Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, chú ý hiện nay. Vậy việc chuyển đổi đất rừng sản xuất là gì? Điều kiện, thủ tục chuyển đổi như thế nào? Sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các vấn đề trên trong bài viết dưới đây, nếu có thắc mắc về vấn đề liên quan, bạn đọc hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết.
Đất rừng sản xuất là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 có thể hiểu rằng đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích kinh doanh sản xuất lâm sản, gỗ, động vật rừng… Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa phòng chống, bảo vệ rừng.
Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp chính vì thế cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.
Rừng sản xuất được chia thành 2 đối tượng:
+ Rừng sản xuất tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên
+ Rừng sản xuất trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn từ ngân sách của nhà nước, rừng trồng từ vốn chủ rừng tự đầu tư.
Có được chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở không?
Chị Tuyết (Tây Nguyên) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được giải đáp như sau:
Năm 2000, bố mẹ tôi có mua 01 hecta đất sản xuất rừng để sản xuất gỗ. Vừa rồi, bố mẹ tôi dự định sẽ chuyển 01 hecta đất sản xuất rừng này thành đất ở. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này gia đình tôi có được chuyển mục đích sử dụng đất hay không?
Tôi xin cảm ơn Luật sư và mong nhận được phản hồi thắc mắc!
>>> Khi nào được phép chuyển đổi đất rừng sang đất ở? Luật sư tư vấn 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Tuyết đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi thắc mắc của chị, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ về đất rừng sản xuất được xếp vào nhóm đất nông nghiệp. Qua đó, căn cứ tại điểm đ khoản 1 điều 57 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ đất nông nghiệp được chuyển mục đích thành đất phi nông nghiệp.
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm như sau:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
Như thế khi thực hiện việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở cần phải tuân thủ theo quy định trên và tuân thủ theo các quy định tại điều 69 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:
“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất cần kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình cơ quan Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 thì nhóm đất phi nông nghiệp có bao gồm đất ở hay còn gọi cách khác là đất thổ cư.
Như vậy, dựa trên các phân tích trên thì có thể thấy đối với trường hợp của chị Tuyết, gia đình chị hoàn toàn có thể chuyển đổi 01 hecta đất sản xuất rừng để sản xuất này sang đất ở.
Nếu chị Tuyết còn thắc mắc hay chưa biết thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được Luật sư tư vấn luật đất đai hướng dẫn chi tiết nhất.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp [MỚI NHẤT] 2022
Điều kiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Chị Thảo (Vĩnh Bảo) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong được tư vấn như sau:
Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 1980, sau đó hai người vào Tây Nguyên sinh sống. Sau khi định cư trong đó bố mẹ tôi có mua một thửa đất rừng sản xuất để trồng cà phê. Tuy nhiên, bây giờ bố mẹ tôi lại muốn bán thửa đất này cho một người quen để họ chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.
Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này thì theo quy định pháp luật hiện hành về điều kiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở là gì? Tôi xin cảm ơn Luật sư!
>>> Tư vấn điều kiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chào bạn Thảo, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa theo những thông tin trên bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc của bạn như sau:
Luật Đất đai năm 2013 đã cho phép đất nông nghiệp nói chung, đất rừng sản xuất nói riêng được phép chuyển sử dụng mục đích thành đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, để có thể chuyển lên đất phi nông nghiệp thì người sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện thứ nhất: Việc chuyển sử dụng mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất thổ cư cần phải phù hợp theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có thửa đất đó. Mỗi địa phương sẽ có kế hoạch sử dụng đất khác nhau. Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất cần phải đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem liệu việc chuyển này có phù hợp hay không.
– Điều kiện thứ hai: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất thổ cư cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy nếu muốn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất này thì cần phải đến xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể người dân muốn chuyển sử dụng mục đích sử dụng đất căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013.
– Điều kiện thứ ba: Người yêu cầu mục đích sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất ở sau khi chuyển mục đích sử dụng đất. Nghĩa vụ tài chính này sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo.
Như vậy, đối với trường hợp của chị Thảo, nếu người mua đất kia muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư vẫn thuộc các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Do đó, người đó cần phải đảm bảo đủ các điều kiện nêu trên để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất.
Nếu chị Thảo còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm thủ tục chuyển nhượng đất, hãy liên hệ tới chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.
Thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở được quy định cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Quốc hội ra quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
– Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000 ha
– Thứ ba, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 50 ha
>>> Luật sư tư vấn Luật đất đai miễn phí. Gọi ngay 1900.6174
Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Chị Lan Khuê (Thanh Hóa) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được tư vấn như sau:
Gia đình tôi có mua một mảnh đất rừng sản xuất rộng 500m2 từ một người quen. Sau một thời gian trồng cà phê trên mảnh đất này, gia đình tôi muốn chuyển một phần mảnh đất này sang nhà ở để tiện cho việc trông coi cà phê. Vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn tôi các thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở.
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
>>> Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Lan Khuê đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng đài pháp luật chúng tôi! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của chị, các Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở đối với cá nhân được căn cứ tại quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
+ Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
+ 1 Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu.
+ 1 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất,
+ 1 Bản căn cước công dân/chứng minh nhân dân, số hộ khẩu của người yêu cầu
+ 1 Giấy ủy quyền thực hiện công việc
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Người dân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Trong trường hợp việc nhận hồ sơ chưa đầy đủ chưa hợp là thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cấp nhất, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính;
Người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính
Bước 4. Trả kết quả.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao trả quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Nếu chị Lan Khuê còn thắc mắc nào khác liên qun đến vấn đề đất đai, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp miễn phí.
>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chi tiết nhất
Chi phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Đối với trường hợp người dân muốn chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở, thì cá nhân có mục đích chuyển đổi thì cá nhân đó sẽ phải nộp khoản tiền xác định theo công thức được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 45/2015/NĐ-CP:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
>>> Hướng dẫn cách tính chi phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở chính xác nhất? Gọi ngay 1900.6174
>>> Xem thêm: Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở là bao nhiêu?
Mức xử phạt khi tự ý chuyển sang đất ở
Chị Hồng (Cà Màu) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn được tư vấn như sau:
Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2018, sau đó vợ chồng tôi có mua một căn nhà ở Cà Mau và chuyển về đây ở hẳn. Khi sinh sống ở đây, tôi phát hiện ra người hàng xóm nhà tôi có tự ý chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở mà không xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi có tranh cãi về vấn đề này.
Vậy thưa Luật sư, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì mức xử phạt khi tự ý chuyển sang đất ở là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn Luật sư!
>>> Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở có bị xử phạt? Luật sư tư vấn 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Hồng, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc trên, đến Luật sư! Dựa vào những thông tin trên mà chị cung cấp ở trên, Luật sư xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 91/2019 thì cá nhân, hộ gia đình nhân tự ý chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp (gồm cả đất ở) thì bị xử lý như sau:
TT | Diện tích đất chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền |
1 | Dưới 0,02 ha (dưới 200 m2) | Từ 3 – 5 triệu đồng |
2 | Từ 0.02 đến dưới 0.05 ha (từ 200 đến dưới 500 m2) | Từ 5 – 10 triệu đồng |
3 | Từ 0.05 đến dưới 0.1 ha (từ 500 đến dưới 1000 m2) | Từ 10 – 15 triệu đồng |
4 | Từ 0.1 đến dưới 0.5 ha (từ 1000 đến dưới 5000m2) | Từ 15 – 30 triệu đồng |
5 | Từ 0.5 đến dưới 0.1 ha (từ 5000 đến dưới 10,000 m2) | Từ 30 – 50 triệu đồng |
6 | Từ 01 đến dưới 05 ha | Từ 50 – 100 triệu đồng |
7 | Từ 05 ha trở lên | Từ 100 – 250 triệu đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân, hộ gia đình còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của thửa đất trước khi vi phạm; trừ các trường hợp được đăng ký nếu có đủ điều kiện.
– Buộc đăng ký đất đai theo các quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Như vậy, theo nội dung điều luật nêu trên sẽ tùy thuộc vào diện tích đất bị tự ý chuyển đổi thì người hàng xóm nhà bạn sẽ bị xử phạt theo tùy mức. Ngoài ra, người hàng xóm này bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi đất rừng sang đất ở. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn đọc sẽ có thêm những thông tin bổ ích, phần nào có thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong những trường hợp cụ thể. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.