Phạm nhân là gì? Chế độ đối với phạm nhân như thế nào?

Phạm nhân vốn là một từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên phạm nhân là gì, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là gì, chế độ đối với phạm nhân hiện nay như thế nào thì không phải người dân nào cũng nắm rõ. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn luật hình sự giải đáp miễn phí.

pham-nhan-la-gi

 

Phạm nhân là gì?

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết phạm nhân là gì? Gọi ngay 1900.6174

Theo các quy định của pháp luật cũng như trên thực tế thì đối với những hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mỗi hành vi gây ra.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về khái niệm phạm nhân thì phạm nhân được hiểu là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân dưới bản án của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Tòa án nhân dân các cấp ra Quyết định.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi phạm nhân là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Tù chung thân là bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là gì?

 

>> Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như sau:

– Về quyền của phạm nhân:

Phạm nhân sẽ có các quyền sau đây:

+ Phạm nhân sẽ được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như là được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình và nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

+ Phạm nhân được bảo đảm về các chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; được gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

+ Phạm nhân sẽ được tham gia các hoạt động như thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

+ Phạm nhân được lao động, học tập và học nghề;

+ Sẽ được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

+ Sẽ được tự mình hoặc là thông qua người đại diện để thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

+ Phạm nhân được bảo đảm về quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật;

+ Sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Được sử dụng kinh sách hay bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo các quy định của pháp luật;

+ Sẽ được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

– Về nghĩa vụ của phạm nhân:

Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

+ Phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, hay cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác được ban hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

+ Chấp hành các nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân và các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

+ Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh và hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

+ Phạm nhân phải lao động, học tập và học nghề theo quy định;

+ Nếu trong trường hợp phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì sẽ phải bồi thường.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

quyen-va-nghia-vu-cua-pham-nhan-la-gi

 

>> Xem thêm: Tội không chấp hành án là gì? Quy định mới nhất năm 2022

Chế độ đối với phạm nhân

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về chế độ đối với phạm nhân. Gọi ngay 1900.6174

Các chế độ đối với phạm nhân bao gồm:

– Về chế độ ăn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP thì chế độ ăn của phạm nhân như sau:

Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo về tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng bao gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Trong các ngày lễ, Tết thì phạm nhân sẽ được ăn thêm nhưng mức ăn không vượt quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Lưu ý đối với mặt bằng chung giá của lương thực, thực phẩm, chất đốt để bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

Đối với chế độ ăn của phạm nhân sẽ được chia theo khả năng lao động ví dụ như sau:

– Đối với lao động thuộc danh mục như nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo các quy định của pháp luật thì định lượng ăn của phạm nhân sẽ được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không vượt quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

– Trong quá trình giam giữ nhằm bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong lao động và học tập tại nơi chấp hành án thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn sao cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.

Bên cạnh tiêu chuẩn ăn theo quy định trên thì phạm nhân sẽ còn được hưởng những chế độ sau:

– Phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng sẽ không được vượt quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng. Việc ăn thêm này sẽ phải được thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ này để làm căn cứ hạn chế.

– Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ được tổ chức riêng một khu bếp ăn tập thể cho phạm nhân. Trong bếp nấu sẽ được cấp dụng cụ dùng trong việc cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân bao gồm có: 01 tủ đựng thức ăn, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong thời gian 03 năm.

Ngoài ra trong bếp nấu còn có các dụng cụ băm chặt như các loại dao, thớt, đồ dùng để đựng thực phẩm khi chế biến như là chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong thời gian 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết để phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.

Về dụng cụ được cấp trong ăn uống sẽ được chia theo nhóm phạm nhân hoặc cá nhân như sau:

– Dụng cụ cấp cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm có 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong thời gian 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong thời gian 01 năm.

– Dụng cụ cấp cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm có 01 cặp lồng 4 ngăn hoặc là khay có 5 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong thời gian 02 năm.

Về chế độ học tập và học nghề của phạm nhân:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì chế độ học tập và học nghề của phạm nhân được quy định cụ thể như sau:

– Phạm nhân được phổ biến về pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân nếu chưa biết chữ thì phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài sẽ được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập và học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, Tết theo các quy định của pháp luật.

– Căn cứ theo yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam sẽ tổ chức dạy học cho phạm nhân. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện sẽ tổ chức dạy học cho phạm nhân.

Như vậy, theo như các nội dung nêu trên thì có thể thấy các phạm nhân trong thời gian cải tạo được hưởng các chế độ như nhau bao gồm chế độ ăn, chế độ học tập và chế độ học nghề theo tiêu chuẩn của pháp luật. Hạn mức được phép ăn theo năm và được phân chia theo từng bữa. Ngoài ra thì phạm nhân cũng sẽ được học tập, học một số nghề phổ thông như bên ngoài xã hội.

Về chế độ lao động của phạm nhân:

Căn cứ tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì chế độ lao động của phạm nhân sẽ được tổ chức thực hiện như sau:

– Về tổ chức lao động:

Phạm nhân sẽ được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục và hòa nhập cộng đồng.

Phạm nhân lao động phải thực hiện dưới sự giám sát cũng như quản lý của trại giam, trại tạm giam. Đồng thời, trại giam sẽ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để có thể bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.

Đối với chế độ công việc thì phạm nhân nữ sẽ được bố trí làm các công việc phù hợp với giới tính, không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo các quy định của pháp luật về lao động. Trong trường hợp phạm nhân bị bệnh hoặc là có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì sẽ tùy mức độ, tính chất của bệnh và dựa trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam sẽ được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

+ Về thời giờ lao động:

Thời giờ lao động của phạm nhân không vượt quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần. Phạm nhân sẽ được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, Tết theo các quy định của pháp luật.

Trong trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng sẽ không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo các quy định của pháp luật về lao động. Đối với các phạm nhân lao động thêm giờ hoặc là lao động trong ngày nghỉ thì sẽ được nghỉ bù hoặc là được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

+ Về trường hợp được nghỉ lao động

Pháp luật quy định phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp như bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và đã được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân là người có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai sẽ được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo các quy định của pháp luật về lao động.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi chế độ đối với phạm nhân là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về các chế độ này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết và kỹ càng hơn.

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên. Gọi ngay 1900.6174.

Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần cũng như chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Mỗi đối tượng phạm nhân sẽ có những chế độ đãi ngộ khác nhau, tuy nhiên các phạm nhân sẽ phải thực hiện các chế độ chung như là chế độ quản lý, chế độ giáo dục, học văn hóa, học nghề và lao động.

Chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên được quy định cụ thể tại Điều 74 Luật Thi hành án hình năm 2019, cụ thể như sau:

– Chế độ về giáo dục phạm nhân:

Trại giam nơi mà giam giữ phạm nhân sẽ có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người dưới 18 tuổi về văn hóa, pháp luật và dạy nghề phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và sức khỏe của phạm nhân, chuẩn bị các điều kiện để họ có thể hòa nhập cộng đồng sau khi đã chấp hành xong án phạt tù. Đối với các phạm nhân chưa học xong giáo dục tiểu học hoặc là giáo dục trung học thì sẽ tiến hành phổ cập.

– Các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế cũng như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí được quy định tại Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:

+ Về chế độ ăn mặc của phạm nhân:

Phạm nhân là người chưa thành niên sẽ được bảo đảm các tiêu chuẩn về định lượng ăn và sẽ được chăm sóc y tế theo mức chung nhưng sẽ được tăng thêm thịt và cá nhưng không được vượt quá 20% so với định lượng.

+ Về chế độ ăn mặc:

Tiêu chuẩn mặc và tư trang của phạm nhân dưới 18 tuổi cũng được thực hiện theo quy định chung đối với phạm nhân là người đã đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra thì đối tượng phạm nhân này còn được cấp thêm một số mẫu quần áo nhất định theo hàng năm.

+ Về chế độ sinh hoạt:

Phạm nhân có các chế độ sinh hoạt hoàn toàn theo thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động như thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, cũng như là đọc sách, báo và xem truyền hình, các hình thức vui chơi giải trí phù hợp với độ tuổi.

– Về chế độ gặp hay liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định cụ thể tại Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân sẽ được phép gặp 03 lần trong một tháng và số giờ được phép gặp là 03 giờ. Ngoài ra thì trại giam áp dụng các chế độ khen thưởng khác để cộng thêm vào thời gian hoặc là số lần gặp.

Theo các quy định của pháp luật thì có nhắc đến việc Nhà nước có khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi một số đồ dùng như là sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục , thể thao, vui chơi và giải trí cho phạm nhân.

Như vậy, ngoài các chế độ áp dụng chung cho các phạm nhân thì phạm nhân chưa thành niên sẽ được áp dụng các chế độ khác, được ưu tiên hơn dưới nhiều mặt để có thể đáp ứng được sự phát triển trong nhận thức một cách được đầy đủ nhất.

Trên đây, Tổng đài pháp luật đã giải đáp cho bạn về các chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên. Mọi thắc mắc của bạn về các chế độ này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư.

pham-nhan-la-gi-che-do-voi-pham-nhan-chua-thanh-nien

 

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất [có file tải về]

Một số câu hỏi thường gặp về phạm nhân là gì?

 

Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan giam giữ phạm nhân

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan giam giữ phạm nhân. Gọi ngay 1900.6174

Về hệ thống tổ chức của cơ quan giam giữ phạm nhân:

Căn cứ tại Điều 11 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định hệ thống tổ chức thi hành án hình sự gồm có những cơ sở sau đây:

– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm có:

+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

– Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm có:

+ Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng và trại giam thuộc quân khu (sau đây được gọi là trại giam);

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);

+ Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây được gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).

– Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm có:

+ Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây được gọi là trại tạm giam);

+ Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây được gọi là đơn vị quân đội).

– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan giam giữ phạm nhân:

Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam như sau:

– Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:

+ Tiến hành tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân;

+ Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc trại giam tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;

+ Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo các quy định của pháp luật;

+ Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;

+ Nhận tài sản hoặc tiền mà các phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản hoặc tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo các quy định của Luật Thi hành án dân sự;

+ Tiến hành phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;

+ Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân;

+ Làm thủ tục giải quyết đối với trường hợp phạm nhân chết;

+ Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; cũng như tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất;

+ Thực hiện thống kê và báo cáo về thi hành án phạt tù;

+ Thực hiện nhiệm vụ cũng như các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

– Giám thị trại giam có các nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo các quy định được quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam; quyết định khen thưởng, kỷ luật phạm nhân;

+ Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;

+ Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị;

+ Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.

– Phó Giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.

– Trại giam được tổ chức như sau:

+ Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;

+ Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.

+ Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

Nội dung trên là tư vấn của Tổng đài pháp luật về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan giam giữ phạm nhân. Để được luật sư giải đáp rõ ràng và cụ thể hơn về các cơ quan này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

>> Xem thêm: Tiền án là gì? Phải làm gì để được xóa tiền án, tiền sự?

Có được mang điện thoại di động cho phạm nhân sử dụng không?

 

>> Có được mang điện thoại di động cho phạm nhân sử dụng không? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm thì các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình là các đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân của Công an nhân dân.

Như vậy sẽ không được mang điện thoại di động cho phạm nhân sử dụng và trường hợp sử dụng đồ vật cấm trong trại giam có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định trên.

pham-nhan-la-gi-co-duoc-mang-dien-thoai-di-dong-cho-pham-nhan-su-dung-khong

 

>> Xem thêm: Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình thức xử phạt khi tái phạm?

Phạm nhân là người nước ngoài có được bố trí phòng riêng không?

 

>> Phạm nhân là người nước ngoài có được bố trí phòng riêng không? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất

Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về trường hợp là phạm nhân là người nước ngoài có được bố trí phòng riêng không như sau:

Những phạm nhân được bố trí giam giữ riêng bao gồm có:

– Phạm nhân nữ;

– Phạm nhân là người chưa đủ 18 tuổi;

– Phạm nhân là người nước ngoài;

– Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

– Phạm nhân có các dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác dẫn đến làm mất khả năng nhận thức hoặc là khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định từ bên phía Tòa án;

– Phạm nhân mà có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;

– Phạm nhân thường xuyên vi phạm các nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.

Như vậy qua phân tích ở trên thì phạm nhân là người nước ngoài thì sẽ được bố trí phòng riêng.

>> Xem thêm: Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam xử lý như thế nào?

Quy định về gặp và nhận quà của phạm nhân

 

Anh Xuân Bắc (Bắc Giang) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là Xuân Bắc và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Bắc Giang. Tôi có một số thắc mắc muốn được luật sư giải đáp. Gia đình tôi có đứa cháu vì thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà phải vào trại tạm giam. Vì lo lắng cũng như muốn biết tình hình của cháu như thế nào nên gia đình tôi rất muốn được vào thăm cháu. Vậy luật sư cho tôi hỏi: gia đình tôi phải làm thủ tục như nào để được gặp cháu? Và trong khoảng bao lâu thì gia đình tôi biết là có thể được gặp cháu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Quy định về gặp và nhận quà của phạm nhân như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Xuân Bắc, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi vướng mắc đến cho các luật sư của Tổng đài pháp luật. Về các quy định về gặp và nhận quà của phạm nhân, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định như sau:

– Trường hợp thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân thì phải mang theo sổ thăm gặp hoặc là đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc là của cơ quan, tổ chức nơi mà người đó làm việc, học tập. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải phổ biến cho thân nhân của phạm nhân về các quy định thăm gặp phạm nhân; thân nhân của phạm nhân phải chấp hành các quy định này.

Đối với trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì:

+ Phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải được viết bằng tiếng Việt hoặc là được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc là cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc;

+ Với trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp sẽ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời người có đơn; trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không được quá 30 ngày.

Quay trở lại với câu hỏi của Xuân Bắc:

Đối với trường hợp của bạn, nếu muốn đến gặp cháu bạn thì gia đình bạn phải mang theo sổ thăm gặp hoặc là đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của Công an cấp xã nơi gia đình của bạn cư trú hoặc là của cơ quan, tổ chức nơi mà gia đình của bạn làm việc, học tập. Và nếu gia đình bạn đều là người Việt Nam, nếu không phải trường hợp đặc biệt thì thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời người có đơn.

pham-nhan-la-gi-quy-dinh-ve-gap-va-nhan-qua-cua-pham-nhan

 

>> Xem thêm: Cải tạo không giam giữ được áp dụng khi nào? BLHS mới nhất

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về phạm nhân là gì. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc, chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi giải đáp miễn phí, nhanh chóng nhất.