Làm giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức của Nhà nước vì mục đích sử dụng hay mục đích khác. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy làm giả giấy tờ giải phạm tội là gì? Hành vi làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào? Môi giới làm giả giấy tờ phạm tội gì? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!
>> Tư vấn quy định về Làm giấy tờ giả, Gọi ngay 1900.6174
Giấy tờ giả là gì?
>> Giấy tờ giả là gì? Gọi ngay 1900.6174
Giấy tờ giả là các loại giấy tờ không được cấp đúng theo trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. Giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách chính đáng, hợp pháp mà chỉ được làm ra với hình thức, nội dung giống như giấy tờ thật. Mục đích của việc làm giả nhằm lừa dối các cá nhân, cơ quan, tổ chức để vụ lợi hoặc phục vụ cho mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
Giấy tờ giả có thể giống về mặt hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài giống hệt với giấy tờ thật) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Bằng tốt nghiệp đại học;… Giấy tờ giả về quá trình cấp, thẩm quyền và nơi cấp. Giấy tờ có đầy đủ chữ ký, con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên và thông tin trong giấy tờ đã bị sửa đổi, làm giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện nhân, không thực hiện đúng quy định pháp luật …
Việc sử dụng giấy tờ giả không chỉ gây thiệt hại cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức chấp nhận loại giấy tờ này mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người có thông tin trong giấy tờ, đặc biệt là trong các giao dịch mua bán, thế chấp nhà, đất…. Ngoài ra, hành vi sử dụng giấy tờ giả còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý xã hội. Dù xuất phát từ bất kỳ lý do nào thì việc sử dụng giấy tờ giả cũng là hành vi vi phạm pháp luật và để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Nó gây nên sự bất bình đẳng đối với những người có được giấy tờ thực hiện đúng theo thủ tục luật định.
Trên đây là những tư vấn luật hình sự của chúng tôi về khái niệm giấy tờ giả là gì? Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Làm giả giấy tờ giải phạm tội gì?
>> Làm giả giấy tờ phạm tội gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của tổ chức, cơ quan Nhà nước là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để khiến nó giống thật hoặc coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ làm giả từng phần (tiêu đề, chữ ký, nội dung…).
Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được tài liệu, các giấy tờ giả của một tổ chức, cơ quan Nhà nước nhất định (kể cả cơ quan, tổ chức đó không có thật hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã sử dụng vào mục đích gì, mà chỉ cần hoàn thành xong việc làm giả thì đã là hành vi có thể cấu thành tội phạm.
Những người có hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức và sử dụng các tài liệu, giấy tờ, con dấu này nhằm lừa dối cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Chủ thể tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức là người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm trong việc khắc con dấu hoặc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cơ quan nhà nước. Những người phạm tội này cố ý thực hiện việc làm giả giấy tờ, biết rằng hành vi này trái với pháp luật, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Việc xác định tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có bị làm giả hay không phải căn cứ vào việc tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thật và đang được sử dụng. Nếu cơ quan, tổ chức không có giấy tờ đó thì cũng không thể coi hành vi làm tài liệu, giấy tờ đó là hành vi làm giả được. Có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhằm dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm vào các mục đích khác như: dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, để được bổ nhiệm,… ; làm giả sổ hộ khẩu để được mua nhà ở thành phố, để được giao đất trồng trồng rừng.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi làm giả giấy tờ phạm tội là gì? Những phân tích của chúng tôi về làm giả giấy tờ giả phạm tội gì? Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư có chuyên môn cao giải đáp kịp thời!
Làm giấy tờ giả bị phạt như thế nào?
Phạt hành chính
>> Mức phạt hành chính với hành vi làm giả giấy tờ được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Pháp luật hiện hành không có quy định mức xử phạt hành chính chung cho hành vi làm giấy tờ giả. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực cụ thể có quy định rõ ràng về mức xử phạt khi làm giả giấy tờ trong lĩnh vực đó, cụ thể:
– Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ khoản 4, 5 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định nếu cá nhân nào có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng; đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. sẽ bị phạt sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đối với hành vi làm giả giấy tờ sẽ áp dụng thêm hình phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
– Lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Điểm a, b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định người có hành vi làm giả, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi.
– Lĩnh vực giao thông
Căn cứ khoản 5, 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô hai, ba bánh mà sử dụng giấy tờ giả thì mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 4 triệu đồng.
Theo khoản 8 Điều 21 Nghị định này, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà sử dụng giấy tờ xe là giả sẽ bị phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu giấy tờ không hợp lệ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe….
Truy cứu trách nhiệm hình sự
>> Hành vi làm giả giấy tờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định mức xử phạt về tội làm giả giấy tờ như sau:
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt này. Tùy vào tình tiết vụ án mà Tòa án sẽ đưa ra mức phạt cụ thể đối với hành vi của người phạm tội.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với những trường hợp sau:
+ Làm giả giấy tờ có tổ chức;
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;
+ Làm giả từ 02 tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng tài liệu, giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt bổ sung
Ngoài ra, khi phạm tội làm giả giấy tờ có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi về làm giấy tờ giả bị phạt như thế nào? Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất!
Môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không?
Anh Tân (Nam Định) có câu hỏi sau:“Chào Luật sư, hôm trước tôi bị công an mời lên phường làm việc, bên công an đưa ra một số chứng cứ và nhân chứng để xác minh tội và lấy lời khai. Nội dung câu hỏi và chứng cứ đều nhắc đến việc môi giới làm giả giấy tờ đất. Cho tôi hỏi là nếu trường hợp tôi bị điều tra về việc môi giới làm giả giấy tờ thì việc môi giới này có tính là một tội phạm không và tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Pháp luật! Với trường hợp của anh, luật sư xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Làm giả giấy tờ, tài liệu của cá nhân, tổ chức, cơ quan là hành vi bị cấm và tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì người thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người không trực tiếp làm giấy tờ giả nhưng lại môi giới cho người khác làm giấy tờ giả cũng sẽ bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự với vai trò là người giúp sức.
Hành vi môi giới làm giả giấy tờ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 17 của luật này cũng có quy định rõ ràng về đồng phạm như sau:
“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức…. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Căn cứ Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, Tòa án sẽ xem xét tính chất và mức độ tham gia phạm tội của người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. Theo khoản 2 Điều 54 Luật này, đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Từ các căn cứ trên cho thấy, nếu anh Tân có thực hiện hành vi môi giới làm giả giấy tờ thì người đó sẽ là đồng phạm giúp sức của Tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước quy định tại Điều 341 Luật hình sự hiện hành. Tùy vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, hình phạt nhẹ nhất thường là phạt hành chính, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt tù đến 5 năm.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi về môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không? Mọi thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết nhất!
Tái phạm nguy hiểm tội làm giấy tờ giả bị phạt như thế nào?
Ông Thương (Nghệ An) có câu hỏi sau:
“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau:
Trước đây con tôi cũng đã đi tù nhiều năm rồi, về được vài năm thi bị công an gọi lên phường để điều tra về tội làm giả giấy tờ. Nghe công an nói thì con trai tôi thuộc tình tiết tái phạm nguy hiểm của tội làm giả giấy tờ. Tôi muốn hỏi tái phạm nguy hiểm này có bị tù chung thân hay bị tử hình hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Tái phạm nguy hiểm tội làm giấy tờ giả bị phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Pháp luật! Với trường hợp của anh, luật sư đã xem xét và xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Theo Bộ luật hình sự thì tái phạm là trường hợp đã bị kết án và áp dụng hình phạt, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm là phạm tội sau khi đã bị kết án và áp dụng hình phạt nhưng chưa được xoá án tích về tội đã bị kết án đó. Tái phạm là tình tiết phản ánh nhân thân xấu của người phạm tội. Do vậy, luật hình sự Việt Nam luôn luôn coi tái phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, làm tăng nặng mức xử phạt đối với người phạm tội.
Tuy nhiên tái phạm nguy hiểm có mức xử phạt cao hơn tái phạm. Tội phạm được coi là tái phạm nguy hiểm trong trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà cố ý thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Hoặc trường hợp đã tái phạm mà chưa được xóa án tích mà vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội.
Trong đó:
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm rất lớn cho xã hội, mức khung hình phạt quy định đối với tội này là từ trên 07 đến 15 năm tù.
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt quy định là từ trên 15 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý là việc người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Hoặc người phạm tội nhận đã thức rõ hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong trường hợp của con trai ông Thương, căn cứ điểm d khoản 2 Điều 341 Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Đây là tình tiết tăng nặng của tội phạm này và khung hình phạt sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Vì vậy, con trai ông Thương có mức phạt tù cao nhất là 5 năm, chứ không bị phạt tù chung thân hay tử hình.
Tổng Đài Pháp Luật đã tư vấn và phân tích về vấn đề làm giấy tờ giả. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!