Tội làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào theo quy định 2024

Tội làm giả giấy tờ đang là một vấn đề đáng được quan tâm và lên án ngay trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì các thủ đoạn và chiêu trò làm giấy tờ giả ngày càng tinh vi hơn, nhưng không vì thế mà chúng có thể qua mắt được cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam. Vậy tội làm giả giấy tờ bị xử phạt thế nào, hãy tiếp tục theo dõi bài viết sau đây. Mọi ý kiến và thắc mắc xin vui lòng gọi điện cho Tổng đài pháp luật theo số 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

tội làm giả giấy tờ

Quy định về tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức

Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm giả giấy tờ như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định của pháp luật thì Tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức là hành vi làm ra con dấu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức mà giống với các giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đó, hoặc có hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ với mục đích lừa dối cơ quan hoặc tổ chức.

Và khi có hành vi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức thì cá nhân phạm tội đó sẽ phải chịu mức hình phạt như theo quy định ở trên về Tội làm giả giấy tờ. Nếu trong quá trình tham khảo ý kiến mà bạn có bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp, xin vui lòng gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư tại Tổng đài pháp luật hỗ trợ giải đáp.

>>> Đặt câu hỏi cho Luật sư tư vấn tội làm giả giấy tờ: Tại đây!

Dấu hiệu về tội làm giả giấy tờ

Căn cứ theo quy định tại Điều 314 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội làm giả giấy tờ được ghép bởi 2 tội danh gần nhau là tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan và tổ chức, tội sử dụng giấy tờ, con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Và các yếu tố cấu thành nên tội làm giả giấy tờ của hai tội danh này thì cơ bản cũng không quá khác nhau, cụ thể như:

– Khách thể

Hoạt động bình thường của các cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, giấy tờ. Bảo vệ sự an toàn của các giấy tờ và con dấu cũng chính là việc đảm bảo sự hoạt động của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý về con dấu và giấy tờ này.

Đối tượng tác động vào tội danh này là giấy tờ giả

– Mặt khách quan

Hai tội danh này được thực hiện bởi 2 hành vi hoàn toàn khác nhau. Một bên là hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức, còn một bên là sử dụng giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức.

Đối với hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức cũng tương tự với hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự 2015 nhưng chỉ khác nhau ở chỗ hàng được làm ra không phải là một hàng hóa mà là giấy tờ giả. Vì vậy để xác định giấy tờ có bị làm giả hay không thì cần các bạn cần phải căn cứ vào giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đó, nếu cơ quan, tổ chức không có giấy tờ đó thì cũng không thể bị coi vào tội làm giả giấy tờ được vì không có thật thì cũng sẽ không có hàng giả.

Khi xác định được hành vi làm giả giấy tờ, con dấu thì các cơ quan, tổ chức cần lưu ý: Nếu người phạm tội chỉ làm giả giấy tờ thì chỉ định tội làm giả giấy tờ mà sẽ không định danh đầy đủ là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như pháp luật quy định.

Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức thì cũng tương tự như hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định điều 174 Bộ luật hình sự 2015 nhưng chỉ khác ở chỗ người đó chỉ có hành vi sử dụng giấy tờ để lừa dối cơ quan, tổ chức chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản, cụ thể, họ chỉ làm nhằm mục đích: dùng bằng tốt nghiệp để xin việc, để tăng lương, làm giả sổ hộ khẩu để được mua bán nhà,…

Hậu quả: Việc xác định hậu quả là việc làm rất quan trọng vò chúng là tình tiết định khung hình phạt. Vì nếu gây ra hình phạt và để lại hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo điểm c khoản 2 điều 342 Bộ luật hình sự 2015. Nếu người phạm tội làm giả giấy tờ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 342 Bộ luật hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?

– Mặt chủ quan

Lỗi do cố ý

Người phạm tội biết hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là hành vi giả và sử dụng giấy tờ đó để lừa dối cơ quan, tổ chức nhưng vẫn thực hiện hoặc để mặc cho hậu quả xấu xảy ra và không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

– Chủ thể

Chủ thể của hành vi phạm tội làm giả giấy tờ là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó những người phạm tội làm giả giấy tờ cũng có thể là người có chức vụ và quyền hạn có trách nhiệm trong việc làm giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức.

Trên đây là nội dung về dấu hiệu của tội làm giả giấy tờ mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc về quy định pháp luật xin vui lòng các bạn liên hệ tới số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

tội làm giả giấy tờ

Mức hình phạt đối với tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức

Chị Trang (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, chuyện là tôi có 1 người bạn đã nghỉ học từ cấp 3, đi làm công ty tại địa phương. Nhưng vì làm ăn vất vả nên bạn ấy đang có ý định đi xuất khẩu lao động và học tập. Bây giờ bạn ý đang muốn mượn bằng tốt nghiệp cấp 3 của tôi để đi làm thủ tục. Như vậy thì bạn ấy và tôi có bị vi phạm pháp luật không luật sư, nếu có bị xử lý như thế nào ạ?

>> Tư vấn pháp luật hình sự về tội làm giả giấy tờ: Gọi 1900.6174

Trả lời

Đối với trường hợp của bạn nêu trên thì rất có thể bạn đã phạm vào tội “sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự 2015 nếu bạn tiếp tục thực hiện hành vi của mình.

– Xét về mặt khách quan

Bạn đang có hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức để có mục đích lừa dối cơ quan tổ chức đó. Trong trường hợp này có nghĩa là bạn đang sử dụng các giấy tờ đó trong giao dịch với cơ quan khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là giấy tờ thật. Cụ thể, trong trường hợp của bạn thì bạn kia đang có hành vi sử dụng bằng cấp 3 của bạn để có mục đích lừa dối cơ quan tổ chức tin đó là của mình để đi xuất khẩu lao động.

– Xét về mặt khách thể

Hành vi phạm tội sử dụng giấy tờ giả sẽ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan tổ chức trong hoạt động tuyển dụng và sử dụng nhân lực đi xuất khẩu lao động

– Xét về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi này sẽ có lỗi cố ý trực tiếp với mục đích lừa dối cơ quan tổ chức và đây sẽ là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Xét về chủ thể

Chủ thể của tội sử dụng giấy tờ giả là những người có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

– Về mức hình phạt

• Khung thứ nhất

Người làm giả giấy tờ và có hành vi sử dụng giấy tờ giả sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm

• Khung thứ hai

Những người phạm tội thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 2 đến 5 năm tù

Có tổ chức

Đã phạm tội từ hai lần trở lên

Làm giả từ 2 đến 5 giấy tờ giả khác

Sử dụng giấy tờ giả thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng

Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

Tái phạm nguy hiểm

• Khung thứ ba

Phạt tù từ ba năm đến bảy năm nếu người phạm tội thuộc các trường hợp sau đây

Làm giả 6 giấy tờ trở lên

Làm giả giấy tờ thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên

• Khung hình phạt bổ sung

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Trên đây là tất cả nội dung tư vấn về khung hình phạt đối với tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức nhà nước. Mọi thắc mắc xin vui lòng các bạn liên hệ tới số điện thoại 1900.6174  để được các luật sư tại tổng đài pháp luật hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7

>>> Đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn tại Tổng đài pháp luật: Tại đây!

Một số câu hỏi tình huống về tội làm giả giấy tờ

Tư vấn pháp luật về tội làm giả giấy tờ của ngành công an

Anh Minh (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, hiện tại tôi đang làm việc trong 1 cửa hàng photocopy văn phòng phẩm. Cách đây khoảng 2 năm thì cửa hàng của tôi có xuất hiện trường hợp là có 1 cậu học xinh đến đây để làm quyết định giả của ngành công an để gửi cho gia đình biết là cậu ta còn đang đi học nhưng thực chất là đã nghỉ từ lâu rồi. Cách đó tầm 3 tháng sau, cậu ấy lại đến chỗ tôi để làm giả giấy tờ của cơ quan chuyển công tác sang vị trí khác. Tôi đã tìm cách khuyên ngăn nhưng cậu ta năn nỉ tôi làm nốt lần này. Nhưng được kể lại là gia đình cậu ý hay đánh đập cậu nếu không có tiền mang về nhà nên tôi lại nhủ lòng thương. Thật không may khi cơ quan điều tra lại vụ việc của cậu ta lại phát hiện ra cậu ta toàn làm những việc trái đạo đức để lừa tiền của bố mẹ và người xung quanh. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi có bị xử phạt hay không ạ?

>> Luật sư bào chữa tội làm giả giấy tờ: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm giả giấy tờ như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

Theo đó, trong trường hợp của bạn thì bạn đã có hành vi làm giả giấy tờ của ngành công an. Bên cạnh đó, bạn đã thực hiện hành vi làm giả này lên đến 2 lần, vì thế bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 341 của bộ luật nêu trên. Cụ thể, với hành vi này thì bạn sẽ bị xử phạt tù từ 2 đến 5 năm tù, phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng. Mặc dù bạn không biết rõ hành vi của cậu kia là lừa đảo những bạn đã biết rõ hành vi làm giả giấy tờ đó là trái với pháp luật nhưng vẫn tiếp tục làm nên bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến tội làm giả giấy tờ của ngành công an. Mọi ý kiến đóng góp hay có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp về vấn đề trên, xin vui lòng các bạn gọi điện đến số điện thoại 1900.6174  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn và bào chữa luật hình sự

Nhờ người khác làm giả giấy tờ có bị phạm tội không?

Chị Trang (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, chuyện là em trai tôi chưa học xong cấp 3 thì đã nghỉ học, đến nay em tôi muốn đi xuất khẩu lao động nhưng không đủ điều kiện nên em tôi đã nhờ người làm giả giấy tờ giả để đi nước ngoài bao gồm có bằng cấp 3 giả, giấy tờ thay tên đổi họ,… Vừa hôm qua tôi nghe được tin em tôi đang bị công an bắt giữ về tội làm giả giấy tờ và nghe công an họ nói là sẽ phải ra tòa án đề xét xử. Tôi vô cùng lo lắng, luật sư có thể xem giúp tôi trường hợp của em tôi sẽ bị xử phạt như thế nào không ạ?

>> Làm giả giấy tờ bao nhiêu lần thì bị phạt tù: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự quy định về tội làm giả giấy tờ như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo quy định trên và căn cứ theo thông tin mà bạn cung cấp, em trai bạn đã ó hành vi nhờ người làm giả giấy tờ và sử dụng giấy tờ giả đó để làm một số hành vi không đúng với quy định của pháp luật. Nên vì thế, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà em trai bạn gây ra thì tội làm giả giấy tờ sẽ có thể bị phạt hành chính từ 30 triệu đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Mọi câu hỏi thắc mắc xin vui lòng các bạn để lại cho chúng tôi qua địa chỉ email hoặc qua số điện thoại 1900.6174 để được biết thêm thông tin chi tiết

>>> Xem thêm: Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

tội làm giả giấy tờ

Tái phạm tội làm giả giấy tờ bị phạt thế nào?

Anh Vinh (Hà Nội) có câu hỏi về tội làm giả giấy tờ như sau:
Thưa luật sư, tôi có 1 cậu bạn đang làm công việc là chuyên làm giả giấy tờ như bằng đại học, bằng lái xe, các chứng chỉ,… để cung cấp cho những người có yêu cầu. Vào thời gian rất lâu về trước thì cậu bạn đã bị công an đến tận cơ sở làm việc để bắt về tội danh làm giả giấy tờ trái pháp luật. Năm vừa rồi thì cậu ta được tại ngoại nhưng vẫn tiếp tục đi theo con đường làm ăn này vì cơ hội kiếm tiền là rất lớn. Nhưng thật không may, vài hôm vừa rồi cậu ta lại bị bắt về tội danh trên. Luật sư cho tôi hỏi thì trường hợp này của bạn tôi sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm nữa ạ?

>> Tư vấn thủ tục giảm nhẹ tội làm giả giấy tờ: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm giả giấy tờ nó nêu rõ:

1.Nếu người nào có hành vi làm giả giấy tờ hoặc sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm

2.Bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

– Có tổ chức

– Đã phạm tội từ hai lần trở lên

– Làm giả từ 2 đến 5 giấy tờ giả khác

– Sử dụng giấy tờ giả thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng

– Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

– Tái phạm nguy hiểm

3. Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù nếu thuộc trường hợp

– Làm giả 6 giấy tờ trở lên

– Làm giả giấy tờ thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

– Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên

4.Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Theo quy định trên và căn cứ theo trường hợp của bạn thì bạn kia đã bị phạt tù 1 lần trước đó vì tội làm giả giấy tờ, sau khi gia tù thì bạn đó lại tiếp tục thực hiện hành phi trái với quy định của pháp luật về hành vi sản xuất giấy tờ giả và bị bắt. Như vậy thì đây sẽ là lần thứ 2 mà bạn đó bị bắt về cùng 1 tội phạm.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn đó thì bản án thứ nhất đã chấp hành xong nên trong lần thứ 2 thì cũng sẽ căn cứ theo nội dung quy định về tội làm giả giấy tờ được nêu trong Điều 341 để xác định khung hình phạt cụ thể cho bạn đó. Ngoài ra, vì lý do trước đó bạn kia cũng đã bị xử phạt tù về tội danh này nên khi xét về nhân thân cũng sẽ bị bất lợi liên quan đến vấn đề thu thập các tình tiết giảm nhẹ tội trong quá trình xét xử vụ án.

Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tội làm giả giấy tờ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư chuyên môn về tội làm giả giấy tờ, xin vui lòng hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email để được các luật sư hỗ trợ tư vấn.