Trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có bị phạt tù không?

Trường hợp không cấp dưỡng là gì? Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào? Trường hợp không cấp dưỡng nuôi con cái sẽ bị xử phạt ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174  để được các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ, giải đáp miễn phí.

truong-hop-khong-cap-duong

 

 

Chị Kiều Trang (Cầu Giấy – Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng tôi đã ly hôn với nhau từ năm 2016 và chúng tôi đã có một con chung (3 tuổi). Sau khi ly hôn, tôi được quyền trực tiếp nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mỗi tháng 3 triệu đồng. Tuy nhiên, chồng tôi chỉ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đến năm 2018 và từ đó đến nay không tiếp tục cấp dưỡng cho con.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp không cấp dưỡng bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Tôi muốn yêu cầu chồng tiếp tục cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn thì phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn chi tiết mức xử phạt trong trường hợp không cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào Kiều Trang. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Về các quy định và mức xử phạt liên quan đến các trường hợp không cấp dưỡng, các luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

 

>> Giải đáp chi tiết các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người này là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có phần tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn và túng thiếu theo quy định của Luật này.

Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa bố, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, chú, dì, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng này không thể thay thế bằng các nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh các nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án nhân dân buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Đối chiếu quy định trên, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không thể tự mình thay thế bằng nghĩa vụ khác cũng như không thể chuyển giao cho người khác.

Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sẽ do người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận. Mức cấp dưỡng này được xác định dựa trên thu nhập cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, có thể cấp dưỡng theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ chấm dứt khi:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi bản thân mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng mất;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về các quy định của pháp luật về các trường hợp không cấp dưỡng cho con. Mọi thắc mắc của bạn về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giải đáp nhanh chóng, miễn phí. 

>> Xem thêm: Chu cấp cho con sau ly hôn? Luật sư tư vấn mức trợ cấp nuôi con từ A-Z

Trường hợp không cấp dưỡng cho con bị xử lý như thế nào?

 

Theo như thông tin bạn cung cấp, việc chồng của bạn trốn tránh nghĩa vụ, không cấp dưỡng sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc, trường hợp không cấp dưỡng sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự.

truong-hop-khong-cap-duong-cho-con-bị-xu-phat-nhu-the-nao

 

Xử phạt hành chính trường hợp không cấp dưỡng cho con

 

>> Giải đáp miễn phí về mức xử phạt hành chính với trường hợp không cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, thi hành án dân sự, hôn nhân và gia đình; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng –  5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện các công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan thi hành án dân sự.

Do hành vi của chồng chị chính là trường hợp không cấp dưỡng nên anh ấy có thể sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự trường hợp không cấp dưỡng cho con

 

>> Trường hợp không cấp dưỡng cho con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn chi tiết. 

Căn cứ khoản 37 Điều 1 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

“Người nào có nghĩa vụ phải cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự năm 2015 này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, nếu việc chồng của chị không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe hoặc dù đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể bị xử phạt hình sự như: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ 02 năm hoặc nặng hơn là có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nội dung trên chính là tư vấn của Tổng đài pháp luật về hình thức xử phạt với trường hợp không cấp dưỡng cho con. Trong quá trình tìm hiểu, nếu chị còn bất kỳ chỗ nào chưa hiểu rõ, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên viên tư vấn hỗ trợ miễn phí. 

>> Xem thêm: Khi nào nên ly hôn? Tổng đài tư vấn trường hợp vợ chồng nên ly hôn

Thủ tục khởi kiện trường hợp không cấp dưỡng nuôi con

 

thu-tuc-khoi-kien-truong-hop-khong-cap-duong-nuoi-con

 

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

 

>> Luật sư hướng dẫn hồ sơ khởi kiện nhanh chóng, chuẩn xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn được coi là hợp lệ bao gồm:

– Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng nuôi con;

– Bản sao có chứng thực căn cước công dân;

– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;

– Quyết định/ Bản án ly hôn;

– Căn cước công dân thu nhập của người chồng;

– Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương viết sẵn mới nhất 2022

Thẩm quyền giải quyết

 

>> Thẩm quyền giải quyết thủ tục khởi kiện trường hợp không cấp dưỡng nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân theo lãnh thổ như sau:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định cụ thể như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn đó là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,…

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nhân dân nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn này là tổ chức, cơ quan giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,…

c) Toà án nhân dân nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Theo quy định này, chị Kiều Trang có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án cấp quận/ huyện nơi chồng chị cư trú. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, nếu trong hồ sơ có các căn cứ chứng minh việc chồng chị không thực hiện việc cấp dưỡng và vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án nhân dân thụ lý và giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.

>> Xem thêm: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? [Tư vấn nhanh]

Thời gian giải quyết thủ tục

 

>> Giải đáp chi tiết thời gian giải quyết thủ tục khởi kiện trường hợp không cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174

Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án của Tòa án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án này không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên thi hành án tiến hành xác minh. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án đối với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai trên của mình.

Nội dung trên là giải đáp về thủ tục khởi kiện trường hợp không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

>> Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về trường hợp không cấp dưỡng. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.