Tranh chấp lao động là gì? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động [2022]

Tranh chấp lao động là vấn đề xảy ra thường xuyên tại nơi làm việc. Tranh chấp lao động xảy ra chủ yếu do xung đột về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy, tranh chấp lao động là gì? Có các loại tranh chấp lao động nào? Các nguyên tắc để giải quyết tranh chấp lao động là gì? Tất cả các thắc mắc nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu các bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý nào về tranh chấp lao động, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn luật lao động hỗ trợ miễn phí.

tranh-chap-lao-dong-la-gi

 

Tranh chấp lao động là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết về tranh chấp lao động. Gọi ngay 1900.6174

Các tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động hay với tập thể người lao động xảy ra thường xuyên ở nơi làm việc. Các tranh chấp này đa phần phát sinh khi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như các vấn đề về tiền lương, việc làm, điều kiện lao động, kỷ luật lao động…

Dựa theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động như sau:

Tranh chấp lao động là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình tiến hành xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; các tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Trên đây là giải đáp của luật sư về tranh chấp lao động. Mọi thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Kỷ luật lao động là gì? Các hình thức kỷ luật lao động?

Các loại tranh chấp lao động

 

> Luật sư tư vấn miễn phí về các loại tranh chấp lao động. Gọi ngay 1900.6174

Các tranh chấp lao động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Để có thể giải quyết các tranh chấp lao động đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật, đảm bảo đúng lợi ích của các bên cần có sự phân loại rõ ràng các tranh chấp này. Tùy vào căn cứ phân loại mà tranh chấp lao động được chia thành các loại khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ vào quy mô của tranh chấp

Dựa vào quy mô của tranh chấp, tranh chấp lao động có thể phân loại thành 2 loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

– Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa:

+ Người lao động với người sử dụng lao động;

+ Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp cá nhân, tổ chức công đoàn thường chỉ tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích chứ không phải với tham gia tư cách người đại diện cho một trong các bên tranh chấp.

Tranh chấp lao động cá nhân thường mang tính đơn lẻ, riêng rẽ, không có tính tổ chức chặt chẽ nên chỉ có tác động hạn chế đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phát sinh trong các trường hợp sau:

+ Khi có sự khác nhau trong việc các bên hiểu và thực hiện các quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác

+ Khi có sự khác nhau trong việc các bên hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động

+ Khi người sử dụng lao động có các hành vi phân biệt đối xử đối với những người lao động, các thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì những lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; thực hiện can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Thứ hai, căn cứ vào tính chất của tranh chấp:

Dựa vào tính chất của tranh chấp có thể phân thành 2 loại: tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích.

– Tranh chấp lao động về quyền: là các tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp này phát sinh từ việc giải thích và có sự thực hiện khác nhau về các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

– Tranh chấp lao động về lợi ích: là các tranh chấp lao động phát sinh khi tập thể lao động có các yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, các thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Nội dung tư vấn trên là các loại tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp bạn có bất kỳ khó khăn nào trong phân loại tranh chấp lao động, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn thông qua hotline 1900.6174 nhanh chóng, chính xác nhất.

cac-loai-tranh-chap-lao-dong-la-gi

 

>> Xem thêm: Phụ cấp độc hại đối với các ngành nghề như thế nào?

Đặc điểm của tranh chấp lao động

 

> Đặc điểm của tranh chấp lao động là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí. 

Tranh chấp lao động có điểm gì khác so với các dạng tranh chấp khác? Quan hệ lao động được xác lập, thay đổi, phát sinh giữa các chủ thể, trong đó có người lao động – đối tượng yếu thế trong xã hội. Vậy nên, các quan hệ pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật này cũng có những điểm khác biệt. Các tranh chấp lao động phát sinh cũng có những đặc điểm riêng khác với các quan hệ có sự tương xứng khác như quan hệ pháp luật dân sự,..

Các tranh chấp lao động có những đặc điểm cụ thể sau:

– Tranh chấp lao động luôn là những tranh chấp có nguồn gốc phát sinh khi các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật lao động.

– Tranh chấp lao động không chỉ gồm những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động mà còn gồm cả những tranh chấp về lợi ích giữa hai bên chủ thể. Tranh chấp lao động có thể phát sinh ngay cả khi không có vi phạm pháp luật.

– Tranh chấp lao động là loại tranh chấp mà tính chất và mức độ của tranh chấp dựa vào quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể (ví dụ như tranh chấp lao động tập thể khác tranh chấp cá nhân)

– Tranh chấp lao động là loại tranh chấp mà có tác động trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và gia đình người lao động. Khi các tranh chấp trở nên căng thẳng, phức tạp, quy mô lớn còn có ảnh hưởng đến an ninh và trật tự công cộng cũng như đời sống kinh tế chính trị toàn xã hội.

Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp các thông tin về đặc điểm của tranh chấp lao động. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp tận tình.

>> Xem thêm: Gia hạn hợp đồng lao động – Trường hợp được gia hạn HĐLĐ

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

 

> Luật sư giải đáp chi tiết các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Gọi ngay 1900.6174

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động đóng vai trò là “sợi chỉ đỏ” mang tư tưởng chỉ đạo, định hướng cơ bản, xuyên suốt trong quá trình giải quyết tranh chấp đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định cụ thể tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Nguyên tắc 1: Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động:

Các bên liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp lao động có quyền tự định đoạt thông qua tiến hành thương lượng với nhau. Khi các bên đưa ra được quan điểm chung về vấn đề tranh chấp và có sự thống nhất ý chính thì các bên đã thương lượng thành công.

– Nguyên tắc 2: Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Các bên tranh chấp có thể giải quyết các tranh chấp dựa vào bên thứ ba: hòa giải viên lao động hay trọng tài. Khi tiến hành giải quyết thông qua bên thứ ba, các tranh chấp của các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc có thể được giải quyết, thống nhất và công nhận ý chí chung giữa các bên. Những thỏa thuận, lợi ích và ý chí chung được thống nhất không được trái với pháp luật hay vi phạm đạo đức xã hội, không làm tổn hại đến Nhà nước, lợi ích chung của xã hội.

– Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật

Vấn đề về việc công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật là nguyên tắc được đặt ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ tại giải quyết tranh chấp lao động. Qua đó, đây là vấn đề quan trọng và được lưu ý rất nhiều.

– Nguyên tắc 4: Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Các bên được bảo đảm tham gia đầy đủ vào toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp lao động hoặc có thể ủy quyền cho đại diện để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của chính mình.

– Nguyên tắc 5: Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Trên đây là các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động mà Tổng Đài Pháp Luật cung cấp. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào, đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư.

nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-la-gi

 

>> Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì? – Các hình thức giao kết hợp đồng [2022]

Tranh chấp lao động cá nhân

 

Thẩm quyền và biện pháp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

 

Anh Phương Nam (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc về luật lao động mong được luật sư giải đáp.

Tôi có ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn tại Công ty A từ ngày 05/03/2021. Thời hạn hợp đồng là 2 năm với mức lương 25.000.000 đồng/tháng. Vì tình hình tài chính công ty, kinh doanh không có lãi nên công ty tiến hành cắt giảm nhân sự. Tháng 9/2022, công ty X ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi.

Tuy nhiên, công ty chưa trả lương cho tôi tháng 8 và những ngày làm việc của tháng 9. Mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu công ty trả lương nhưng công ty luôn trì hoãn trả lương cho tôi. Bây giờ đã là tháng 11 rồi, tôi vẫn chưa nhận được lương. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi phải làm thế nào để đòi lại tiền lương của mình? Tôi có thể khởi kiện công ty ra Tòa án để đòi tiền lương không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Thẩm quyền và biện pháp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Phương Nam. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp nhận lương.

– Người sử dụng lao động không được phép hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động thực hiện việc chi tiêu lương vào các việc mua hàng hóa, sử dụng các dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của các đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Bên cạnh đó, theo Điều 96 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, theo Điều 97 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định người sử dụng lao động được phép chậm trả lương không quá 30 ngày nếu có lý do chính đáng và đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động 1 khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Thực tế hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn gặp nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Do đó, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân là hết sức cần thiết để đảm bảo lợi ích của các bên tranh chấp.

Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật lao động 2019, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

– Hòa giải viên lao động

– Hội đồng trọng tài lao động

– Tòa án nhân dân.

Thứ nhất, hòa giải viên lao động

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.

Để trở thành hòa giải viên lao động cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, như: là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 3 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Cá nhân phải tiến hành thực hiện thương lượng, hòa giải tại Hòa giải viên lao động trước khi tiến hành yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết các tranh chấp trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải sau đây:

+ Các tranh chấp về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi các bên chấm dứt hợp đồng lao động

+ Các tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Các tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo các quy định pháp luật.

+ Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Các tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trong thời hạn quy định là 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành thương lượng để giải quyết tranh chấp.

+ Nếu các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành cần phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

+ Nếu các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên có thể xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải mà Hòa giải viên đưa ra thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành cần phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

+ Nếu phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành cần phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

+ Nếu hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Thứ 2, hội đồng trọng tài lao động

Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, theo đó:

+ Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp sẽ có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải không thành. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

(Trừ các trường hợp hết thời hạn theo quy định là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn theo quy định là 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết).

+ Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ ba, tòa án nhân dân

Theo các quy định nêu trên, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động khi các bên có yêu cầu trong các trường hợp sau:

Giai đoạn hòa giải:

+ Khi các tranh chấp không thuộc trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải;

+ Khi hết thời hạn hòa giải: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

+ Trường hợp hòa giải không thành: Đây là giai đoạn đã yêu cầu được giải quyết tranh chấp qua Hội đồng trọng tài lao động

+ Đã hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động không được thành lập;

+ Đã hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập mà Ban trọng tài lao động không tiến hành ra quyết định giải quyết tranh chấp.

+ Khi một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

– Xác định tranh chấp lao động:

Công ty A chậm trễ trong việc trả lương cho bạn khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm lương tháng 8 và tháng 9. Bạn đã nhiều lần yêu cầu công ty A trả lương nhưng công ty A hứa hẹn nhưng đến giờ vẫn chưa trả.

Do đó, tranh chấp giữa bạn và công ty A là tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể giải quyết thông qua các cơ quan sau đây:

+ Thứ nhất, thông qua Hòa giải viên

Trường hợp công ty A cố tình không trả lương, để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thì bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật lao động 2019.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 188 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp về đòi tiền lương bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

+ Thứ hai thông qua Hội đồng trọng tài lao động:

Theo Điều 189 Bộ luật lao động 2019, đây là cách được áp dụng trên cơ sở đồng thuận của hai bên.
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc ra quyết định giải quyết.

+ Thứ ba thông qua Tòa án:

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty A đặt trụ sở để giải quyết tranh chấp về đòi tiền lương. Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 1 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Như vậy, bạn có thể khởi kiện công ty A ra Tòa án để đòi tiền lương. Tuy nhiên trước đó, bạn bắt buộc phải thông qua thủ tục Hòa giải viên lao động. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Trên đây là các quy định pháp luật về thẩm quyền và biện pháp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Tổng Đài Pháp Luật sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết nhanh chóng, chính xác mọi lúc, mọi nơi.

tranh-chap-lao-dong-ca-nhan

 

>> Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và bảo hiểm xã hội tính như thế nào?

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

 

> Luật sư tư vấn chi tiết về thời hạn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Gọi ngay 1900.6174

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp có ý nghĩa xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và đốc thúc cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết nhanh chóng các tranh chấp.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện việc hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 6 tháng kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 9 tháng kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì các lý do khách quan như sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu giải quyết tranh chấp đúng thời hạn quy định tại nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Mọi thắc mắc của bạn trong việc xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí. 

>> Xem thêm: Giấy phép lao động cho người nước ngoài – Quy định mới nhất

Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

 

> Luật sư giải đáp nhanh chóng về tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động. Gọi ngay 1900.6174

Tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Cũng như tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể cũng được giải quyết thông qua các cơ quan sau:

– Hòa giải viên lao động

– Hội đồng trọng tài lao động

– Tòa án nhân dân.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

(i) Qua hòa giải viên lao động

– Trình tự, thủ tục tiến hành việc hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được tiến hành theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Đối với các tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật lao động mà xác định được có các hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo các quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp tiến hành hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định của khoản 2 Điều 188 của Bộ luật lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành việc hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua:

+ Hội đồng trọng tài lao động

+ Tòa án nhân dân

(ii) Qua Hội đồng trọng tài lao động

– Trên cơ sở đồng thuận, các bên trong tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết các tranh chấp trong trường hợp tiến hành hòa giải không thành hoặc đã hết thời hạn tiến hành hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc đã hòa giải thành nhưng một trong các bên lại không thực hiện theo như thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

– Trong thời hạn quy định là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp lao động.

– Trong thời hạn quy định là 30 ngày kể từ ngày được thành lập, theo vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

– Đối với các tranh chấp được quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật lao động mà xác định được có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà sẽ lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được phép đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

(iii) Qua Tòa án nhân dân

– Khi đã hết thời hạn quy định yêu cầu giải quyết qua Hội đồng trọng tài mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật lao động mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Trường hợp một trong các bên mà không thực hiện thi hành theo quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

– Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm:

+ Hòa giải viên lao động;

+ Hội đồng trọng tài lao động.

– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

(i) Qua hòa giải viên lao động

– Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật Lao động

– Trong trường hợp tiến hành hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ các nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận khi tiến hành hòa giải, phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành sẽ có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

– Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện theo thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp qua:

+ Hội đồng trọng tài lao động

+ Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.

(ii) Qua Hội đồng trọng tài lao động

– Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc đã hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc khi đã hòa giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

– Trong thời hạn theo quy định là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ luật Lao động, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

– Trong thời hạn theo quy định là 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, theo các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

– Khi các bên đã lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động.

– Khi đã hết thời hạn quy định khoản 2 mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc đã hết thời hạn quy định tại khoản 3 mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện theo quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp sẽ có quyền tiến hành thủ tục đình công theo quy định của Bộ luật lao động.

Trên đây là giải đáp về tranh chấp lao động với người sử dụng lao động. Mọi vấn đề thắc mắc về tranh chấp lao động tập thể, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, chính xác.

tranh-chap-lao-dong-tap-the-voi-nguoi-su-dung-lao-dong

 

>> Xem thêm: Đơn xin chấm dứt hợp đồng – Mẫu cập nhập mới nhất năm 2022

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động của Tổng Đài Pháp Luật

 

Tổng Đài Pháp Luật tự tin đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với hơn 10 năm hoạt động pháp lý, giải quyết các tranh chấp về lao động trên thực tế. Chúng tôi tập trung cung cấp đến cho khách hàng các dịch vụ pháp lý miễn phí, uy tín và chất lượng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Tổng Đài Pháp Luật cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động với những nội dung sau:

– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp

– Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp

– Xác định các căn cứ giải quyết tranh chấp

– Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp có hiệu quả

– Tham gia trực tiếp đàm phán, hòa giải trong vụ án tranh chấp lao động

– Tư vấn các trình tự, thủ tục liên quan đến khởi kiện vụ án tranh chấp lao động

– Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án

– Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về tranh chấp lao động. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các loại tranh chấp lao động cũng như đặc điểm và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp ngay lập tức, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.