Khi nào nên ly hôn là câu hỏi được đặt ra với mỗi gia đình đang đứng trên bờ vực của sự đổ vỡ. Vợ chồng khi không thể tìm được tiếng nói chung, mâu thuẫn không thể hàn gắn thì giải pháp tốt nhất có lẽ là nên cho nhau lối đi riêng.
Vậy những trường hợp nào thì nên ly hôn? Khi có bất kỳ câu hỏi gì về pháp luật hôn nhân và gia đình, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn ly hôn hỗ trợ trực tuyến nhanh chóng.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.6174
Khi nào nên ly hôn? Tổng đài tư vấn 19006174
1. Vợ chồng cạn tình cạn nghĩa thì có nên ly hôn không? Thủ tục ly hôn ra sao?
Chị L.A gọi điện hỏi tư vấn khi nào nên ly hôn:
Chào luật sư. Tôi và chồng tôi lấy nhau cũng được 6 năm và có 2 đứa con. Lâu dần theo thời gian, tình cảm chúng tôi không còn mặn nồng như trước nữa, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, bất đồng quan điểm khó có thể hòa giải. Cả hai đều cảm thấy việc sống chung là vô cùng mệt mỏi. Tôi có nghĩ đến việc ly hôn nhưng lại thương các con. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi có nên ly hôn không? Nếu ly hôn thì thủ tục ra sao? Xin cảm ơn luật sư.
>>Khi nào nên ly hôn? Gọi tổng đài tư vấn 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Muốn cuộc hôn nhân hạnh phúc thì đòi hỏi cần phải có sự yêu thương, nỗ lực vun vén và trách nhiệm từ cả hai phía. Nếu chỉ duy nhất có tình yêu thì vẫn chưa đủ để mà duy trì được một mối quan hệ vợ chồng lâu dài. Tình và nghĩa luôn phải đồng hành với nhau mới có thể xây dựng nên một mái ấp thật sự hạnh phúc và lâu bền.
Nhiều cặp vợ chồng có thể sống cùng nhau đến “răng long đầu bạc” đôi khi không phải vì chữ yêu mà chính vì nghĩa tình. Người phụ nữ còn có thể chấp nhận duy trì cuộc hôn nhân khi hết tình còn nghĩa, họ vẫn sẽ tiếp tục cố gắng nếu người chồng vẫn còn trách nhiệm và dành cho mình sự trân trọng.
Nếu trong gia đình người vợ luôn tần tảo, hi sinh, cố gắng xây dựng tổ ấm thì người chồng cũng không nên e ngại những vất vả để cùng nhau vun vén. Bạn nên hiểu rằng, nếu mọi cố gắng và nỗ lực trong hôn nhân đều xuất phát từ một phía thì mãi mãi không thể có được sự trọn vẹn và lâu dài.
Vì thế, một khi cả tình và nghĩa hai người đều đã cạn thì chúng ta không nên cố chấp níu giữ. Đặc biệt là phụ nữ, việc phải cố gắng gồng bản thân sống cùng với một người đã hết thương mình đã là một điều khó khăn thì khi người đó không còn trách nhiệm sẽ khiến họ càng thêm vất vả hơn. Sống với một người chồng vô trách nhiệm khiến bạn sẽ không thể nương tựa và càng không thể cùng nhau xây dựng tốt hơn cho cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Về thủ tục ly hôn:
Trước hết, để tiến hành thủ tục ly hôn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm giấy tờ sau:
– CMND/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; sổ hộ khẩu (yêu cầu sao y bản chính);
– Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có chứng thực);
– Nếu hai vợ chồng có con chung thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;
– Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng cứ nào có liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
– Trường hợp hai vợ chồng đã kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ hoặc chồng xuất cảnh mà không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần có giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của vợ hoặc chồng.
Trình tự thủ tục ly hôn:
Bước 1: Bạn cần nộp đơn xin ly hôn tại nơi cứ trú, sinh sống, làm việc của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của các bên.
Bước 2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra án phí ly hôn của hai vợ chồng và bạn sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
Bước 3: Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn nếu đủ điều kiện.
Nếu là thuận tình ly hôn thì giải quyết theo thủ tục sau:
– Nếu trong 15 ngày làm việc tại tòa án – Tòa sẽ mở phiên hòa giải cho hai bên.
– Tòa án sẽ ra quyết định chính thức ly hôn trong vòng 7 ngày: sau khi kết thúc phiên hòa giải không thành thì toà án sẽ ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của hai bên.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn xét xử việc ly hôn:
Khoảng từ 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho những cặp vợ chồng gặp bế tắc trong quá trình quyết định ly hôn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với đến hotline 1900.6174 để được trò chuyện và chia sẻ với chuyên gia!
>>> Xem thêm bài viết: Vợ ngoại tình có nên ly hôn? Cách giải quyết khi vợ ngoại tình?
Tư vấn trực tuyến khi nào nên ly hôn – 19006174
2. Khi nào nên ly hôn? Chồng ngoại tình thì có nên ly hôn không? Gửi đơn xin ly hôn ở đâu, cơ quan nào tiếp nhận?
Chị L.P gửi câu hỏi xin tư vấn khi nào nên ly hôn:Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi và chồng tôi kết hôn được 2 năm, chung sống cũng khá thuận hòa. Thế nhưng dạo gần đây chồng tôi thường xuyên đi qua đêm không về nhà, giữa chúng tôi ngày càng có khoảng cách. Chồng tôi không đánh đập gì tôi nhưng thường xuyên lạnh nhạt với tôi. Sau nhiều lần theo dõi, điều tra, tôi phát hiện ra chồng tôi có nhân tình mới ở ngoài. Họ qua lại cũng được gần 1 năm rồi. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi, tôi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này không? Nếu ly hôn thì gửi đơn xin ly hôn ở đâu, cơ quan nào tiếp nhận?
>>Khi nào nên ly hôn? Tư vấn thủ tục ly hôn – Gọi tổng đài tư vấn 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Thực tế cuộc sống cho thấy, rất khó có thể tìm được một người bạn đời hoàn hảo và đúng ý mình. Nếu thực sự vì nhau và muốn cùng nhau vun vén cho hạnh phúc gia đình thì cả hai cũng phải biết cách thay đổi để làm sao phù hợp với đối phương. Hiện naycó không ít các trường hợp ngoại tình, phản bội lẫn nhau.
Đàn ông thường có xu hướng ngoại tình thể xác, còn phụ nữ đôi lúc chỉ dừng lại ở mức độ ngoại tình trong tư tưởng. Tuy nhiên, dù là ngoại tình theo hình thức nào, khi bản thân bạn không biết cách kiểm soát và dừng lại đúng lúc thì khó có thể giữ được ngọn lửa hạnh phúc gia đình.
Nhiều người phụ nữ chia sẻ rằng, khi phát hiện chồng ngoại tình lần đầu, họ cảm thấy vô cùng đau khổ và thất vọng. Tuy nhiên, nhiều người vợ vì tình cảm, vì sự bao dung, vì tương lai của những đứa con, vì cái nhìn định kiến của xã hội, vì hai bên gia đình mà có thể nhắm mắt cho qua mọi chuyện. Nếu người chồng biết ăn năn hối lỗi, biết cách quay đầu và tiếp tục gìn giữ, xây dựng mái ấm gia đình thì cả hai vẫn có thể cùng nhau bước tiếp trên con đường mơ ước.
Tuy nhiên, nếu đối phương liên tục có hành vi phản bội, có thái độ khiêu khích, công khai ngoại tình nhiều lần thì chứng tỏ họ đã không còn coi bạn là một phần quan trọng của cuộc đời mình, không còn thiết tha với mối quan hệ vợ chồng. Vậy lúc này liệu bạn có cần thiết phải níu giữ cho cuộc hôn nhân này hay không?
Về vấn đề nộp đơn ly hôn:
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng bạn. Hoặc vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bạn để giải quyết
>>>> Xem thêm bài viết: Làm lại cuộc đời sau ly hôn – Phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào?
3. Khi nào nên ly hôn? Chồng thường xuyên đánh vợ có nên ly hôn không? Phân chia quyền nuôi con
Chị M.L gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn khi nào nên ly hôn:Thưa luật sư: Tôi là giáo viên mầm non lương 5 triệu và chồng tôi làm nhân viên đường sắt lương 4 triệu. Tôi kết hôn được 11 năm và có hai con. Đứa lớn 10 tuổi và đứa bé 5 tuổi. Gần đây cuộc sống vợ chồng có nhiều trục trặc, chồng tôi thường xuyên đánh đập tôi, khiến tôi không thể chịu đựng được và tôi muốn ly hôn. Vậy xin hỏi văn phòng luật sư tôi có nên ly hôn không và sau khi ly hôn tôi có được quyền nuôi cả 2 cháu không ạ ? Tôi xin cảm ơn !
>>Tư vấn ly hôn và phân chia tài sản – Gọi 19006174
Trả lời:
Khi nào vợ chồng nên đi đến quyết định ly hôn? Thời điểm đúng đắn nhất để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn đó chính là khi đối phương liên tục có những hành vi bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất cũng như tinh thần của bạn. Ngoại tình, gia trưởng, vô tâm có thể được tha thứ và bỏ qua bởi một người phụ nữ biết bao dung và nhẫn nhịn. Tuy nhiên, bạo lực dù ở bất kì hình thức nào, dù là bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần cũng không bao giờ được dung thứ.
Nhiều người nói rằng, không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một nhành hoa. Huống hồ vợ lại chính là người đã cùng mình vun vén cho mái ấm gia đình, dành cả thanh xuân để cùng mình trải qua những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế mà bạo lực càng không bao giờ có chỗ đứng trong một gia đình hạnh phúc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cũng có không ít các trường hợp cố gắng chịu đựng vì nghĩ rằng bản thân phải cố gắng để con cái có được một cuộc sống đủ cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng chẳng đứa trẻ nào có thể lớn lên vui vẻ và hạnh phúc khi cha hoặc mẹ của chúng là nạn nhân của những cuộc bạo hành tàn nhẫn.
Do đó, đừng cố gắng gượng ép bản thân và lấy lý do vì thương con cái mà vùi lấp mình vào những sự bất hạnh. Nếu sự chịu đựng và sức khỏe của bạn đã bị làm tổn hại quá giới hạn thì ly hôn chính là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ những sự gò bó, tổn thương và mệt mỏi.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, khi ly hôn, vợ chồng có thể tự thỏa thuận người sẽ trực tiếp nuôi con, nếu không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần, học hành của con cũng như xem xét nguyện vọng của con muốn sống với bố hay mẹ để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng, con từ đủ 7 tuổi sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.
Đối với trường hợp của bạn, con bạn đã 11 tuổi, do vậy hai vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thể đi đến thỏa thuận thì Tòa án sẽ ra quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con căn cứ vào quyền lợi con được hưởng về mọi mặt. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được với Tòa án rằng bạn có điều kiện về kinh tế để có thể nuôi con tốt hơn chồng (chẳng hạn như bạn có một công việc ổn định, thu nhập của bạn đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho con, đảm bảo cho con bạn được ăn, mặc, ở, học hành, khám, chữa bệnh đầy đủ), hơn nữa bạn cũng cho các con có được trình độ học vấn, môi trường giáo dục tốt nhất, tình cảm yêu thương mà bạn có thể dành ra để chăm sóc con từ trước tới nay rất sâu sắc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đưa ra những bất lợi nếu cho con ở với bố, chẳng hạn như chồng bạn đang lâm vào tình trạng thất nghiệp, thu nhập không ổn định, tư cách đạo đức của chồng bạn không đủ để nuôi con, hoặc chồng bạn bị hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên theo quy định tại
Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình.
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Tư vấn trực tuyến pháp luật Hôn nhân và Gia đình – 19006174
4. Khi nào nên ly hôn? Chồng cờ bạc nợ nần có nên ly hôn không?
Anh T.V.N gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
Thưa luật sư, Hiện tại chị gái tôi đã kết hôn và con 2 tuổi và đang muốn ly hôn với chồng hiện tại (do chồng chơi cờ bạc, nợ nần chòng chất, đang phải đi trốn nợ và cặp bồ với cô gái khác). Chị gái Tôi hiện đang sống ở nhà chồng, công việc không ổn định chỉ bán hàng dạo vào buổi tối để kiểm thêm thu nhập bấp bênh. Bây giờ chị gái tôi muốn ly hôn thì thủ tục như thế nào? Ai sẽ được quyền nuôi con?
Mong Luật sư tư vấn giúp ạ. Thân ái.
>>Làm sao để ly hôn có lợi? Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Với trường hợp trên, chị bạn có thể tiến hành ly hôn theo hai cách:
+ Thứ nhất: Thuận tình ly hôn
Với trường hợp này, cả hai vợ chồng anh chị của bạn đều phải thống nhất việc ly hôn, và thỏa thuận với nhau về các vấn đề như nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Nếu cả hai đều đồng ý được với nhau về các vấn đề trên thì hai vợ chồng sẽ nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến TAND cấp huyện nơi hai vợ chồng đang cư trú.
+ Thứ hai: Đơn phương ly hôn
Nếu hai anh chị bạn không thể đạt được thỏa thuận được với nhau về việc ly hôn thì chị của bạn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương đến tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi chồng của chị bạn đang cư trú.
Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc ly hôn. Về vấn đề nuôi con, theo khoản 2 điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì trường hợp con dưới 3 tuổi sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi nếu hai bên không có thỏa thuận khác. Vậy với trường hợp của chị bạn, nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận thì đứa con sẽ được giao cho chị bạn nuôi. Và chị bạn sẽ phải chứng minh được việc ạnh chồng cờ bạc, nợ nần, cặp bồ, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ gia đình hiện tại.
Hồ sơ ly hôn bao gồm:
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (với trường hợp ly hôn thuận tình) hoặc đơn xin ly hôn ( với trường hợp ly hôn đơn phương).
+ Giấy chứng nhận kết hôn
+ Bản sao chứng minh nhân dân của hai vợ chồng (có chứng thực)
+ Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng)
+ Bản sao giấy khai sinh của con (có công chứng)
+ Các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản có tranh chấp.
– Thời hạn giải quyết ly hôn thuận tình:
+ Trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án nhân dân phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện cần nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
+ Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án tiến hành hòa giải không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận xong xuôi về việc phân chia tài sản, phân chia quyền nuôi con, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận hai bên thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hai bên hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhậnly hôn thuận tình thì Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn
5. Khi nào nên ly hôn? Chồng nghiện ngập có nên ly hôn không?
Chị N.T.V gửi câu hỏi khi nào nên ly hôn:
Thưa luật sư! Em sống chung được 7 năm rồi và có đứa con trai 5 tuổi nhưng vì chồng em chơi ma túy không lo làm ăn vì hết. Có nhiều tiền cũng chơi mà không suy nghĩ cho em và con, em đi làm mà không đủ sống nên giờ muốn ly hôn. Xin luật sư tư vấn cụ thể giúp tôi ạ ?
Cảm ơn!
>>Tư vấn thủ tục ly hôn và phân chia quyền nuôi con – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi người chồng đang chơi bời và không lo làm ăn.
Khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh được với tòa về việc cuộc hôn nhân của hai bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.
Về thủ tục ly hôn đơn phương, hồ sơ ly hôn bạn cần chuẩn bi như sau:
– Đơn khởi kiện ly hôn.
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Bản sao có công chứng Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).
– Bản sao có công chứng CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
-Giấy tờ minh chứng tài sản chung;
Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc.
Quyền nuôi con:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu bạn muốn nuôi con thì bạn cần chứng minh mình có thể đáp ứng được điều kiện về kinh tế, khả năng giáo dục con, chăm sóc con, tư cách đạo đức của bạn để Tòa án xem xét điều kiện mỗi bên để có thể ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác bạn vui lòng liên đến luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số 19006174 để được giải đáp.
6. Khi nào nên ly hôn? Mang thai có nên ly hôn không?
Chị P.U gửi câu hỏi khi nào nên ly hôn:
Thưa luật sư, Em lấy chồng từ tháng 2/2019. Đến thời điểm này em đang mang thai 5 tháng rưỡi. Nhưng vì sức ép từ gia đình chồng đè nặng lên vai em, chồng lại là người rất vô trách nên em muốn ly hôn có được không?
Về phần tài sản thì chỉ có vàng cưới hai bên gia đình cho và tiền cưới của cả hai bên. Vậy nếu hai bên không đi đến thỏa thuận thì tòa sẽ chia như thế nào? Và sau khi ly hôn chồng em có trách nhiệm cấp dưỡng cho con em không? ( trong thời gian em mang thai và nuôi con).Và nếu có thì chu cấp như thế nào? ( chồng em là viên chức lương 8 triệu/ tháng).
>>Tư vấn thủ tục ly hôn khi mang thai – Gọi luật sư 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
– Về yêu cầu giải quyết ly hôn
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Với điều luật trên, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng, mà không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Vì vậy, bạn và chồng có thể thuận tình ly hôn hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn.
– Về tài sản, Tòa án sẽ phân chia theo nguyên tắc sau:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản mà mình đã đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
– Về nghĩa vụ cấp dưỡng, chồng bạn có các nghĩa vụ được pháp luật quy định như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc có ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó. Như vậy, khi ly hôn, chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bạn để nuôi con.
>>>> Xem thêm bài viết: Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Tư vấn lời khuyên cho người sắp ly hôn
Trên đây là phần trả lời của luật sư ly hôn. Nếu còn mất kỳ vướng mắc hay câu hỏi gì cần giải đáp hay cần chúng tôi tư vấn tâm lý khi nào nên ly hôn, hãy gọi đến số 19006174 để có thể được luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình tư vấn trực tuyến.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174