đang làm sai với quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019. Để dòi lại quyền lợi của bản thân, chị có thể khiếu nại lên phía công ty và yêu cầu họ thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình khiếu nại về bảo vệ chế độ thai sản, chị gặp vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư tư vấn trực tiếp!

 

lao-dong-nu-co-duoc-nghi-60 phut-ngay-khong-che-do-thai-san-sau-khi-di-lam-lai
Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày không? Chế độ thai sản sau khi đi làm lại – Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Lao động nữ đi làm sớm sau sinh có phải đóng BHXH không?

 

Chị Hoài (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:

Tôi là quản lý của một công ty may tại Vĩnh Phúc. Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2017 nhưng mãi đến năm 2020 tôi mới mang thai cháu đầu. Sau khi sinh con, tôi đã nghỉ hưởng trợ cấp thai sản từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021. Hiện tại, do con tôi thường xuyên đau ốm mà công việc của chồng tôi bấp bênh, thu nhập không ổn định nên tôi muốn đi làm sớm trước 2 tháng.

Tôi đã đề nghị với công ty và được chấp thuận. Tuy nhiên, khi tôi đi làm trở lại, công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi có thắc mắc và được trả lời là do tôi đã đi làm trở lại sớm nên chưa phải đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong tường hợp này, khi đi làm sớm sau khi sinh con, tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>>> Đi làm sớm có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hoài! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, luật sư đã phân tích và  đưa ra phản hồi như sau:

Theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH. Trường hợp này, người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm thai sản, việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

“Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Đồng thời tại điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nữ như sau:

“6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.”

Như vậy, theo như quy định trên, kể từ thời điểm người lao động đi làm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải đóng vào quỹ BHXH theo tỷ lệ được quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXHNghị định 58/2020/NĐ-CP.

Trong trường hợp này, phía công ty thông báo không đóng bảo hiểm xã hội cho chị là trái với quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị cần yêu cầu công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội với chị theo đúng quy định. Trong quá trình đi làm sớm sau khi sinh con, chị gặp nhiều vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay qua hotline 1900.6174 để được luật giải đáp nhanh chóng!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những tình huống thường gặp trong thực tế liên quan đến chế độ thai sản sau khi đi làm lại. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và chính xác nhất để dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư.