Tại ngoại là cụm từ thường xuất hiện trong các vụ án hình sự. Vậy tại ngoại là gì? Điều kiện được tại ngoại khi đã bị khởi tố là gì? Trình tự, thủ tục xin tại ngoại nhanh chóng như thế nào? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có câu hỏi cần được giải đáp, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tại ngoại là gì?
Ông Nguyễn Tiến Bình (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Tên tôi là Nguyễn Tiến Bình, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư tư vấn.
Tôi hiện đang có một đứa con trai, nó bị bắt và tạm giam vì tội đánh bạc, đã có quyết định khởi tố và tạm giam để điều tra và xét xử. Tôi nghe đồng nghiệp nói rằng con trai tôi vẫn có thể được tại ngoại khi bị khởi tố. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tại ngoại là gì? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư giải đáp chi tiết tại ngoại là gì. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào ông Bình, cảm ơn ông đã tin tưởng và gửi vướng mắc đến cho đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Về vấn đề tại ngoại là gì, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Khi một người có quyết định khởi tố bị can của Viện Kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ thực hiện việc tiến hành tạm giam bị can để tiếp tục thực hiện các thủ tục theo trình tự, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi gây nguy hiểm khác cho xã hội. Tuy vậy, trong một số trường hợp căn cứ vào mức độ nguy hiểm của người đó mà cơ quan điều tra có thể xem xét không tạm giam người này, đây chính là hình thức tại ngoại.
Từ đó có thể hiểu rằng, tại ngoại là hình thức áp dụng với bị can trong tình trạng bị can, bị cáo không bị tạm giam, tạm giữ trong thời gian diễn ra quá trình điều tra, xét xử.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có một số điều quy định về các hình thức của tại ngoại đối với bị can, bị can trong thời gian điều tra, xét xử như sau:
– Tại điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về Bảo lĩnh.
– Tại điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về biện pháp đặt tiền để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế cho hình thức tạm giam.
“Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.”
– Tại điều 123 Bộ luật này, quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là một biện pháp dùng ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Qua những căn cứ nêu trên, chúng ta có thể biết rằng hình thức để được tại ngoại đối người phạm tội có thể là bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tuy nhiên, tại ngoại chỉ là hình thức không phải chịu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong quá trình điều tra, xét xử của người phạm tội. Tuy nhiên khi có lệnh triệu tập, bản án quyết định tuyên là có tội của Cơ quan điều tra, Tòa án thì người đó vẫn phải chịu hình phạt, tuyên án theo quy định của pháp luật.
Với những giải đáp nêu trên chúng tôi mong rằng ông Bình đã hiểu được tại ngoại là gì và các hình thức để người phạm tội được tại ngoại. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất.
>> Xem thêm: Tạm giam là gì? Các trường hợp bị tạm giam theo quy định
Điều kiện được tại ngoại khi đã bị khởi tố
Bà Phạm Thị Thúy Nga (Quảng Trị) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Tên tôi là Phạm Thị Thúy Nga và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Quảng Trị. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của luật sư.
Hiện nay, tôi có biết rằng trong khi bị can, bị cáo bị bắt thì ngoài hình thức tạm giam, những người phạm tội còn có thể chịu hình thức khác đó là tại ngoại. Vậy luật sư cho tôi hỏi điều kiện được tại ngoại khi đã bị khởi tố là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư giải đáp miễn phí về điều kiện được tại ngoại là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bà Nga, cảm ơn bà đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của chúng tôi. Về các điều kiện để được tại ngoại khi bị khởi tố vụ án hình sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Dựa trên các quy định về biện pháp ngăn chặn trong Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 nêu ra thì để được tại ngoại, bị can, bị cáo phải đáp ứng trong số các điều kiện sau:
Thứ nhất, bị can, bị cáo không thuộc các trường hợp quy định bị tạm giam tại Điều 119 Luật này quy định:
– Tạm giam đối với các trường hợp phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
– Tạm giam còn áp dụng với các trường hợp dưới đây:
+ Đã áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng lại vi phạm
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn
+ Tiếp tục hoặc có hiệu tiếp tục phạm tội
+ Có một trong số hành vi gian dối, mua chuộc, đe dọa … đối với nhân chứng, nhân thân của họ.
+ Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam thì sẽ gây nguy hại đến an ninh của quốc gia.
– Tạm giam còn có thể áp dụng với những bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng nếu tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, bị bắt theo quyết định truy nã.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 4 Điều 119 Luật này ngoại trừ biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng trừ các hành vi quy định khoản 1, 2, 3 cùng Điều Luật này.
Thêm vào đó sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra có thế cho bị can được tại ngoại (được tại ngoại từ đầu). Đối với bị can, bị cáo đã bị tạm giam, nếu xét thấy không còn cần thiết phải áp dụng biện pháp đó nữa thì Viện kiểm sát, Toà án tùy theo từng giai đoạn tố tụng quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam, cho bị can, bị cáo được tại ngoại hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Nếu người phạm tội đáp ứng được các yêu cầu trên thì thân nhân của họ có quyền được xin áp dụng các biện pháp ngăn chặn được coi là tại ngoại thay thế tạm giam như là bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trên đây là giải đáp về điều kiện được tại ngoại khi đã bị khởi tố của Tổng đài pháp luật. Hy vọng rằng với những giải đáp của chúng tôi, bà Nga đã có thể căn cứ vào những điều kiện được tại ngoại phù hợp với nhân thân. Nếu bà Nga hay bất cứ người dân nào vẫn chưa hiểu rõ về các điều kiện này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Bảo lãnh là gì? Chủ thể, đối tượng, phạm vi của bảo lãnh [2022]
Trình tự, thủ tục xin tại ngoại nhanh chóng
Ông Nông Văn Đức (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Tôi năm nay 40 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của luật sư.
Gia đình anh tôi có một người con rể, nó bị bắt vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy, hiện đã bị bắt và tạm giam. Theo tôi được hiểu là nếu phạm tội lần đầu thì thân nhân có thể xin cơ quan chức năng cho phép người phạm tội được tại ngoại.
Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: trình tự và thủ tục xin xin tại ngoại như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục xin tại ngoại nhanh chóng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào ông Đức. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi mà ông đưa ra về vấn đề trình tự, thủ tục tại ngoại nhanh chóng. Để ông hiểu rõ về thủ tục này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước tiên căn cứ theo Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về bảo lĩnh tại ngoại thì cần chuẩn bị hồ sơ xin bảo lĩnh:
Người thực hiện thủ tục bảo lĩnh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy cam đoan của người bảo lĩnh. Trường hợp là cơ quan, tổ chức thì phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.
– Giấy cam đoan của bị can, bị cáo về việc thực hiện đúng các nghĩa vụ.
Tiếp đến là thủ tục xin bảo lĩnh. Người thực hiện thủ tục xin bảo lĩnh cần phải thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:
– Bước 1: Người bảo lĩnh và bị can, bị cáo viết giấy cam đoan, trong trường hợp cần phải xác nhận thông tin thì tiến hành các bước xác nhận.
– Bước 2: Nộp giấy cam đoan này cho cơ quan có thẩm quyền.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện của người bảo lĩnh và bị can, bị cáo, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định bảo lĩnh.
– Bước 4: Nhận giấy quyết định bảo lĩnh tại nơi đang tạm giam bị can, bị cáo để được tại ngoại.
Với những giải đáp trên chúng tôi mong ông đã nắm được hồ sơ và thủ tục xin tại ngoại để làm việc với cơ quan có thẩm quyền làm việc để xin bảo lĩnh.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi hồ sơ, thủ tục tại ngoại là gì, thực hiện như thế nào. Nếu bạn chưa rõ về thủ tục này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết miễn phí.
>> Xem thêm: Tội phạm rất nghiêm trọng phạt bao nhiêu năm tù? [cập nhật 2022]
Muốn xin tại ngoại phải thông qua cơ quan thẩm quyền nào?
Chị Nguyễn Thị Lợi (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Tên tôi là Nguyễn Thị Lợi, hiện đang sinh sống tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tôi nghe nói rằng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng thì được phép xin tại ngoại trừ trường hợp có giấy triệu tập làm tại ngoại thì có thể đến cơ quan gửi giấy. Vậy tôi muốn hỏi là muốn xin tại ngoại thì cần phải thông qua cơ quan thẩm quyền nào? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Muốn xin tại ngoại phải thông qua cơ quan thẩm quyền nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến cho các luật sư của chúng tôi. Về vấn đề muốn xin tại ngoại phải thông qua cơ quan thẩm quyền nào, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Thông qua các biện pháp ngăn chặn quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự, để có thể xin tại ngoại thì bị cáo, bị can hoặc người thân có thể thông qua các cơ quan có thẩm quyền sau:
– Bão lĩnh: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh (khoản 4 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
– Đặt tiền đảm bảo: Thẩm phán của chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm (khoản 3 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
– Cấm đi khỏi nơi cư trú: Những người có thẩm quyền quy định tại Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn các hình thức tại ngoại trước khi được thi hành.
Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn yêu cầu tại ngoại. Mọi thắc mắc của bạn về tại ngoại là gì và các vướng mắc xoay quanh, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ luật sư.
>> Xem thêm: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Ví dụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề tại ngoại là gì
Thủ tục cho tại ngoại đối với bị can trong vụ án hình sự
Bác Nguyễn Tuấn Tú (Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Tôi năm nay 50 tuổi và hiện đang sinh sống tại Thái Nguyên. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư giải đáp.
Tôi muốn hỏi rằng con tôi phạm tội trộm cắp tài sản bị công an điều tra và khởi tố ngày 09/08/2022, tuy nhiên con tôi không bị tạm giam. Cụ thể hành vi phạm tội là con tôi ăn trộm một chiếc điện thoại trị giá 2 triệu 250 nghìn. Đến ngày 13/10/2022 con nhận được giấy triệu tập của Tòa án để đến làm thủ tục cho bị cáo tại ngoại. Vậy tôi muốn hỏi làm thủ tục như thế nào, ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Thủ tục cho tại ngoại đối với bị can trong vụ án hình sự như thế nào. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác Tú. Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật. Về thủ tục cho tại ngoại đối với bị can trong vụ án hình sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo những gì bác đã trình bày thì con bác không phải chịu biện pháp tạm giam, tạm giữ và được tại ngoại. Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có rất nhiều biện pháp ngăn chặn được Tòa án áp dụng.
Theo Khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Như vậy, Tòa án mời gia đình bác lên để thực hiện thủ tục bảo lĩnh cho con. Thủ tục bảo lĩnh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Để làm thủ tục bảo lĩnh cho con, gia đình có thể chọn cử ra 2 người thân thích để đứng ra làm thủ tục bảo lĩnh. Những người được chọn này phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phải đến chính quyền địa phương nơi đang cư trú xin xác nhận về việc bảo lĩnh. Khi làm thủ tục bảo lĩnh, nhân thân làm bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy với phần giải đáp trên đây của Tổng đài pháp luật về thủ tục cho tại ngoại đối với bị can trong vụ án hình sự, bác và gia đình đã hiểu rõ hơn về thủ tục này để giải quyết tốt nhất về vấn đề pháp lý phát sinh. Bên cạnh đó, nếu bác và độc giả còn có bất kỳ thắc mắc nào về tại ngoại là gì và các tình huống xoay quanh, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
>> Xem thêm: Phạm tội nhiều lần là gì? Phân biệt với các tình tiết khác
Được tại ngoại có phải đã trắng án?
Bác Nguyễn Văn Hồng (Hòa Bình) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi năm nay 55 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Vào tháng 8/2022, con tôi đã bị bắt vì tội trộm cắp tài sản và đã làm xong thủ tục xin tại ngoại. Đến nay tôi vẫn chưa nhận được thông báo nào từ cơ quan điều tra và Tòa án về vụ việc trên. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: con tôi được tại ngoại vậy thì có được xem là đã trắng án không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư giải đáp vấn đề được tại ngoại có phải đã trắng án không? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác Hồng. Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bác đã quan tâm và gửi vướng mắc đến cho đội ngũ luật sư của chúng tôi.
Có thể nói đây là vấn đề mà nhiều người chưa hiểu rõ về tại ngoại nên thường cho rằng tại ngoại tức là trắng án. Nhưng không, bởi vì tại ngoại được xem là người phạm tội chịu hình thức ngăn chặn thay thế tạm giam. Những đối tượng sau khi tại ngoại khi có triệu tập của cơ quan điều tra và tòa án vẫn phải có mặt để hợp tác điều tra, xét xử.
Với những giải đáp trên, chúng tôi mong rằng bác đã có cách hiểu chính xác hơn về tại ngoại. Nếu bác cũng như các độc giả có câu hỏi nào về tại ngoại và các vấn đề liên quan xoay quanh, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Xóa án tích được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành?
Bài viết trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tại ngoại là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã hiểu biết thêm về tại ngoại, các điều kiện để được tại ngoại và hồ sơ, thủ tục xin tại ngoại nhanh chóng. Mọi thắc mắc của bạn về tại ngoại và các tình huống liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.