Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao? Khi làm mất sổ bảo hiểm xã hội người lao động có bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi hay không? Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH như thế nào? Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên của bạn. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải bất kỳ vướng mắc nào khác về bảo hiểm xã hội cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để gặp trực tiếp các Luật sư, chuyên gia giải quyết vấn đề kịp thời, nhanh chóng nhất.
Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao?
Chị Trâm (Hưng Yên) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:
Khoảng 2 năm trước, tôi làm công nhân tại một khu công nghiệp ở Hưng Yên. Sau đó vì mang thai sinh đôi nên tôi đã xin nghỉ ở nhà để dưỡng thai và sinh con. Sau khi sinh xong tôi có quay lại làm, tuy nhiên do nghỉ ở nhà 1 thời gian dài nên tôi đã làm mất cuốn sổ bảo hiểm xã hội mà công ty cấp cho. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi cần phải làm thế nào ạ?
Mong Luật sư tư vấn!
>>> Mất sổ bảo hiểm cần phải làm gì? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Trâm đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Về vấn đề mất sổ bảo hiểm xã hội của chị, phía Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật, trường hợp người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“ 2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.”
Do đó trong trường hợp chị Trâm bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì không cần lo lắng, chị chỉ cần làm đơn tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình làm việc hoặc sinh sống để đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho mình. Sau 15 ngày đến 1 tháng là chị có thể nhận lại sổ BHXH của mình.
Nếu chị Trâm còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn liên quan đến bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội chính xác, nhanh chóng nhất.
Mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đánh mất quyền lợi?
Chị Thu (Đồng Nai) muốn được giải đáp thắc mắc về vấn đề như sau:
Thưa Luật sư, tôi hiện đang làm công nhân tại một xưởng may mặc ở Đồng Nai. Tháng trước, tôi cùng chồng có đi du lịch khoảng 1 tuần và để hai đứa con của tôi ở nhà. Sau khi về nhà, tôi phát hiện ra là hai bé đã nghịch ngợm và làm hỏng cuốn sổ bảo hiểm xã hội của tôi.
Tôi lo lắng không biết phải làm sao, vì nghe nói sổ bảo hiểm xã hội là cuốn sổ rất quan trọng đối với người lao động như tôi. Luật sư cho tôi hỏi nếu làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình không ạ?
Tôi xin cảm ơn!
>>> Người lao động làm mất sổ BHXH có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Thu, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến Tổng đài pháp luật! Qua tìm hiểu và phân tích quy định của pháp luật về vấn đề này, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cho chị như sau:
Trường hợp người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ có thể bị ảnh hưởng tới một số quyền lợi như sau:
– Thứ nhất, người lao động có thể không được hưởng chế độ thai sản
Khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì phải xuất trình những giấy tờ sau đây để được hưởng chế độ thai sản:
+ Bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
+ Sổ BHXH
+ Mẫu đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản (Mẫu 01B-HSB)
Theo quy định trên thì hồ sơ có bao gồm cả sổ bảo hiểm xã hội. Do đó, để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người nộp. Do đó nếu thiếu sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội có thể sẽ không ra quyết định chi trả cho mình.
– Thứ hai, người lao động có thể không được rút BHXH một lần
Để rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần đáp ứng đủ hồ sơ như sau:
– Sổ BHXH, Tờ rời
– Đơn đề nghị hưởng chế độ BHXH 1 lần mẫu số 14-HSB
– Bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Do đó, nếu người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần thì cần phải có sổ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể sẽ không rút được bảo hiểm xã hội 1 lần.
– Thứ ba, người lao động không đủ giấy tờ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trường hợp người lao động muốn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần có đầy đủ những giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Hợp đồng thời vụ (nếu ký hợp đồng lao động thời vụ)
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
4. Căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực
Trong đó, cần lưu ý là cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định trên nếu chị Thu không có sổ bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không có căn cứ để chốt hồ sơ để chị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, rút bảo hiểm xã hội và không được hưởng thai sản. Từ đó dẫn đến tình trạng người lao động sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu làm mất sổ bảo hiểm xã hội.
Nếu chị Thu còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc muốn được hướng dẫn xin cấp lại sổ BHXH, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội tra cứu nhanh nhất ở đâu
Mất sổ bảo hiểm xã hội có được bảo lưu thời gian đóng BHXH?
Anh Trung (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư, trước đây tôi có đi làm kế toán cho một doanh nghiệp nhỏ, thời gian đi làm và đóng bảo hiểm xã hội của tôi là 04 năm 03 tháng. Tuy nhiên, do lâu không dùng đến nên khi tìm lại thì tôi mới phát hiện ra là mình đã làm mất cuốn sổ bảo hiểm xã hội đó.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi giờ tôi muốn đi làm lại sổ mới thì quá trình đóng bảo hiểm xã hội cũ của tôi có được bảo lưu không hay sẽ không được tính vào quá trình đóng bảo hiểm xã hội mới ạ?
Tôi xin cảm ơn và hi vọng sẽ nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư!
>>> Làm mất sổ BHXH người lao động có được bảo lưu thời gian đóng không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Trung, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Vấn đề của anh Trung đã được Luật sư của chúng tôi tìm hiểu và đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm hiểm xã hội, có hai trường hợp người lao động sẽ được bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:
– Thứ nhất, người lao động đã nghỉ việc hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện được hưởng lương hưu (Theo Điều 54 và 55 Luật này) sẽ được bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
– Thứ hai, người lao động đã nghỉ việc hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng chưa rút bảo hiểm xã hội một lần thì vẫn được bảo lưu toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của những năm trước đó.
Do đó, nếu người lao động làm mất sổ bảo hiểm mà rơi vào hai trường hợp trên thì vẫn được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Quay trở lại với tình huống của anh Trung, nếu anh đã làm mất cuốn sổ bảo hiểm xã hội nhưng chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì hoàn toàn được bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Việc làm mất sổ sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tham gia bảo hiểm xã hội trước đó của anh và khoảng thời gian 04 năm 03 tháng kia sẽ được bảo lưu trên hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp anh muốn đi làm và đóng tại công ty mới thì quá trình đóng bảo hiểm xã hội cũ sẽ được bảo lưu và nếu được đóng bảo hiểm thì thời gian đóng bảo hiểm mới sẽ cộng nối tiếp vào với thời gian cũ.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tới số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh nhất.
Xem thêm: Đóng bảo hiểm 4 năm được bao nhiêu tiền và có được rút bảo hiểm không?
Mất sổ bảo hiểm xã hội có được nhận tiền BHXH 1 lần không?
Chị Hương (Hải Dương) có câu hỏi như sau:
Trước đây tôi làm nhân viên tại một công ty về thực phẩm từ năm 2015. Tuy nhiên, đến khoảng năm 2020, do dịch bệnh nên công ty đã ra quyết định cắt giảm nhân sự và trong đó có tôi. Sau khi nghỉ việc được 1 năm thì gia đình rơi vào tình trạng rất khó khăn, lao đao vì dịch bệnh.
Hiện tại, tôi đi tìm cuốn sổ bảo hiểm xã hội đã chốt ở công ty cũ để đi rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng lại không thấy đâu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tôi làm mất sổ bảo hiểm xã hội như vậy thì có rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không ạ?
Tôi xin cảm ơn ạ!
>>> Mất sổ bảo hiểm xã hội có được rút tiền BHXH 1 lần không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hương, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Đối với tình huống của chị, Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Chính phủ về bảo hiểm xã hội thì khi người lao động có yêu cầu thì sẽ được hưởng BHXH một lần, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất, đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
– Thứ hai, sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
– Thứ ba, người lao động ra nước ngoài để định cư;
– Thứ tư, người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Về hồ sơ hưởng BHXH một lần
Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần, bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Về nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần theo cách thức sau:
– Nộp trực tiếp hồ sơ nêu trên cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi bạn cư trú hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
– Nếu nộp theo phương thức giao dịch điện tử thì đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I VAN. Trường hợp chưa chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
Qua phân tích có thể thấy, trong quá trình nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì cá nhân phải nộp bản chính sổ bảo hiểm xã hội của mình. Do đó, trong trường hợp chị Hương làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì có thể cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không tạo điều kiện để mình được rút bảo hiểm xã hội một lần. Trong trường hợp này, chị cần đi làm lại sổ bảo hiểm xã hội và quay lại công ty cũ chốt sổ sổ bảo hiểm xã hội, sau đó mới có thể rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trong trường hợp chị Hương vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ tới hotline của chúng tôi theo số 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Nơi làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội
Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại?
Bạn Nam Sơn (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, mình 33 tuổi hiện đang làm giám sát viên tại một công ty đầu tư của nước ngoài. Tính tới thời điểm hiện tại thì mình đã làm ở công ty này được hơn 9 năm và trong thời gian đó mình cũng đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuần vừa rồi mình có đi công tác dài ngày, tuy nhiên sau khi về thì mình không nhớ đã để quyển sổ bảo hiểm xã hội ở đâu.
Vậy Luật sư cho mình hỏi trong trường hợp mất sổ bảo hiểm như vậy thì phải làm như thế nào ạ? Mình có được cấp lại không hay phải đi làm sổ mới ạ?
Mình xin cảm ơn!
>>> Hướng dấn thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Sơn, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Tổng đài pháp luật! Câu hỏi của anh Sơn được Luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật thì khi người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội, tùy trường hợp thì vẫn có thể được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH (sửa đổi bổ sung tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH) có quy định về những trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, trong đó có trường hợp làm mất sổ bảo hiểm:
“ 2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
….
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Do vậy, khi rơi vào trường hợp này thì anh phải chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã bị mất. Để làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, anh Sơn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Hồ sơ cấp lại tờ bìa, tờ rời sổ BHXH gồm có:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng (Chuẩn bị thêm bản chính chứng minh nhân dân, bìa sổ bảo hiểm xã hội nếu thuộc trường hợp mất tờ rời).
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đầy đủ như trên thì anh nộp các giấy tờ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội nếu mình đang tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cuối cùng làm việc trước khi dừng đóng bảo hiểm sau khi nghỉ việc.
Ngoài ra, anh cũng có thể nộp trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua giao dịch điện tử hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cuối cùng mà anh tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Thông qua câu trả lời của Luật sư, hi vọng anh đã có cho mình những kiến thức nhất định về vấn đề của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Chị Hòa (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư. Tôi có tình huống muốn xin ý kiến tư vấn của Luật sư như sau:
Trước đây tôi đi làm công nhân cho một công ty sản xuất đồ điện tử của Nhật Bản. Tuy nhiên do môi trường làm việc độc hại, cộng thêm sức khỏe yếu nên tôi đã xin nghỉ sau 2 năm làm việc tại đó. Sau đó vài tuần thì tôi có đi làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên khi ra nộp hồ sơ ra cơ quan bảo hiểm xã hội thì bên đó yêu cầu tôi phải nộp cả sổ bảo hiểm xã hội.
Do tôi không hay sử dụng đến nên giờ cũng không biết đã để cuốn sổ đó ở đâu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tôi muốn đi cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm ở đâu và thủ tục cấp lại như thế nào ạ?
Tôi xin cảm ơn!
>>> Cần những giấy tờ gì để làm thủ tục cấp lại sổ BHXH? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hòa, cảm ơn chị Hòa đã gửi thắc mắc tới Tổng đài tư vấn pháp luật! Phía Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này để đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì khi bị mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động phải làm hồ sơ nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội để được xem xét và cấp lại sổ.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ BHXH như sau:
1. Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng;
2. Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch;
3. Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất sổ, hỏng sổ;
Theo phân tích từ điều luật trên thì nếu chị Hòa làm mất sổ bảo hiểm xã hội, các cơ quan chức năng vẫn sẽ tạo điều kiện cho mình được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ, đảm bảo cho chị được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.
Về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021 của BHXH Việt Nam:
Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH bao gồm:
Thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Tùy theo từng trường hợp mà người tham gia cần chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng như sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
Quy trình thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH
Bước 1. Lập hồ sơ như đã nêu ở trên
Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cuối cùng tham gia bảo hiểm xã hội.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp theo một trong những hình thức sau:
1. Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp;
2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
3. Thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH: Đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cuối cùng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Theo những phân tích ở trên thì chị Hòa cần chuẩn bị những hồ sơ như trên, sau đó nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận hoặc cấp huyện nơi cuối cùng mình tham gia bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho chị.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về những vấn đề xoay quanh việc người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội. Hi vọng rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin, kiến thức hữu ích và cần thiết về vấn đề này. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội, đừng ngần ngại liên hệ tới hotline 1900.6174 để được tư vấn giải đáp bởi những Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm hàng đầu của chúng tôi.