Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?

Con nuôi có được hưởng thừa kế không? Là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt là trong quá trình chia tài sản thừa kế. Vậy con nuôi được nhận thừa kế tài sản trong trường hợp nào? Hay không được nhận thừa kế trong trường hợp nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để luật sư tư vấn miễn phí!

>> Luật sư giải đáp miễn phí con nuôi có được hưởng thừa kế không? Gọi ngay 1900.6174

 

luat-su-giai-dap-mien-phi-con-nuoi-co-duoc-huong-thua-ke-khong
Luật sư giải đáp miễn phí con nuôi có được hưởng thừa kế không?

 

Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Trường hợp bố mẹ nuôi để lại di chúc, con nuôi có được thừa kế di sản của bố nuôi mẹ nuôi hay không?

 

Chị Mai (Hải Phòng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi năm nay 23 tuổi, tôi được cha mẹ hiện tại của tôi nhận nuôi từ lúc còn nhỏ do cha mẹ đẻ của tôi kinh tế quá khó khăn, nhà đông anh chị em, không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng tôi. Khi nhận nuôi tôi cha mẹ có làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật. Cách đây một tháng cha nuôi tôi có mất, cha có viết di chúc phân chia di sản, trong đó có nội dung cha sẽ để lại cho tôi một mảnh đất trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Tuy nhiên chị gái tôi là con ruột của cha mẹ thì cho rằng do tôi là con nuôi nên không có quyền được hưởng thừa kế của cha.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp cha nuôi tôi để lại di chúc với mong muốn cho tôi mảnh đất thì lúc này tôi là con nuôi có được hưởng thừa kế di sản của cha hay không?

Mong Luật sư hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi theo di chúc không? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vấn đề mà chị gặp phải như sau:

Di chúc còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác, sau khi người lập di chúc chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình cảm của mình (mang tính chủ quan), định đoạt cho người khác được hưởng di sản sau khi qua đời. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương cả người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, mỗi người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.

Theo nguyên tắc thì mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định nào về việc con nuôi không được hưởng thừa kế theo di chúc.

Như vậy trong trường hợp của chị Mai ở trên, như chị trình bày thì cha nuôi chị có viết di chúc thể hiện mong muốn để lại cho chị một mảnh đất trị giá 1 tỷ đồng. Như vậy lúc này nếu bản di chúc cha nuôi chị để lại đúng theo các quy định của pháp luật về một bản di chúc hợp pháp theo quy định tại điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì tại thời điểm mở di chúc mặc dù là con nuôi nhưng chị vẫn sẽ có quyền được hưởng di sản thừa kế là mảnh đất do cha chị để lại mà không ai có quyền ngăn cản.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến vấn đề quyền thừa kế của con nuôi theo di chúc, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

Trường hợp bố mẹ nuôi không để lại di chúc, con nuôi có được thừa kế không?

 

Chị Huệ (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Năm lên 3 tuổi tôi được bố mẹ hiện tại nhận nuôi tại một trại trẻ mồ côi. Do thời điểm đó bố mẹ tôi chưa có con dù đã có tuổi, thủ tục nhận con nuôi được bố mẹ tôi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Khoảng vài năm sau khi nhận nuôi tôi thì mẹ tôi có thai và sinh ra em tôi hiện tại. Gần đây bố tôi mất, ông có để lại khối di sản bao gồm một mảnh đất, một chiếc xe ô tô và một số tiền mặt, tổng giá trị khoảng 3 tỷ đồng tuy nhiên không có di chúc.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi di sản bố tôi để lại lúc này sẽ được chia như thế nào, trong khi ông bà tôi cũng mất cách đây rất lâu? Tôi là con nuôi thì khi bố tôi mất không để lại di chúc thì con nuôi có được thừa kế di sản của bố khi chia theo pháp luật hay không?
Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi khi không có di chúc không? Gọi ngay 1900.6174

 Luật sư trả lời:

Chào chị Huệ, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn của mình đến với đội ngũ luật sư của chúng tôi! Đối với câu hỏi trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Tại điều 653 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ, cụ thể:

“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Theo đó tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thứ tự các hàng thừa kế, theo đó hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Cũng theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người thừa kế ở hàng sau sẽ chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền nhận di sản, bị truất quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ theo những phân tích của chúng tôi ở trên thì con nuôi sẽ vẫn là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào pháp luật cũng công nhận con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ theo pháp luật, để được pháp luật công nhận và bảo vệ thì việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010.

Quay lại với trường hợp của chị Huệ ở trên, như chị trình bày thì từ năm 3 tuổi chị đã được bố mẹ hiện tại nhận nuôi, thủ tục nhận nuôi con nuôi được bố mẹ chị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Do đó pháp luật lúc này sẽ công nhận việc nhận nuôi con nuôi của bố mẹ chị là hợp pháp.

Theo đó bố nuôi chị có mất, để lại khối di sản trị giá 3 tỷ đồng và không để lại di chúc, do đó lúc này khối di sản bố chị để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

Do chị vẫn thuộc đối tượng là hàng thừa kế thứ nhất của bố chị nên theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của bố chị lúc này sẽ bao gồm những người sau: mẹ chị, em chị và chị

Do đó di sản thừa kế của bố chị sẽ được chia đều cho 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, lúc này mỗi người sẽ được hưởng 1 tỷ đồng.

Mọi vướng mắc của chị về vấn đề quyền thừa kế của con nuôi trong trường hợp cha mẹ nuôi mất không để lại di chúc, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!

 

con-nuoi-co-duoc-huong-thua-ke-khong-cac-truong-hop-con-nuoi-khong-duoc-huong-thua-ke
Con nuôi có được hưởng thừa kế không? Các trường hợp con nuôi không được hưởng thừa kế?

 

Các trường hợp con nuôi không được hưởng di sản thừa kế

 

Anh Kiên (Cà Mau) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Trước đây ba mẹ tôi có nhận nuôi chị Kim là con nuôi thời điểm nhận nuôi chị Kim 5 tuổi, hiện chị Kim đã 27 tuổi, ba mẹ tôi có thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định. Khi chị Kim lớn lên, chị thường xuyên chửi mắng và làm nhiều hành động bất hiếu với ba mẹ tôi. Chính vì lý do trên nên khi mẹ tôi mất có viết di chúc để định đoạt tài sản của bà, trong nội dung di chúc có ghi rõ là truất quyền thừa kế của chị Kim, bản di chúc của mẹ tôi được công chứng tại phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên khi chia di sản thừa kế thì chị Kim không thừa kế và nói chị cũng là con của mẹ nên chị phải được hưởng tài sản mẹ để lại.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi chị Kim là con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của mẹ tôi để lại trong trường hợp này hay không? Các trường hợp theo quy định con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế?

Mong Luật sư giải đáp cho tôi về những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn các trường hợp con nuôi không được hưởng di sản thừa kế miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Kiên, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ chúng tôi! Để giải đáp thắc mắc của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì các trường hợp sau đây con nuôi sẽ không được hưởng di sản thừa kế:

Bị cha mẹ nuôi truất quyền thừa kế mà không thuộc các trường hợp được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015

Con nuôi từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 bộ luật dân sự 2015.

Thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:

+ Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản

+ Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

+ Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

+ Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, áp dụng trong trường hợp của anh Kiên có thể thấy tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể người lập di chúc có quyền “truất quyền hưởng di sản của người thừa kế” vì vậy việc mẹ anh thể hiện ý chí muốn truất quyền thừa kế của con nuôi là chị Kim trong di chúc là hoàn toàn hợp pháp.

Hơn nữa theo như những thông tin mà anh cung cấp thì chị Kim cũng không thuộc vào các trường hợp là đối tượng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó lúc này mặc dù khi nhận nuôi chị Kim, ba mẹ anh có thực hiện đầy đủ thủ tục nhận con nuôi, nghĩa là việc nhận nuôi lúc này là hợp pháp. Tuy nhiên chị Kim cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế mà ba anh để lại do thuộc vào một trong các trường hợp con nuôi không được hưởng di sản thừa kế như chúng tôi phân tích ở trên.

Nếu anh còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về các nội dung liên quan đến các trường hợp con nuôi không được hưởng di sản thừa kế, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

con-nuoi-co-duoc-huong-thua-ke-khong-dieu-kien-de-con-nhan-con-nuoi-hop-phap
Con nuôi có được hưởng thừa kế không? Điều kiện để công nhận con nuôi hợp pháp 

 

Điều kiện để công nhận con nuôi hợp pháp

 

Anh Nam (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và vợ lấy nhau đến nay cũng được hơn 10 năm, và có với nhau một đứa con chung. Hiện nay vì lý do sức khỏe nên vợ chồng tôi không thể tiếp tục sinh con thứ hai được nữa, do đó chúng tôi đang có nguyện vọng được nhận nuôi con nuôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi điều kiện để nhận nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định hiện hành là gì để con nuôi sau này có quyền thừa kế ngang với con ruột của tôi?

Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Điều kiện để công nhận con nuôi hợp pháp là gì? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà anh trình bày cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề anh gặp phải như sau:

Để được xác lập quan hệ con nuôi và cha mẹ nuôi hợp pháp thì người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi sẽ phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Đều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Người nhận nuôi con phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Người nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi cũng phải có tư cách đạo đức tốt.

Nếu trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần các điều kiện về độ tuổi và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở

Cũng tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 tại khoản 2 có quy định những người sau sẽ không được nhận con nuôi, bao gồm:

Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Người đang chấp hành hình phạt tù;

Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

Trẻ em dưới 16 tuổi

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Một người sẽ chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Vậy áp dụng trong trường hợp của anh Nam, như anh trình bày thì hiện vợ chồng anh đang có nguyện vọng được nhận nuôi con nuôi. Do đó để việc nhận nuôi con nuôi của anh là hợp pháp thì vợ chồng anh phải đáp ứng đủ các điều kiện như chúng tôi phân tích ở trên. Sau đó anh chị cần tiến hành nộp hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú để được giải quyết. Khi đó con nuôi của vợ chồng anh mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột. Mọi thắc mắc trong quá trình làm thủ tục nhận con nuôi, chị hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề con nuôi có được hưởng thừa kế? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để phần nào có thể giúp các bạn có thể áp dụng vào những trường hợp của mình trên thực tế. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!