Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? [cập nhật 2022]

Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Vậy dân quân tự vệ là gì? Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? Các trường hợp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự là gì? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả các vướng mắc về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ tư vấn miễn phí.

di-dan-quan-co-phai-di-nghia-vu-khong

 

Dân quân tự vệ là gì?

 

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết thủ tục xin tham gia dân quân tự vệ. Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019, dân quân tự vệ được hiểu cơ bản là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly công tác, sản xuất. Dân quân tự vệ được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ chính là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, dân quân tự vệ có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản, tính mạng của nhân dân, tài sản của cơ quan, cơ sở, tổ chức ở địa phương. Bên cạnh đó, dân quân tự vệ có chức năng làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở cơ sở, địa phương khi có chiến tranh xảy ra.

>> Xem thêm: Cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ 2022? [Mới nhất]

Nghĩa vụ quân sự là gì?

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự. Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ trong ngạch dự bị và phục vụ tại ngũ của Quân đội nhân dân.

>> Xem thêm: Tội trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào theo pháp luật?

Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không?

 

Anh Mạnh Tiến (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 22 tuổi, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc ở thành phố Thanh Hóa. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Đầu năm 2022, tôi đã đăng ký tham gia dân quân tự vệ ở địa phương. Hiện nay, tôi thấy địa phương đang có thông báo đi khám nghĩa vụ quân sự. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi đang là dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

Trả lời:

Xin chào Mạnh Tiến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Về câu hỏi đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không,chúng tôi xin giải đáp như sau:

Mỗi chúng ta đều biết rằng, nhiệm vụ tham gia bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự được xem là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, với quê hương. Đất nước ta tuy đã giành được hoà bình dân tộc, nhân dân được hưởng hạnh phúc, ấm no nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn rình mò, ngày đêm tìm cách chống phá.

Cũng chính bởi vì nguyên nhân này mà để nhằm mục đích góp phần bảo vệ Tổ quốc, mỗi công dân chúng ta khi tham gia nghĩa vụ quân sự cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả này.

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 1981 thì văn bản pháp luật này đã không đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề tham gia nghĩa vụ trong trường hợp tham gia dân quân tự vệ. Tuy nhiên căn cứ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 (áp dụng từ 01/01/2016) đã quy định nội dung cụ thể như sau:

“4. Công dân thuộc một trong những trường hợp dưới đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, viên chức, công chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trung cấp tình nguyện phục vụ tại các đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.”

Như vậy, có thể thấy rõ rằng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc các chủ thể tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc ta, trong đó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn luôn luôn đi đầu và hình ảnh này vẫn được xem là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam học tập và noi theo.

Mỗi thanh niên chúng ta khi tham gia vào việc thực hiện nghĩa vụ quân sự khi lên đường nhập ngũ vừa là niềm nghĩa vụ, vừa là vinh dự, đồng thời cũng trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Nếu như các chủ thể thuộc đối tượng này là dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành tốt nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì công dân đó được miễn đi nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu như công dân thuộc trường hợp đi dân quân thường trực có ít nhất là 24 tháng phục vụ thì sẽ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.

Lưu ý rằng, theo quy định pháp luật hiện hành trong giai đoạn hiện nay thì thẩm quyền quyết định việc công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự của công dân thuộc về Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, chủ thể là người đứng đầu tổ chức, cơ quan.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia đăng ký dân quân tự vệ và nếu bạn hoàn thành tốt các quy định nêu trên thì bạn sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ về các quy định của pháp luật về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline  1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời.

di-dan-quan-co-phai-di-nghia-vu-khong

 

>> Xem thêm: Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu – Độ tuổi tham gia NVQS năm 2022

Xin đi dân quân tự vệ thay nghĩa vụ được không?

 

>> Xin đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Việc đăng ký dân quân tự vệ hay nghĩa vụ quân sự trước hay sau phụ thuộc vào việc tổ chức đăng ký dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức.

Nếu như công dân đã đủ sức khỏe đăng ký đi nghĩa vụ quân sự thì công dân vẫn có thể đăng ký đi dân quân tự vệ và ngược lại. Và nếu như công dân đăng ký đồng thời và tham gia dân quân tự vệ trước thì khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân dưới tư cách dân quân tự vệ nòng cốt và có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì sẽ được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:

“3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

4. Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành tốt nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó đã có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;”

Với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân hoàn toàn có thể tham gia dân quân tự vệ thay cho việc nhập ngũ. Để được luật sư giải đáp kỹ càng và chi tiết hơn về vấn đề này, hãy nhấc máy gọi ngay 1900.6174.

Các trường hợp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết các trường hợp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Gọi ngay 1900.6174

Nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn hiện nay vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền của công dân. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng đề ra một vài trường hợp công dân được miễn nghĩa vụ quân sự. Cụ thể được ghi nhận tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:

– Các chủ thể là những công chức, viên chức, cán bộ, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc, công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành từ 24 tháng trở lên;

– Các chủ thể là con của thương binh hạng một, con của liệt sĩ;

– Các chủ thể là một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên, một con của thương binh hạng hai;

– Các chủ thể là một em hoặc một anh trai của liệt sĩ;

– Các chủ thể là người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

Lưu ý rằng các chủ thể này là những công dân thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ hoặc được tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì sẽ được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ như bình thường.

Trong giai đoạn hiện nay thì đối với danh sách công dân thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ, được tạm hoãn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định.

Tuy nhiên, những thông tin được nêu trên về cơ bản mới chỉ là những vấn đề cơ bản nhất được nêu ra. Những năm trở lại đây, chúng ta thấy được rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình tuyển quân, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 trên thực tế sẽ có nhiều ảnh hưởng. Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới và căn cứ cụ thể trên tình hình thực tế của địa phương.

Mỗi công dân Việt Nam ta đều nhận thức được rằng, ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước để lại. Do đó, mỗi thanh niên Việt Nam chúng ta đều phải luôn sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự. Đây chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, một số bạn trẻ vẫn chưa hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ, của mình, tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây cũng chính là một trong số những điều đáng buồn, đi ngược lại với quan điểm của đất nước Việt Nam, cụ thể đó là quan điểm “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối với hành vi các chủ thể chống đối, trốn tránh, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất vụ việc, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng chính bởi vì nguyên nhân này, mỗi công dân chúng ta được sinh ra trên mảnh đất này đều nên có thái độ đúng đắn, sự nhìn nhận và thực hiện việc tham gia nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bảo vệ Tổ quốc luôn luôn được đánh giá chính là nhiệm vụ cao quý, thiêng liêng nhất, mỗi thanh niên chúng ta đều phải lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Đây thực chất không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà trên hết đó là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam nhằm góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có thể bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

di-dan-quan-co-phai-di-nghia-vu-khong-cac-truong-hop-khong-phai-di-nvqs

 

>> Xem thêm: Điều kiện không đạt – rớt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2022

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề đi dân quân có phải đi nghĩa vụ không? Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp bạn còn điều gì vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.