Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một tội danh vô cùng phổ biến trong xã hội hiện nay. Với nhiều hình thức tinh vi, những thủ đoạn phức tạp và đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 đã giúp tội phạm chiếm đoạt được tài sản của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, đội ngũ Luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản và cách xử lý khi bị chiếm đoạt tài sản theo hình thức này, mời bạn đọc tham khảo. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư theo hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được định nghĩa như thế nào?
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, hoặc thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc có thể sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp và dẫn đến không có khả năng để trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác được thực hiện do cố ý trực tiếp, với mục đích của người thực hiện đó là muốn chiếm đoạt được tài sản.
Hành vi của người phạm tội đó là sau khi đã nhận được những tài sản của người khác hay còn gọi là của chủ sở hữu một cách hợp pháp, thì người thực hiện hành vi vi phạm mới dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý đó.
Trong đó, Các thủ đoạn gian dối sẽ được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người trực tiếp quản lý tài sản.
Ngoài ra, người có được tài sản từ chủ sở hữu 1 cách hợp pháp mà không dùng thủ đoạn gian dối nhưng sau khi đã nhận được tài sản bằng một cách hợp pháp rồi thực hiện hành vi bỏ trốn với ý thức hay mục đích để có thể chiếm đoạt tài sản thì cũng là hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi thực hiện việc đánh giá hành vi bỏ trốn của người vi phạm cần phải xem xét một cách khách quan và một cách toàn diện. Nếu người có được tài sản 1 cách hợp pháp từ chủ sở hữu mà thực hiện hành vi bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì sẽ không thể coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” hiện vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn.
Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhằm xác định về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong bộ luật Hình sự. Với hình phạt của tội này thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể chịu lên đến 12 năm tù giam. Như vậy, để xác định được người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ngoài việc chứng minh có hành vi trốn tránh để lấy tài sản nó còn phụ thuộc và nhiều yếu tố cấu thành tội phạm khác nữa.
Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản là một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó không những xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm đến tài sản của người khác mà nó còn gây ra hậu quả xấu đến trật tự công công và an toàn xã hội. Như vậy, pháp luật nghiêm cấm mọi người dân thực hiện hành vi này, nếu có thực hiện hành vi này dù tài sản muốn chiếm đoạt là bao nhiêu cũng sẽ chịu các chế tài xử phạt.
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nó sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản để xác định hình phạt và mức phạt. Nếu như số tiền mà người vi phạm có mục đích chiếm đoạt mà chưa đến mức khởi tố trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 144/2020/NĐ-CP. Nếu như giá trị tài sản đã đủ để cấu thành tội phạm hình sự thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt và khung hình phạt cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nhưng yếu tố về giá trị tài sản được xem là một trong những yếu tố quan trọng để xác định khung hình phạt trong trường hợp này.
Theo quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể đưa ra những khái niệm về hành vi cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản như sau:
“Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Như vậy, những phân tích, những quy định pháp luật mà chúng tôi đưa ra ở trên đã phân tích rất kỹ và rất đầy đủ về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu như các bạn đọc trong quá trình tìm hiểu các quy phạm pháp luật về tội này hay các tội phạm khác có liên quan hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline tư vấn pháp luật 1900.6174.
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điểm giống nhau giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Về khách thể: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hai tội này đều là hai tội danh thuộc nhóm tội cưỡng đoạt tài sản của người khác. Hai tội này đều được người phạm tội đặt ra mục đích là nhằm vào tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Ngoài ra cả hai tội danh này còn ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội. Trật tự và an ninh.
Về chủ thể: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội xâm phạm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể chung. Bất kỳ ai, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự cũng như người phạm tội phải từ 16 tuổi trở lên có năng lực tội phạm đều có thể bị quy vào 2 tội này.
Về mặt chủ quan: Cả 2 tội này đều là người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, Mục đích chính nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Như vậy, khi thực hiện hành vi pháp luật yêu cầu người thực hiện phải thấy rõ hành vi của mình làm là sai, là trái quy định của pháp luật cũng nhưng vẫn làm và cố gắng thực hiện hành vi đến cùng để chiếm đoạt tài sản đó.
Điểm khác nhau
Vì đây là 2 tội phạm hoàn toàn khác nhau nó được quy định ở 2 điều trong Bộ luật Hình sự thì ngoài việc giống nhau về những điểm cơ bản thì 2 tội này cũng có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Ý thức chiếm đoạt
Đối với ý thức của người thực hiện hành vi vi phạm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hàng hóa giao dịch hợp pháp, tức là người phạm tội sau khi có được tài sản, thì mới có hành vi gian dối để chiếm đoạt số tài sản đó. Nói một cách dễ hiểu thì Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện sau khi người phạm tội đã chiếm hữu được tài sản của chủ sở hữu hay của người trực tiếp quản lý.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ý thức chiếm đoạt tài sản phải có trước khi sử dụng các thủ đoạn lừa đảo và hành vi chiếm đoạt tài sản. Cần phải có sự lừa đảo giữa nạn nhân và thủ phạm trước khi giao tài sản. Như vậy, có thể thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội đã có sẵn kế hoạch từ trước hay đã nghĩ ra những thủ đoạn trước để khi sử dụng các thủ đoạn đấy nhằm lấy được hay chiếm đoạt được tài sản của những người khác.
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Nếu cấu thành vi phạm của tội này thì tài sản phải có trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới bốn triệu đồng thì muốn cấu thành tội phạm cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà vi phạm tội này.
Về giá trị của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Giá trị tài sản nghi vấn ít nhất phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Còn dưới hai triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt. hoặc đã bị kết án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chưa được xóa án tích mà tiếp tục thực hiện thì người thực hiện các hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó.
Thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Sau khi chiếm đoạt tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với tâm lý mặc cảm, không có ý định hoặc không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý trực tiếp tài sản hoặc sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cung cấp thông tin sai lệch và không chính xác nhằm để khiến nạn nhân tin rằng họ trung thành với tài sản được đề cập.
Căn cứ pháp lý
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: được quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tiêu chí |
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản |
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Cơ sở pháp lý |
Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) |
Điều 175 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) |
Đối tượng |
Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. | Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. |
Tính chất |
Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt phải diễn ra từ trước. | Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới phát sinh hành vi chiếm đoạt. |
Hành vi |
Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. | Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng:
– Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; – Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. |
Giá trị tài sản để định tội |
– Trên 02 triệu đồng
– Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. |
– Trên 04 triệu đồng
– Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. |
Hình phạt |
– Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. – Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
– Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
– Mức phạt tối đa: thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. – Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Như vậy, với 2 loại tội phạm khác nhau thì sẽ có nhiều đặc điểm hay nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng nhìn chung 2 tội phạm này đều là tội phạm nguy hiểm cho xã hội và cả 2 tội phạm này đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức.
Những quy định của 2 tội này được quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
>>> Tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Gọi ngay 1900.6174
Mọi thắc mắc về 2 tội phạm này thì hãy liên hệ đến chúng tôi qua số điện thoại luật sư 1900.6174 để được Tổng đài tư vấn pháp luật chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí cho mọi thắc mắc của mọi người đặt ra.
Các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Anh Hùng quê ở Ninh Thuận có câu hỏi
Thưa luật sư, tôi là Hùng quê tôi ở Ninh Thuận và tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư tư vấn giải quyết.
Tôi là một sinh viên đại học hiện nay đang học Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi là một sinh viên năm thứ 3 và hiện tại tôi theo học ngành luật chung. Với đang mê nghiên cứu pháp luật từ nhỏ và có hứng thú với các loại tội phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Khi tôi tìm hiểu đến điều 175 Bộ luật Hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì cảm thấy không hiểu về tội phạm này. Để phục vụ cho báo cáo thực tập cuối năm của tôi nên tôi đã chọn đề tài về hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác.
Vậy, luật sư có thể cho tôi biết tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm như thế nào?
Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Tư vấn các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Hùng, cảm ơn anh đã đưa ra câu hỏi cho Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Bằng những quy định của pháp luật cũng như từ những hiểu biết mà chúng tôi có thì vấn đề thắc mắc của anh chúng tôi xin giải quyết như sau:
Nói về tội phạm thì bao giờ cũng phải thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành đó là: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.
Khi một hành vi mà có đầy đủ 4 yếu tố này thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, Nếu như hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm hình sự nhưng không có hoặc có nhưng thiếu hoặc khuyết 1 phần nào đó thì sẽ không phải là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Về khách thể: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một hành vi xâm phạm đến quyền quản lý tài sản của nhà nước. Quyền sở hữu về tài sản là quyền bất khả xâm phạm được pháp luật bảo hộ và bảo vệ một cách rất nghiêm ngặt. Người thực hiện hành vi đã cố ý xâm phạm đến quyền được nhà nước bảo hộ đó nên sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Về chủ thể: Người thực hiện hành vi phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Lúc người phạm tội thực hiện hành vi phải hoàn toàn tỉnh táo, không bị các đối tượng khác từ bên ngoài tác động vào, không bị dùng vũ lực đe dọa, sử dụng vũ lực hay sử dụng các thủ đoạn khác để phạm tội.
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết hành vi của Mình là vi phạm pháp luật, là trái với đạo đức xã hội và bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó đến cùng để đạt được mục đích cũng như đạt được nguyện vọng của mình. Mục đích của người phạm tội ở đây là tài sản, tài sản mà họ có được sau khi họ thực hiện các giao dịch hợp pháp rồi không có ý định trả lại tài sản đó.
Mặt khách quan:
Hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Giá trị của tài sản mà người thực hiện hành vi chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;
(ii) Nếu như giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng người phạm tội đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội xâm phạm sở hữu khác, như các tội: Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội Trộm cắp tài sản, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng Viễn thông, phương tiện Điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng người phạm tội chưa được xóa án tích mà còn có hành vi vi phạm;
(iii) Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với Người bị hại và gia đình họ.
Những hành vi khách quan cần đáng lưu ý sau: (i) Người phạm tội đầu tiên sẽ có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng như: Hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác để có được tài sản một cách hợp pháp. Sau khi mà có được tài sản thì người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù người phạm tội có điều kiện, khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả;
(iv) Nếu như người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc không có hành vi bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu như người phạm tội có đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm như chúng tôi đã nêu ở trên thì có thể xem xét để xử lý hình sự về tội này. Tuy nhiên, một tội phạm lạm dụng chiếm đoạt tài sản còn phải dựa trên những yếu tố về các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ để định khung hình phạt một cách hợp lý và phù hợp với lỗi và người vi phạm gây ra. Bằng những phân tích trên có thể phần nào cho chúng ta biết được một tội phạm hình sự nó được quy định chặt chẽ như thế nào.
Qua những phân tích trên thì chúng tôi đã giải thích rất rõ ràng vấn đề mà anh Hùng thắc mắc. Nếu như anh Hùng còn chưa hiểu bất kỳ 1 vấn đề nào liên quan đến tội phạm này hay các tội phạm về tài sản khác hoặc những tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự thì cứ trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào?
Xử phạt theo bộ luật hình sự
Chị Toàn quê ở Hòa Bình có câu hỏi
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được luật sư hỗ trợ và tư vấn.
Tôi là Toàn hiện đang là công nhân làm việc và sinh sống tại Hòa Bình. Bạn trai tôi là Tiến chúng tôi đã quen nhau 03 năm rồi. Bình thường tôi với tiến rất thoải mái với nhau trong việc tiền bạc và cả 2 còn lên kế hoạch năm sau sẽ kết hôn. Ngày 17/7/2021 tiên có hỏi và mượn tôi 70 triệu đồng để mua một chiếc laptop phục vụ cho công việc. Vì trước đây khó khăn nhất Tiến luôn là người giúp đỡ về tài chính nên tôi đã cho tiền vay số tiền 50.000.000 đồng. Sau đó chúng tôi vẫn liên lạc với nhau bình thường và càng ngày càng tốt hơn. Ngày 12/7/2022 Bố mẹ tôi có làm nhà và cần một số tiền nên tôi đã hỏi Tiến để mong lấy lại số tiền đó. Tiến cũng đã bảo với tôi là 5 ngày nữa sẽ xoay tiền và trả nợ cho tôi, do tin tưởng nhau nên tôi cũng đồng ý. Ngày 20/7/2022 tôi không thấy Tiến trả tiền nên tôi đã gọi điện nhưng không được và tôi đến nhà Tiến thì Bố mẹ Tiến bảo tiến đã đi đâu từ ngày 18/7/2022 đến bây giờ hơn 2 ngày vẫn chưa liên lạc được.
Biết là bị chiếm đoạt số tiền đó nên tôi đã báo với công an và hiện tại công an đang tiến hành điều tra và truy nã Tiến nhưng hiện vẫn chưa có thông tin.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi của Tiến như vậy thì có vi phạm pháp luật về tội gì? Hình thức xử phạt Tiến sẽ như thế nào?
>>> Xử phạt hình sự đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào, liên hệ ngay 1900.6174.
Phần trả lời của luật sư!
Thưa chị Toàn, cảm ơn chị Toàn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Với những quy định của pháp luật cũng như từ những hiểu biết của chúng tôi thì vấn đề của chị chúng tôi xin giải quyết như sau
Thứ nhất, phân tích hành vi của anh Tiến:
Mặt khách quan: Người phạm tội đầu tiên sẽ có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng như: Hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác để có được tài sản một cách hợp pháp. Sau khi mà có được tài sản thì người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù người phạm tội có điều kiện, khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả.
Ở đây anh Tiến đã có hành vi vi phạm đó là đã thực hiện việc mượn tiền của chị Toàn và sau khi chị Toàn đòi nợ thì đã bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm trả nợ của mình và đã có ý định chiếm đoạt số tiền 50.000.000 đồng và không có ý định muốn trả lại cho chị Toàn.
Mặt chủ quan: Ở đây anh Tiến đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp đó là anh Tiến đã trực tiếp vay số tiền đó một cách hợp pháp từ chị Toàn và anh Tiến sau khi bị chị Toàn đòi tiền thì đã trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của mình đã cố tình bỏ trốn và cố tình không trả nợ. Mục đích ở đây của anh Tiến là chiếm đoạt số tiền vay 50.000.000 đồng đó.
Chủ thể của tội phạm: Người thực hiện hành vi vi phạm ở đây là anh Tiến hiện nay đã trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm hình sự. Khi anh Tiến thực hiện hành vi không có dấu hiệu của sự cưỡng ép, bị dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Khi thực hiện hành vi anh Tiến hoàn toàn Tự nguyện và nhận thức rõ hành vi mà mình làm.
Khách thể của tội phạm: Anh Tiến đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của người khác cụ thể ở đây là quyền sở hữu tài sản của chị Toàn. Theo quy định của pháp luật thì hành vi xâm phạm này sẽ bị pháp luật cấm và xử lý rất nghiêm khắc nhưng anh Tiến vẫn làm.
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy anh Tiến đã hoàn toàn vi phạm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số tiền chiếm đoạt ở đây là 50.000.000 đồng. Cả về mặt hình thức và mặt nội dung thì anh Tiến đều thỏa mãn tội phạm lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Vậy nên anh Tiến phải chịu trách nhiệm về hình sự về tội phạm mà mình đã gây ra.
Thứ hai, mức hình phạt đối với lỗi mà anh Tiến gây ra.
Vì việc làm của anh Tiến đã có đầy đủ tất cả căn cứ cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự rồi cũng như đã đầy đủ những yếu tố để định khung hình phạt theo quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự quy định về hình phạt đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 100
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Ở đây anh Tiến có hành vi chiếm đoạt số tiền là 50.000.000 đồng nên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể áp dụng mức phạt đối với anh Tiến đó là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ta theo quy định tại khoản 5 điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hình phạt bổ sung còn có thể áp dụng với anh tiến đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức xử phạt cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của hành vi mà tòa án và cơ quan tố tụng quyết định hình phạt thích đáng.
Như vậy, qua những phân tích trên chúng tôi đã giải quyết cho chị Toàn hết những thắc mắc và chị đã đặt ra. Nếu như trong quá trình tố tụng hoặc trong cuộc sống mà chị có những vấn đề gì thắc mắc về pháp luật xin hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7.
>>> Tham khảo thêm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt hành chính
Anh Thư quê ở Lai Châu có câu hỏi sau:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được luật sư giải đáp. Tôi là Thư năm nay 34 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Lai Châu. Ngày 14/7/2021 Tôi có cho Tình là hàng xóm của tôi vay số tiền là 3.000.000 đồng và trong hợp đồng ghi là vay không lãi và sẽ trả trong vòng 5 tháng. Hết 5 tháng vay tôi có gọi điện cho Tình và yêu cầu Tình thực hiện nghĩa vụ trả nợ như đã ghi trong hợp đồng. Sau khi chúng tôi trao đổi lại với nhau thì có viết giấy tay cho Tình nợ thêm 2 tháng nữa sẽ trả. Vì là hàng xóm thân thiết nên tôi cũng ký vào tờ giấy tay đó. Hết 2 tháng đến ngày 17/3/2022 tôi có gọi điện cho Tình nhưng Tình đã chặn số tôi, tôi có qua nhà thì Tình không có ở nhà và nghe hàng xóm bảo Tình đã bỏ đi từ 1 tháng nay vì có quá nhiều chủ nợ đến nhà đòi nợ.
Nhận thấy hành vi của Tình lag muốn chiếm đoạt luôn số tiền của mình và không có ý thức trả nợ nên tôi đã lên công an để trình báo về vụ việc này và công an kết luận đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tài sản do dưới 04 triệu nên chỉ phạt hành chính và không khởi tố hình sự.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi công an làm như vậy là đúng hay sai theo quy định của pháp luật hiện nay.
Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Tư vấn mức xử phạt hành chính tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, liên hệ ngay 1900.6174.
Phần trả lời của Luật sư!
Thưa anh Thư, cảm ơn anh Thư đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty luật chúng tôi. Bằng những quy định của pháp luật cũng như bằng những kinh nghiệm giải quyết các vụ án chúng tôi xin trả lời câu hỏi cho anh Thư như sau:
Đối với áp dụng chế tài dân sự thường là trong những vụ án dân sự và vụ án hình sự có tình tiết dân sự. Nghĩa là người phạm tội thực hiện hành vi nào đó gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc các bộ luật khác có liên quan.
Đối với trường hợp áp dụng chế tài xử phạt hình sự đòi hỏi đó phải là tội phạm được quy định trong bộ luật Hình sự. Người phạm tội phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố để cấu thành 1 tội phạm hoàn chỉnh theo pháp luật hình sự đó là mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm.
Đối với chế tài hành chính: Thực chất đây là một hình thức đánh vào tài chính của mọi người là chính. Xử phạt hành chính nó có các quy định rất rộng và nguồn chung đó là luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Ngoài ra, những vấn đề khác nhau, những mối quan hệ khác nhau lại có các nghị định thông tư xử phạt vi phạm hành chính khác nhau. Nhưng có thể hiểu những lỗi vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính
Đối với trường hợp của anh Tình ở đây tuy đã có hành vi vi phạm trong lĩnh vực hình sự đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng số tiền chiếm đoạt mới là 03 triệu nên chưa đủ để cấu thành tội phạm hình sự. Với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu số tiền dưới 4.000.000 đồng sẽ bị xử lý hành chính cụ thể như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
Như vậy, đối với trường hợp của ông Tình trong trường hợp này đó là đã có hành vi bỏ trốn và không có ý định trả nợ nhưng số nợ ở đây thực chất là 3.000.000 đồng nên không thể khởi tố vụ án hình sự. Nếu như trường hợp này không thể khởi tố hình sự thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đối với hành vi của anh Tình.
Trong trường hợp này công an trả lời cho anh Thư là không khởi tố hình sự được vì số tiền dưới 4.000.000 đồng mà chỉ xử phạt hành chính được thôi là hoàn toàn đúng và phù hợp với quy định của pháp luật Hình sự và pháp luật Hành chính.
Như vậy, qua những phân tích mà chúng tôi nêu trên đã giải quyết vấn đề mà anh Thư thắc mắc. Nếu như anh Thư có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến pháp luật thì hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật miễn phí 24/7.
Như vậy, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đây là tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và những nhà làm luật đưa ra các quy định và các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc về Tội này. Đối với những người phạm tội này nếu nhẹ thì bị xử phạt hành chính nếu như nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng rất cao với mức nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm còn mức phạt nặng nhất lên đến 20 năm tù. Từ đó có thể thấy tội này là tội phạm rất nghiêm trong. Như vậy, nếu trong cuộc sống anh chị có bị những người khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này hay các vấn đề khác có liên quan hãy trực tiếp liên hệ lại với chúng tôi qua hotline 1900.6174. Trân trọng!