Tạm hoãn hợp đồng là gì? Trong trường hợp nào thì được tạm hoãn hợp đồng? Tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và BHXH được tính như thế nào? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tạm hoãn hợp đồng cần được giải đáp, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để nhận các luật sư tư vấn luật lao động hỗ trợ miễn phí.
Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc các bên tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc do thoả thuận của cả 2 bên người sử dụng lao động và người lao động.
Khi thời gian tạm hoãn hợp đồng kết thúc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
– Nếu người lao động không đến đơn vị để tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động có thể chấm dứt theo quy định pháp luật.
– Trong trường hợp tạm hoãn thuộc trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ thì việc nhận lại người lao động phụ thuộc vào lỗi của người lao động và tính liên quan đến công việc trong quan hệ lao động. Nếu việc tạm giam liên quan đến quan hệ lao động và người lao động không có lỗi thì người sử dụng nhận họ trở lại làm việc cũ.
Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến tạm hoãn hợp đồng bao gồm: các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng; nghĩa vụ của các bên khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng; khi hoãn hợp đồng có được hưởng chế độ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội không,…Tất cả các quy định về tạm hoãn hợp đồng được đặt ra nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 2 bên trong quan hệ pháp luật, đặc biệt với đối tượng yếu thế là người lao động trong quan hệ lao động.
Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Anh Thanh Hà (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 30 tuổi và hiện tôi đang làm việc tại một công ty xuất khẩu thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tôi và công ty có ký kết hợp đồng không xác định thời hạn.
Tuần trước do có mâu thuẫn với hàng xóm mà chúng tôi đã xảy ra xung đột. Tôi đã làm người hàng xóm thương tích đến 15%. Do đó tôi đang bị tạm giam chờ xét xử. Tôi định xin tạm hoãn hợp đồng nhưng không biết tôi có thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng hay không. Sau khi hết thời gian tạm giam tôi có thể tiếp tục đi làm được không. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
> Luật sư giải đáp chi tiết những trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Thanh Hà, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về những trường hợp tạm hoãn hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Tạm hoãn hợp đồng được thực hiện trong 1 số trường hợp cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quan hệ pháp luật lao động. Khi bị rơi vào các trường hợp tạm hoãn hợp đồng, người lao động sẽ không bị chấm dứt hợp đồng, những quyền và lợi ích không bị mất đi mà được bảo lưu theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
– Người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
– Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc
– Người lao động là nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019
+ Người lao động là nữ đang mang thai trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi thì có người lao nữ có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động
+ Người lao động khi thực hiện thông báo tạm hoãn hợp đồng cho người sử dụng lao động thì phải có kèm theo giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc làm việc tiếp tục sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi
+ Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận với nhau về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
– Người lao động mà được bổ nhiệm vào làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Người lao động mà được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
– Người lao động mà được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
– Các trường hợp khác do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được hưởng các chế độ về tiền lương và quyền, lợi ích đã giao kết theo hợp đồng, trừ những trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có các quy định khác.
Như vậy, theo như bạn chia sẻ, bạn đang làm việc tại một công ty xuất khẩu thủy hải sản tại tỉnh Hà Nam và ký kết hợp đồng không xác định thời hạn với công ty. Tuy nhiên gần đây, bạn đã gây thương tích cho hàng xóm đến 15% và bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Do đó, bạn thuộc trường hợp được tạm hoãn hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về những trường hợp tạm hoãn hợp đồng. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về các trường hợp này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
>>Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Quy định mới nhất năm 2022
Nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn hợp đồng lao động
Chị Ngọc Lan (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:
Thua luật sư, tôi năm nay 35 tuổi và hiện tôi đang là chủ một công ty sản xuất thực phẩm tại Đà Nẵng. Công ty của tôi hiện có 30 lao động. Tháng trước, anh K – người lao động trong công ty tôi có thông báo phải đi nghĩa vụ quân sự và phải tạm hoãn hợp đồng. Tuy nhiên, anh K giữ vị trí khá quan trọng trong công ty của tôi, việc tạm ngừng công việc sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động của công ty.
Hợp đồng của công ty với anh K là hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên tôi không biết là tôi có thể tuyển người khác thay thế hẳn vị trí đó hay không? Nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn hợp đồng như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
> Luật sư tư vấn nhanh chóng nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Ngọc Lan. Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn bạn tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho các luật sư của chúng tôi. Với câu hỏi về nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Tạm hoãn hợp đồng đồng nghĩa với việc tạm hoãn việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, nghĩa vụ của các bên sẽ không chấm dứt như khi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng, các bên vẫn bị ràng buộc các quyền và nghĩa vụ.
Sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng, Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng, người lao động cần phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận người lao động quay trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ những trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận hoặc pháp luật có các quy định khác.
Ngoài ra quy định về tạm hoãn hợp đồng còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
– Trong trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn theo quy định thì người lao động cần thỏa thuận lại với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt tại nơi làm việc
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cho người lao động làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết
– Trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên phải thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, anh K đã ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty của bạn, tuy nhiên gần đây anh K phải đi nghĩa vụ quân sự. Trường hợp này của anh K thuộc trường hợp được tạm hoãn hợp đồng.
Do đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
– Anh K phải có mặt tại công ty và bạn phải nhận anh K trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.
– Từ thời điểm anh K đi nghĩa vụ, bạn có thể cử người thay thế vị trí của anh K. Tuy nhiên, bạn không thể cho người đó thay thế hẳn do vẫn ràng buộc hợp đồng lao động với anh K.
– Trừ trường hợp bạn và anh K có thỏa thuận khác, ví dụ anh K và bạn đều thống nhất không tiếp tục thực hiện hợp đồng khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng. Bạn có thể chuyển giao vị trí đó cho người khác đảm nhận.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn hợp đồng. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải quyết được vướng mắc của bạn. Nếu bạn vẫn còn băn khoản về tạm hoãn hợp đồng và nghĩa vụ của các bên, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
>> Xem thêm: Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?
Chị Mai Anh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 29 tuổi và hiện tôi đang là người lao động thuộc công ty TNHH SVM. Hiện tại tôi đang mang thai đến tháng thứ ba. Tuy nhiên sức khỏe của tôi không được tốt, bác sĩ nói rằng nếu tôi tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tình trạng sức khỏe của tôi có xác nhận của Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này. Do đó, tôi đã xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: khi tôi tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì tôi có được đóng bảo hiểm xã hội hay không? Nếu có thì chế độ lương và BHXH được tính như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>> Luật sư giải đáp miễn phí về chế độ lương và bảo hiểm xã hội khi tạm hoãn hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Mai Anh, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của chúng tôi. Về vấn đề khi tạm hoãn hợp đồng, chế độ lương và BHXH được tính như thế nào, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế quy định về quản lý đối tượng như sau:
– Người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động đã giao kết đầu tiên, đóng tiền BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng tiền BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
– Người lao động mà làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm trường hợp người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì sẽ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN dựa vào tiền lương ghi trong HĐLĐ.
– Đơn vị mà được tạm dừng thực hiện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Khi hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị sẽ tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đơn vị đã đăng ký và đóng bù cho khoảng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù sẽ không bị tính lãi chậm đóng.
– Trong thời gian được tạm dừng đóng, trường hợp nếu có người lao động mà nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
– Người lao động mà không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ không được đóng BHXH tháng đó. Thời gian này cũng không được tính để hưởng BHXH
Như vậy, đối với trường hợp tạm hoãn hợp đồng thì trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ không được nhận tiền lương và các chế độ chính sách khác theo hợp đồng lao động đã ký kết.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ không đóng BHXH tháng đó. Do đó, trường hợp tạm hoãn hợp đồng trong vòng 14 ngày làm việc trở lên thì sẽ không được đóng BHXH.
Như vậy theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đang mang bầu tháng thứ 3 và có giấy xác nhận của Bệnh viện Bạch Mai về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, bạn thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng theo quy định pháp luật.
Khi bạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng, bạn sẽ không được nhận tiền lương và các chế độ chính sách khác theo hợp đồng lao động đã ký kết. Đồng thời bạn cũng sẽ không được công ty đóng BHXH nếu bạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng từ 14 ngày trở lên.
Trên đây là giải đáp của luật sư về chế độ lương và bảo hiểm xã hội khi tạm hoãn hợp đồng. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn từ luật sư.
>> Xem thêm: Chế độ tai nạn lao động theo quy định pháp luật năm 2022
Trách nhiệm, xử phạt vi phạm khi người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc
Anh Hải Đăng (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi năm nay 34 tuổi và hiện đang làm việc tại một công ty giải pháp phần mềm tại Hà Nam. Tôi đang rất bức xúc và lo lắng về hành vi bên phía công ty tôi.
Tôi đã tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo đúng quy định pháp luật do phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi tôi trở về và mong muốn được tiếp tục đi làm thì công ty lại chấm dứt hợp đồng với tôi. Mặc dù, trước đó công ty và tôi không có bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng khi tôi đi nghĩa vụ.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: công ty tôi làm như vậy là đúng hay sai? Trách nhiệm, xử phạt vi phạm khi người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng không nhận lại người lao động trở lại làm việc là gì? Tôi xin cảm ơn.
>> Luật sư giải đáp về trách nhiệm, xử phạt vi phạm người sử dụng lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng không nhận người lao động làm việc. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Hải Đăng. Chúng tôi rất cảm ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trên thực tế, khi tạm hoãn hợp đồng, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động viện các lý do để từ chối không nhận người lao động vào làm việc mà tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Theo Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động cần phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận người lao động quay trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ những trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận hoặc pháp luật có các quy định khác.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động mà thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định dựa theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do phía người sử dụng lao động ban hành nhưng người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi mà có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà đã điều trị trong 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc trường hợp đã điều trị trong 6 tháng liên tục đối với người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc đã quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với những người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà tình trạng khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi tình trạng sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động
– Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, các dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm tất cả các biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019
– Người lao động mà đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019 trừ những trường hợp các bên có có thỏa thuận khác
– Người lao động mà có hành vi tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên
– Trường hợp người lao động mà cung cấp không trung thực những thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019 khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động mà làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Như vậy, theo quy định pháp luật, nếu người lao động không đến nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (trừ trường hợp 2 bên giữa công ty và người lao động có thỏa thuận khác, ví dụ như kéo dài thời hạn người lao động quay lại làm việc.
Theo Điều 1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
– Có hành vi bố trí người lao động làm việc ở nơi khác với nơi làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019
– Người sử dụng lao động mà không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
– Người sử dụng lao động mà chuyển người lao động làm các công việc khác so với hợp đồng lao động đã giao kết không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Có sự khác nhau về mức phạt đối với cá nhân và tổ chức. Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn thì công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6 – 14 triệu đồng.
Trong trường hợp khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng, người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc thì người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng các cách thức sau:
– Thứ nhất, bằng cách yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019, các tranh chấp lao động phải thông qua hòa giải cơ sở trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Tuy nhiên trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không nhận người lao động vào làm sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng thì không cần phải tiến hành hòa giải của hòa giải viên. Theo đó trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.
Trong thời gian là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp. Kể từ ngày được thành lập thì Ban trọng tài phải tiến hành xem xét, giải quyết và ra quyết định giải quyết tranh chấp gửi tới các bên trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp Ban trọng tài không được thành lập hay không ra được quyết định giải quyết tranh chấp hay đã ra quyết định giải quyết tranh chấp mà có bên không thực hiện thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.
– Thứ hai, khởi kiện ra Tòa án nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019, ngoài yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết các tranh chấp thì các bên còn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tiến hành hòa giải.
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, kể từ ngày người lao động tiến hành nộp đơn khởi kiện thì trong thời hạn 3 ngày Chánh án phải phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong 5 ngày Thẩm phán phải xem xét có tiến hành thụ lý vụ án hay không.
Theo quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015, khi đơn khởi kiện đã được thụ lý thì trong thời hạn 02 tháng có thể kéo dài thêm 01 tháng nếu xét thấy vụ án phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
+ Đưa vụ án ra xét xử: Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tiến hành mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này sẽ kéo dài là 02 tháng.
Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp, các luật sư xin tư vấn như sau:
– Thứ nhất, sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, trong thời hạn 15 ngày, bạn có đến công ty hay không?
+ Nếu bạn đến không đúng thời hạn thì phía công ty hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật
+ Nếu bạn đến đúng thời hạn: công ty phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác. Khi đó nếu công ty không nhận chị trở lại làm việc theo đúng quy định, công ty đã vi phạm nghĩa vụ khi tạm hoãn hợp đồng. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là giải đáp của luật sư về trách nhiệm, xử phạt vi phạm đối với người sử dụng lao động kjhi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng không nhận người lao động trở lại làm việc. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Một số câu hỏi liên quan đến tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm dừng việc do cách ly là tạm hoãn hợp đồng lao động?
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều NLĐ băn khoăn trong thời gian giãn cách xã hội hoặc bị cách ly y tế thì có được coi là tạm hoãn hợp đồng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng thì tạm dừng công việc do cách ly không thuộc các trường hợp tạm hoãn hợp đồng nhưng thuộc khoản tùy nghi của Điều luật. Đó là trong trường hợp người sử dụng lao động và NLĐ có thỏa thuận về việc tạm dừng việc do cách ly thì tạm dừng việc do cách ly sẽ thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
Hỗ trợ tiền Covid-19 khi người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do thuộc một trong các trường hợp sau:
– Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
– Do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về tạm hoãn hợp đồng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tạm hoãn hợp đồng và các vấn đề về liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tạm hoãn hợp đồng, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.