Người Việt nam định cư ở nước ngoài là gì? Quy định pháp luật về người Việt Nam định cư tại nước ngoài? Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở Việt Nam không? Bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp một số vấn đề về người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về Người Việt nam định cư ở nước ngoài, Gọi ngay 1900.6174
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì? Quy định pháp luật về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?
>> Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam nhưng đã cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam đã định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam, nhưng khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc: huyết thống và con; cháu của họ đang cư trú hoặc sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, người Việt Nam định cư tại nước ngoài có hai đối tượng. Đó là: công dân Việt Nam nhưng đã cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; và người gốc Việt Nam cư trú hoặc đã sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Tổng Đài Pháp Luật được biết đến nhiều là dơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư đông đảo am hiểu các quy định của pháp luật, tổng đài luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề pháp lý. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 được được luật sư hỗ trợ pháp lý nhanh chóng!
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
>> Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Gọi ngay 1900.6174
Chị Hường (Thái Nguyên) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có thắc mong được luật sư giải đáp như sau: Tôi đã định cư tại Úc từ năm 2015 đến nay. Sau khi sang Úc làm ăn buôn bán, tôi có tích cóp được một khoản tiền. Hiện tại tôi dự kiến về Việt Nam và muốn có một căn nhà thuộc quyền sở hữu của tôi tại Việt Nam. Vậy tôi có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
Trả lời:
Xin chào chị Hường! Cảm ơn chị đã quan tâm và ủng hộ Tổng đài Tư vấn pháp luật của chúng tôi! Với câu hỏi này của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, chị có thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, chị cần đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1; Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
Thứ nhất, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; tức là chị phải được phép và đã nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ hai, đối với trường hợp của chị muốn có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam thì sẽ phải thông qua các hình thức như: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp là cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng đủ hai điều kiện: một là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; hai là, để sở hữu nhà ở hợp pháp thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thông qua một trong các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề này. Hi vọng với câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc của chị Hường. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.
Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam
>> Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam, Gọi ngay 1900.6174
Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất và quyền chung về quyền của người sử dụng đất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức: mua hoặc thuê mua, nhận thừa kế hoặc nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam được sử dụng đất ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục và chịu các nghĩa vụ tài chính tương tư như đối với công dân Việt Nam khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hơn nữa, theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 về đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam và điều kiện để công nhận quyền sở hữu nhà ở trong đó có đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và sẽ được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau:
+ Mua hoặc thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
+ Mua, nhận tặng cho hoặc nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
Có thể là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam là gì? Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ pháp lý nhanh chóng!
Giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm những gì?
>> Giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải có giấy tờ theo quy định sau:
Trường hợp 1: đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
Trường hợp 2: đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền: cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác của pháp luật Việt Nam quy định.
Như vậy, để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần những giấy tờ chứng minh như đã nêu ở trên và chia làm hai đối tượng. Đó là: người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài.
Quyền, nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
>> Quyền, nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Liên hệ ngay 1900.6174
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ sau:
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ chung quy định về quản lý, khai thác thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở và quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở;
Trong trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho hoặc để thừa kế, đổi nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư hoặc tặng cho nhà tình nghĩa. Trong các trường hợp tặng cho hoặc để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng đó chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau:
Nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Nếu tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để vào Sổ địa chính.
Trên đây là trả lời của chúng tôi về vấn đề quyền, nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.6174 để được tư vấn giải đáp.
Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
>> Tư vấn thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cần tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai;
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
Bước 3: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
Bước 4: Cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho Việt kiều;
Bước 5: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tiến hành nộp Lệ phí địa chính cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật mới nhất 2022
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì có được công nhận quyền sở hữu nhà ở không?
>> Tư vấn quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho; thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì có được công nhận quyền sở hữu nhà ở với đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp theo quy định của pháp luật, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải thực hiện quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam định cư tại nước ngoài là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!