Thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu trên thực tế không còn quá xa lạ. Với nhiều lý do mà khi kết hôn các các cập vợ chồng không chuyển về chung hộ khẩu.
Vậy trong trường hợp này, có được thực hiện thủ tục ly hôn khi vợ/chồng không chung hộ khẩu? Hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn trong trường hợp này như thế nào? Cách tách khẩu khi đã ly hôn như thế nào?
Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng!
>>> Thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu
Thủ tục ly hôn thuận tình khi vợ/chồng không cùng hộ khẩu như thế nào?
Chị Hải (Quảng Ninh) có câu hỏi
“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:
Tôi và chồng có thỏa thuận là sẽ tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình vào tháng sau. Vì lý do công việc nên hai vợ chồng tôi không cùng hộ khẩu, cụ thể là do chồng tôi phải đi làm ở quê ngoại ở Phú Thọ nên đã chuyển hộ khẩu về Phú Thọ, còn tôi thì đăng ký hộ khẩu ở Quảng Ninh.
Tôi có tìm hiểu về hồ sơ thuận tình ly hôn thì cần phải có sổ hộ khẩu nhưng ở trường hợp của tôi thì hai vợ chồng lại không có cùng hộ khẩu. Do đó, tôi muốn hỏi luật sư là trong trường hợp này, việc vợ chồng tôi không cùng hộ khẩu thì có ảnh hưởng đến việc thuận tình ly hôn không?
Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn!”
>> Tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình khi không cùng hộ khẩu nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hải! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
Vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Khi hai người cùng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn mà xem xét thấy cả hai tự nguyện và đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như: phân chia tài sản chung hay thỏa thuận về quyền chăm nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành công nhận thuận tình ly hôn.
Về cơ bản, do các vấn đề liên quan đến ly hôn giữa hai bên thì đã được thỏa thuận vì vậy Tòa án sẽ không cần giải quyết quá nhiều, nên việc giải quyết ly hôn thường diễn ra dễ dàng và tốn ít thời gian hơn so với trường hợp đơn phương ly hôn.
Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì vấn đề vợ chồng không cùng hộ khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết ly hôn tại Tòa.
Theo đó, thủ tục ly hôn thuận tình khi hai vợ chồng không cùng hộ khẩu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin ly hôn thuận tình (cần có chữ ký của cả hai vợ chồng chị)
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng.
– Bản sao có công chứng giấy khai sinh của các con.
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu. Trường hợp vợ chồng không cùng hộ khẩu thì cần phải có bản sao công chứng sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
– Trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn có tài sản chung thì cần có giấy chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án
Căn cứ vào điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình do thỏa thuận của hai bên.
Trường hợp không có thỏa thuận thì có thể nộp đơn xin ly hôn thuận tình đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục ly hôn thuận tình.
Có hai cách nộp hồ sơ đến Tòa án xin giải quyết ly hôn thuận tình đó là nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ly hôn thuận tình hợp lệ thì Tòa án có trách nhiệm phân công Thẩm phán giải quyết.
Bước 3: Tòa án giải quyết ly hôn
Sau nhận được đầy đủ hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu vợ chồng chị nộp lệ phí. Sau khi anh chị thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì Tòa án sẽ xem xét và tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định tại điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 4: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trường hợp hòa giải thành thì mà vợ chồng chị đoàn tụ thì Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ công nhận ly hôn thuận tình.
Ngược lại, trường hợp hòa giải không thành thì Tòa sẽ xem xét và đưa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Khi có quyết định này thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chị sẽ chấm dứt tại thời điểm mà quyết định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng chị không cùng hộ khẩu thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình tại Tòa án và thủ tục ly hôn thuận tình khi không cùng hộ khẩu sẽ diễn ra như trên chị có thể tìm hiểu thêm.
Nội dung trên là thủ tục ly hôn khi vợ chồng không cùng hộ khẩu theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 các bạn có thể tìm hiểu. Trong trường hợp các bạn còn có những thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất!
>> Xem thêm: Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ/chồng – Tư vấn giải quyết từ A-Z
Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ/chồng không cùng hộ khẩu như thế nào?
Anh Nam (Cà Mau) có câu hỏi:
“ Xin chào luật sư, tôi có vấn đề sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:
Trong quá trình chung sống cùng nhau, vợ tôi đã có hành vi ngoại tình với người khác nên tôi đã đề nghị ly hôn nhưng cô ấy lại không đồng ý. Chính vì vậy, tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Tuy nhiên tôi và vợ tôi không có cùng hộ khẩu. Vì vậy, tôi muốn hỏi việc vợ chồng tôi không cùng hộ khẩu thì có ảnh hưởng đến việc giải quyết ly hôn không? Trong trường hợp chỉ có tôi yêu cầu ly hôn thì thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu diễn ra như thế nào?
Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn!”
>> Thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu khi đơn phương ly hôn thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Nam! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi vấn đề cho chúng tôi! Đối với trường hợp của anh, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trong trường hợp có căn cứ vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài thì người kia có quyền gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền để khởi kiện đơn phương ly hôn.
Trong trường hợp này thì do không có sự thỏa thuận về nơi nộp hồ sơ ly hôn nên thông thường thì người có nhu cầu có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (căn cứ điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Theo quy định của pháp luật thì chỉ yêu cầu gửi đơn đến nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc nên việc vợ chồng không cùng hộ khẩu không ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết ly hôn tại Tòa án.
Về thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu khi ly hôn đơn phương thì về cơ bản sẽ giống với thủ tục thuận tình ly hôn ngoài trừ một số vấn đề sau:
* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin ly hôn đơn phương (cần có chữ ký của vợ/ chồng)
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng.
– Bản sao có công chứng giấy khai sinh của các con.
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của nguyên đơn. Đối với hộ khẩu của bị đơn khi ly hôn đơn phương thì không cần có mà chỉ cần khai báo đầy đủ địa chỉ cuối cùng người này cư trú, làm việc.
– Ngoài những giấy tờ trên, cần có các tài liệu chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Trường hợp có tài sản chung thì cần có giấy chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.
* Bước 2: Nộp hồ sơ
Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương được xác định là nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi Tòa án nhận được hồ sơ hợp lệ thì sẽ được thụ lý và giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn.
Bước 3: Tòa án giải quyết ly hôn
Sau nhận được đầy đủ hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu anh nộp tạm ứng án phí ly hôn. Sau khi anh thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì Tòa án sẽ xem xét và tiến hành thủ tục ly hôn 1 phía theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 4: Quyết định ly hôn đơn phương
Trường hợp hòa giải thành thì vợ chồng chị đoàn tụ thì Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ công nhận ly hôn đơn phương.
Ngược lại, trường hợp hòa giải không thành thì Tòa sẽ xem xét và đưa ra quyết định công nhận ly hôn. Khi có quyết định này thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chị sẽ chấm dứt tại thời điểm mà quyết định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, khi không cùng hộ khẩu thì cũng không ảnh hưởng đến việc giải quyết đơn phương ly hôn và thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu khi ly hôn đơn phương sẽ được tiến hành như trên.
Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu khi ly hôn 1 phía. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này bạn có những thắc mắc khác cần giải đáp, hãy liên hệ đến số hotline1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn nhanh nhất 2022 cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
Thủ tục chuyển khẩu sau khi đã ly hôn
Chị Điệp (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:
Tôi vừa tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình với chồng cách đây 6 tháng tuy nhiên tôi chưa làm thủ tục tách sổ hộ khẩu do lúc đó chưa cần sử dụng đến. Hiện nay tôi muốn đi làm ở một doanh nghiệp nước ngoài thì họ có yêu cầu cần bản sao hộ khẩu nên tôi muốn tiến hành tách sổ để lấy sổ mới hợp lệ. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục tách sổ hộ khẩu thế nào? Trong quá trình tách sổ, chồng cũ của tôi luôn cố tình gây khó khăn thì giải quyết như thế nào? Sau khi tách khẩu tôi muốn làm thủ tục nhập khẩu vào gia đình bố mẹ có được không?
Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn thủ tục tách khẩu với vợ/chồng cụ khi đã ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Điệp, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thủ tục tách sổ hộ khẩu với chồng cũ
Người đã nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 điều 26 của Luật cư trú năm 2006 mà có nhu cầu tách sổ thì sẽ phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu.
Khi tách sổ hộ khẩu sau ly hôn thì người có nhu cầu tách sổ cần xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; văn bản thể hiện sự đồng ý cho tách sổ của chủ hộ nếu thuộc các trường hợp tại điểm b khoản 1 Luật cư trú năm 2006.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả kết quả việc giải quyết tách sổ hộ khẩu cho người có nhu cầu trong thời hạn 7 ngày làm việc. Trường hợp, không giải quyết thì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Như vậy, nếu như chị muốn tách sổ thì chị cần chuẩn bị hồ sơ là: sổ hộ khẩu, văn bản đồng ý tách khẩu của chủ hộ và phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được tách khẩu sau ly hôn.
Chồng cũ gây khó khăn không đồng ý cho tách khẩu thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về việc cấp sổ hộ khẩu như sau:
Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
Như vậy, trong trường hợp này thì chị có quyền yêu cầu cơ quan công an tại địa phương can thiệp giải quyết khi chồng cũ không đồng ý hoặc gây khó khăn trong việc tách sổ.
Thủ tục nhập hộ khẩu
Trường hợp muốn nhập khẩu thì chị cần làm thủ tục nhập hộ khẩu, cụ thể chị cần xin giấy chuyển hộ khẩu. Thủ tục được quy định như sau:
Theo Điều 28 Luật cư trú 2006 và điều 8 Thông tư số 355/2014/TT-BCA có quy định về việc xin cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:
Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ hai, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Như vậy, nếu như chị muốn làm thủ tục nhập khẩu vào hộ khẩu của bố mẹ mình thì chị cần chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp tới cơ quan công an có thẩm quyền theo quy định ở trên.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu theo quy định của Luật cư trú 2006 và Thông tư số 355/2014/TT-BCA, trường hợp có thắc mắc liên quan hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Chưa ly hôn có tách khẩu được không? Thủ tục tách khẩu sau ly hôn
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật về chủ đề thủ tục ly hôn không cùng hộ khẩu. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến các vấn đề trong thủ tục ly hôn đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc khác cần làm rõ quý bạn đọc hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174