BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————
Số: 19-CT/TW
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG SỰLÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã có chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả. Chính sách mới về dạy nghề cho lao động nông thôn được ban hành tương đối đồng bộ, phù hợp với điều kiện của đất nước. Đã xây dựng thành công một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn làm cơ sở để triển khai nhân rộng; số lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, được xuất khẩu lao động hoặc chuyển nghề. Qua đó, đã góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội ở nôngthôn và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nôngthôn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế. Việc triển khai công tác này còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch nông thôn mới, nhất làquy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vàthị trường. Một số nơi, dạy nghề còn chạy theo số lượng; chất lượng thấp, chưaphù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Tư vấn, hướng nghiệp học nghề với điều kiện, khả năng của mình và nhu cầu của xã hội. Mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu;đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến vềdạy nghề cho lao động nông thôn chưa sát thực tế, chưa phong phú về hình thức.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên chủ yếu là do: nhận thức của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề cho lao độngnông thôn chưa đầy đủ. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch xâydựng nông thôn mới ở nhiều địa phương không xác định chỉ tiêu, giải pháp cụ thểcho công tác này; chưa quan tâm đầu tư đúng mức; thiếu chính sách cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Sựphối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong tổ chức thực hiện chưa chặtchẽ.
Đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nói chung vàlao động nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng việc phát huy nguồn lực phục vụ sự nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng tập trung thực hiện tốtnhững nhiệm vụ sau đây:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân,nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng laođộng nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm.
2. Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch dạy nghề laođộng nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.Tiếp tục đổi mới hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng hệ thống trường dạy nghề theo hướng hiện đại, chuẩn hóa. Tập trung dạy nghề cho thanhniên nông thôn đáp ứng yêu cầu lao động của các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyển nghề; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến,hiện đại. Chú trọng dạy nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngườikhuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách vàlao động ở vùng đô thị hóa. Nội dung dạy nghề chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo,đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôiở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện của người học nghề. Khôngtổ chức dạy nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảngcủa bộ, ngành Trung ương có liên quan phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉđạo thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm để thựchiện thành công đột phát chiến lược về phát triển nhanh nguồn lực của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020. Sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơchế, chính sách và đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện.
4. Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy đảng và chính quyền cáccấp. các Tỉnh ủy, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị,nghị quyết của Đảng về dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình xây dựngnông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo cấp cơ sở trong việc xây dựng và thực hiệnchương trình, đề án, kế hoạch 5 năm và hằng năm về dạy nghề cho lao động nôngthôn, có các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động để tổ chứctriển khai, theo dõi, đánh giá. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiệnsản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn saukhi học nghề; phấn đấu lao động sau học nghề có việc làm mứi hoặc tiếp tục làmnghề cũ có hiệu quả cao hơn đạt ít nhất 70% trong giai đoạn 2011 – 2015, 80%trong giai đoạn 2016 – 2020. Chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương phối hộchặt chẽ, tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng dạy nghề. Huyđộng các tổ chức chính trị – xã hội, khuyến khích các đoàn thể nhân dân, doanh nghiệpvà người dân có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác dạy nghề và tạoviệc làm cho lao động nông thôn. Kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác quản lýnhà nước về dạy nghề. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả.Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác dạy nghề.
5. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị – xã hội lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức thành viên chủ động tham gia thực hiện chương trình dạy nghề cho lao đông nông thôn với các hình thứcphù hợp; tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước phổ biến, tuyên truyền, tưvấn dạy nghề cho các đoàn viên, hội viên, cộng tác viên; biểu dương, nhân rộnggương người tốt, việc tốt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.Thường xuyên giám sát việc thực hiện và kịp thời tập hợp ý kiến của nhân dân vềcông tác này để phản ánh, kiến nghị với các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước đềra biện pháp chỉ đạo phù hợp.
6. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Ban cán sự đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, theo dõi, kiểm tra và định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Ban Bí thưtình hình thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này phổ biến và quán triệt đến chi bộ vàđảng viên để thực hiện.
T/M BAN BÍ THƯ
Lê Hồng Anh