Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015. Đây là tội phạm có hành vi nằm trong nhóm hành vi vi phạm quyền lợi của của những người tiêu dùng. Tội phạm này rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy các yếu tố cấu thành tội phạm này như thế nào? Khung hình phạt đối với tội này được quy định như thế nào? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Tư vấn quy định về tội lừa dối khách hàng, gọi ngay 1900.6174
Tội lừa dối khách hàng là gì?
Căn cứ Điều 127 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
“…Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…”.
Lừa dối là từ thể hiện hành vi làm sai sự thật, lệch lạc so với chuẩn mực đã được thừa nhận. Trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, các thủ đoạn lừa dối thể hiện bằng những hành vi như cân, đo, đếm… gian lận so với sản phẩm thực tế, sản phẩm chất lượng kém, thay đổi thiết kế của thiết bị đo, đếm…
Lừa dối khách hàng là hành vi cố ý gian dối của người bán hàng trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng. Nhiều chủ thể kinh doanh vì mục đích lợi nhuận mà không hề quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà mình bán ra hoặc có những hành vi gian lận trong quá trình cân, đong, đo, đếm hàng hóa. Mục đích của tội hành vi này là thu lợi nhuận một cách bất hợp pháp.
Để thực hiện thủ đoạn gian dối, người phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi như: cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác nhằm thu lợi bất chính trong các hoạt động mua bán, giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Bản chất của hành vi lừa dối trong quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là người bán sử dụng mánh lới, lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay lơ là của khách hàng làm thay đổi định lượng, chất lượng hàng hóa để giao cho khách hàng nhằm thu lợi bất chính. Và thực tế khách hàng nhận được hàng hóa, dịch vụ có giá trị thấp hơn so với giá trị số tiền mình bỏ ra.
Lừa dối khách hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự quản lí thị trường. Hành vi lừa dối khách hàng xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời xâm phạm đến uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh do đó sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, chúng tôi luôn mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất. Mọi thắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Cấu thành Tội lừa dối khách hàng
Chị Thảo (Lâm Đồng) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Vào ngày 12/08/2022, tôi có đặt một lô quạt điện về để bán, tổng cộng đơn hàng đã thỏa thuận gồm 50 cái quạt với giá 250 triệu đồng, tương ứng mỗi cái 5 triệu đồng. Khi giao hàng đến, do số lượng nhiều, cồng kềnh và cũng tin tưởng bên bán nên tôi đã không kiểm tra kỹ số lượng hàng khi chuyển tới mà thanh toán luôn.
Sau ngày hôm đó, nhân viên có kiểm kê lại và phát hiện hàng bị thiếu 6 cái quạt, chỉ có 44/50 cái quạt điện, tương đương với thiệt hại là 30 triệu đồng. Từ lúc dỡ hàng xuống không có ai động đến số hàng đó cả. Khi kiểm tra camera cũng đã xác nhận là do bên bán gửi thiếu. Tôi cũng đã liên hệ với bên bán, yêu cầu họ chở thêm 6 cái để đủ số lượng, hoặc nếu không thì bồi thường lại số tiền đã mất của 6 cái quạt. Tuy nhiên, bên bán vẫn khăng khăng rằng đã gửi đủ số lượng và sẽ không có bồi thường thêm bất kỳ khoản nào. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, hành vi này của bên bán có đủ cấu thành Tội lừa dối khách hàng hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Các yếu tố nào cấu thành tội lừa dối khách hàng? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Cấu thành tội phạm là tổng thể những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Cấu thành tội phạm phải có đủ 04 yếu tố sau: Yếu tố khách thể, Yếu tố chủ thể, Yếu tố khách quan, Yếu tố chủ quan.
Đặc điểm của cấu thành tội phạm là phải phản ánh đúng bản chất cụ thể của tội phạm, có thể phân biệt được tội phạm này với tội phạm khác. Có dấu hiệu bắt buộc chung như về lỗi, hành vi, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu bắt buộc riêng gồm những dấu hiệu riêng biệt như chức vụ, quyền hạn… Từ đó phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
– Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bề ngoài của tội phạm, gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ngoài ra mặt khách quan của tội phạm còn phản ánh thông qua công cụ, thời gian, địa điểm, thủ đoạn phạm tội…
Để thực hiện tội phạm, người phạm tội có hành vi cân, đo, đong, đếm, tính gian, tính toán không chính xác, không đúng với số lượng, khối lượng… thực tế trong việc mua bán gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Đánh tráo khi giao hàng, khiến đơn hàng không đúng chất lượng, chủng loại đã thỏa thuận (chẳng hạn: đổi lấy hàng kém chất lượng hơn so với thỏa thuận) làm khách hàng bị thiệt hại nghiêm trọng. Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán như làm khách nhầm lẫn mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng chất lượng như thỏa thuận ban đầu… Tính bất chính của mục đích phản ánh thông qua tính bất chính cẩu hành vi (thủ đoạn gian dối). Vậy hành vi khách quan của tội phạm mang đầy đủ các đặc điểm bao gồm tính nguy hiểm cho xã hội, tính có ý thức và tính trái pháp luật.
Hậu quả của tội lừa dối khách hàng là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, gây thiệt hại đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp. Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng, thiệt hại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,… Hậu quả trực tiếp của hành vi lừa dối khách hàng là gây thiệt hại về vật chất, khiến hàng hóa không đảm bảo số lượng và chất lượng. Một khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, người phạm tội không chỉ bị xử lý hành chính mà còn phải chịu phạt tù theo Điều 198 Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó là kết quả của hành vi khách quan. Tội lừa dối khách hàng đã mô tả cụ thể hành vi khách quan và hậu quả của hành vi trong cấu thành cơ bản, cũng như cấu thành tăng nặng. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội này phải là người thu lợi bất chính trong phạm vi số tiền mà điều luật này quy định. Đó là kết quả trực tiếp từ hành vi cân, đo, đong, đếm, tính gian hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác.
Tội lừa dối khách hàng đặc trưng bởi hành vi có thủ đoạn gian dối, đây là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Dấu hiệu công cụ, phương tiện, thời gian… không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thủ đoạn tội phạm. Bởi tội phạm này được thực hiện trong mối quan hệ mua bán hàng hóa, quá trình trao đổi giữa người mua và người bán đều sử dụng các công cụ, phương tiện nhất định để thực hiện thao tác cân, đo, đong, đếm… việc xem xét công cụ, phương tiện phạm tội có vai trò quan trọng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Chủ thể của tội phạm
Tội phạm nói chung và tội lừa dối khách hàng nói riêng theo Luật hình sự Việt Nam phải có yếu tố lỗi. Do vậy, những người có đủ điều kiện có lỗi khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mới là chủ thể của tội phạm. Người có đủ điều kiện thực hiện hành vi có lỗi để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi thực hiện và năng lực điều khiển hành vi. Để có năng lực này, con người cần đạt độ tuổi nhất định, phát triển đầy đủ về tâm sinh lý theo đánh giá chung. Do vậy, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm.
Về năng lực trách nhiệm hình sự của tội phạm này, căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự gồm: Người mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Có thể hiểu quy định này mang tính loại trừ, tức là những đối tượng này tất cả các đối tượng khác không thuộc trường hợp trong quy định này để có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về độ tuổi, căn cứ khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đội tuổi chị trách nhiệm hình sự như sau:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”
Vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng. Quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có đủ năng lực nhận thức và năng lực hành vi để tham gia vào quan hệ mua bán háng hóa một cách bình thường.
Tội lừa dối khách hàng đòi hỏi người phạm tội ngoài việc thỏa mãn hai dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thì phải thỏa mãn thêm dấu hiệu về nhân thân liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp, tính chất công việc phải liên quan đến quan hệ mua bán hàng hóa. Với vai trò là người bán hàng, chủ thể này mới có thể thực hiện các hành vi cân, đo, đong, đếm, tính gian hoặc các thủ đoạn gian lận khác.
– Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi lừa dối khách hàng cố ý thực hiện hành vi gian lận, nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi của mình là là gây thiệt hại cho khách hàng nhưng vẫn thực hiện. Người thực hiện vì tư lợi cho bản thân mà cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù người phạm tội có đủ điều kiện xử sự phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật nhưng họ lại lựa chọn đi ngược lại bằng các thủ đoạn gian dối để thu lợi bất chính. Người thực hiện tội phạm hoàn toàn muốn hậu quả phát sinh, bởi hậu quả của tội phạm chính là mục đích mà họ muốn. Vậy tội lùa dối khách hàng thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
– Khách thể của tội phạm
Tội lừa dối khách hàng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín doanh nghiệp.
Vậy theo tình huống của chị Thảo, thì bên bán đã cố ý giao thiếu hàng so với thỏa thuận trước đó. Trong khi hai bên đã thỏa thuận mua 50 cái quạt điện với giá 250 triệu đồng, mỗi cái 5 triệu đồng, thì bên bán cố ý giao hàng không đúng số lượng như đã thỏa thuận.
Bên bán cố ý giao thiếu 6 cái, thu lợi bất chính 30 triệu đồng, gây thiệt hại về mặt vật chất đối với chị Thảo. Từ những phân tích trên cho thấy, hành vi của bên bán đủ các yếu tố cấu thành Tội lừa dối khách hàng. Chị Thảo có thể khởi kiện bên bán về tội này để đảm bảo lợi ích của chị đồng thời bên bán có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy mức độ theo quy định pháp luật. Mọi thắc mắc về tội lừa đảo khách hàng, hãy gọi ngay đến đường 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và quy định mới nhất
Khung hình phạt đối với tội lừa dối khách hàng
Chị Ly (Hà Nam) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn như sau:
Cửa hàng tôi tháng này mới nhập 125 thùng na có giá 300 nghìn đồng/1 thùng, tổng hóa đơn là 37.5 triệu đồng. Khi giao hàng đến, chúng tôi chỉ kiểm tra mặt trên của mỗi thùng hàng mà không kiểm tra kỹ. Khi bày hàng, chúng tôi mới phát hiện một nửa số xếp bên dưới đều bị dập nát, hỏng, không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Sau khi mở hết ra, có đến gần một nửa số quả bị hỏng, ước tính thiệt hại là 12 triệu đồng. Tôi đã gọi điện cho bên bán hàng để yêu cầu bồi thường nhưng họ trả lời là đã giao đủ, đều là những quả chất lượng tốt và không chấp nhận bồi thường. Vì vậy, tôi muốn hỏi, khung hình phạt đối với tội lừa dối khách hàng. Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn quy định về khung hình phạt đối với tội lừa dối khách hàng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ Điều 198 Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về khung hình phạt đối với Tội lừa dối khách hàng như sau:
– Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Áp dụng với những người có những hành vi, thủ đoạn gian dối, cố ý cân, đo, đong đếm sai trong quá trình giao nhận hàng hóa; làm thay đổi số lượng hoặc chất lượng sản phẩm đã thỏa thuận. Gây nên thiệt hại cho người mua và thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung 2: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Áp dụng đối với người phạm tội này thuộc các trường hợp:
+ Có tổ chức: là hình thức “đồng phạm” có sự kết hợp chặt chẽ với người khác, cố ý bàn bạc thực hiện hành vi gian lận trong quá trình cân đo, đong, đếm hàng hóa; làm thay đổi số lượng, chất lượng hàng hóa đã thỏa thuận rồi sau đó giao cho khách hàng. Hậu quả là khách hàng không nhận được đơn hàng chất lượng như đã thỏa thuận. Trong đó, mỗi người sẽ thực hiện một hoặc một số hành vi dưới sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người khi tham gia tội phạm.
+ Có tính chất chuyên nghiệp: là cố ý phạm tội từ 05 lần thực hiện phạm tội trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích), lấy những tiền bạc, vật chất đã gian lận được trong quá trình giao dịch với khách hàng làm nguồn sống chính, làm nghề để sinh sống.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Người phạm tội có những mánh khóe, cách thức gian dối, thâm hiểm khiến khách hàng tin tưởng mà không kiểm tra trước khi thanh toán hoặc không thể đề phòng trước.
+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên sẽ áp dụng khung hình phạt này.
– Khung 3: Khung hình phạt bổ sung
Tùy vào trường hợp cụ thể, ngoài các hình phạt nêu trên, tội phạm còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp của chị Ly, bên bán đã không đảm bảo chất lượng theo như đã thỏa thuận, cố ý dùng những quả đẹp đặt trên quả xấu để khiến chị Ly tin tưởng rằng đã nhận được hàng chất lượng. Hành vi này của bên bán đối với chị Ly đã gây ra thiệt hại 12 triệu đồng, hành vi này thuộc khung 1 được quy định tại Điều 198 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội lừa dối khách hàng. Trong trường hợp này, bên bán có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mọi thắc mắc liên quan đến khung hình phạt đối với Tội lừa dối khách hàng, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật?
Phân biệt tội lừa dối khách hàng với một số tội danh khác
Tội lừa dối khách hàng là hành vi cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Chỉ có khách hàng mới là người bị thiệt hại, ảnh hưởng đến quyền lợi, đây là dấu hiệu để phân biệt tội lừa dối khách hàng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau với những loại tội phạm khác, dễ gây nhầm lẫn, sau đây là một số yếu tố phân biệt Tội lừa dối khách hàng với các loại tội phạm khác.
Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể đều giống nhau về thủ đoạn gian dối trong quá trình thực hiện tội phạm.
+ Tuy nhiên trong tội lừa dối khách hàng thủ đoạn gian dối chỉ diễn ra trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Là hành được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm.
+ Còn trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực tài chính ngân hàng, bán hàng đa cấp, bảo hiểm … Người phạm tội sẽ dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm và giao tài sản cho người đó để chiếm đoạt tài sản.
* Phân biệt Tội lừa dối khách hàng với Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 có dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn, là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Tội lừa dối khách hàng thể hiện qua hành vi gian dối, với các thủ đoạn như cố ý tính tiền sai, giao hàng sai số lượng… sẽ có hành vi gian lận trước khi giao dịch với khách hàng. Tội phạm này thường xảy ra trong các giao dịch mua bán trên nhiều lĩnh vực, gây nên thiệt hại ngay khi khách hàng nhận được đơn hàng.
+ Trong tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người phạm tội có được tài sản thông qua những giao dịch hợp pháp, sau khi có tài sản đã dùng một trong những thủ đoạn trong đó có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Tội phạm này thường diễn ra trong các hoạt động giao dịch vay mượn, cầm cố, thế chấp…
Trên đây là những quy định của pháp luật về tội lừa dối khách hàng. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các vấn đề thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!