Làm giấy khai sinh cho con nuôi như thế nào? [Thủ tục A-Z]

Làm giấy khai sinh cho con nuôi là vấn đề thường gặp ở các gia đình nhận con nuôi. Do không nắm rõ các quy định của pháp luật mà nhiều gia đình còn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục khai sinh cho con nuôi. Để giúp việc làm giấy khai sinh trong trường hợp này trở nên dễ dàng hơn, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật trong việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để làm giấy khai sinh cho con nuôi. Mọi khó khăn liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết!

>> Luật sư hướng dẫn thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi, gọi ngay 1900.6174

luat-su-huong-dan-thu-tuc-lam-giay-khai-sinh-cho-con-nuoi

 

Quy định về thủ tục nhận con nuôi

 

Chị H (Nghệ An) có câu hỏi gửi đến Luật sư:

“Xin chào Luật sư, hôm trước ở gần nhà tôi có một em 20 tuổi sinh con nhưng có mong muốn cho người khác nuôi con do không đủ điều kiện chăm sóc bé. Bản thân tôi và gia đình nhìn vào rất thương và xót xa, mặc dù hiện tại tôi và chồng đã có 3 người con với nhau.

Tuy nhiên, nhìn cảnh bé còn quá nhỏ phải vào trại trẻ mồ côi, thiếu tình cảm sự chăm sóc từ người mẹ nên tôi đã bàn bạc với chồng sẽ nhận cháu bé làm con nuôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục nhận con nuôi được quy định như thế nào? Khi nhận con nuôi vợ chồng chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Xin cảm ơn Luật sư”

 

>> Luật sư tư vấn quy định về thủ tục nhận con nuôi, gọi ngay 1900.6174

Luật sư hôn nhân và gia đình trả lời:

Cảm ơn chị H đã gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của chị, Luật sư sẽ trình bày quy định về thủ tục nhận con nuôi như sau:

Xuất phát từ bản chất của việc nhận con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi nên việc nuôi con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Các điều kiện đó vừa phải đảm bảo việc nhận con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đồng thời đảm bảo tạo ra môi trường gia đình tốt nhất cho việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em được nhận làm con nuôi. Căn cứ theo quy định Luật nuôi con nuôi, một người phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được nhận con nuôi:

Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Thứ hai, người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

Thứ ba, có đầy đủ các điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;

Thứ tư, người nhận con nuôi có tư cách đạo đức tốt;

Do đó, người nhận nuôi con phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi được xem xét từ các góc độ khác nhau, đồng thời đảm bảo cả về thủ tục nhận con nuôi theo quy định pháp luật. Thủ tục nhận con nuôi theo Luật nuôi con nuôi được quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi

– Giấy tờ cha, mẹ nuôi cần chuẩn bị:

Hồ sơ nhận con nuôi bao gồm các giấy tờ của cha, mẹ nuôi như sau:

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của cha, mẹ nuôi;

+ Phiếu lý lịch tư pháp của cha, mẹ nuôi;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: đăng ký kết hôn, đã ly hôn hoặc xác nhận độc thân do Ủy ban nhân dân xác nhận;

+ Giấy khám về tình trạng sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, xác nhận đủ điều kiện nhận nuôi con;

– Giấy tờ bé được nhận nuôi:

+ Giấy khai sinh hoặc biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập nếu trẻ bị bỏ rơi hoặc Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng;

+ Giấy khám về tình trạng sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh chụp toàn thân, lưu ý ảnh nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

Bước 2: Nộp hồ sơ nhận con nuôi

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, xét thấy cha, mẹ nuôi đủ điều kiện nhận con nuôi, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn giải quyết sẽ là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, xét thấy hồ sơ hợp lý.

Bước 3: Cho phép nhận nuôi con nuôi

Sau khi Ủy ban nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết xét thấy người nhận nuôi con đủ điều kiện nhận con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức đăng ký nhận nuôi con nuôi cho bạn và trao giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi. Cán bộ tư pháp ghi vào sổ hộ tịch.

Trường hợp yêu cầu nhận nuôi bị từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

Trường hợp yêu cầu nhận nuôi được chấp nhận, cha, mẹ nuôi tiến hành làm giấy khai sinh cho con (trường hợp con bị bỏ rơi) hoặc thay đổi họ tên trên giấy khai sinh.

Như vậy, trường hợp chị H muốn nhận con nuôi trước hết phải đáp ứng các điều kiện về nhận con nuôi theo quy định pháp luật. Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện, chị sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã để cơ quan này xem xét chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu nhận con nuôi của chị. Mọi vướng mắc trong quá trình làm giấy khai sinh con con nuôi, chị hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!

>> Xem thêm: Thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam từ A-Z

quy-dinh-ve-viec-lam-giay-khai-sinh-cho-con-nuoi

 

Quy định về việc làm giấy khai sinh cho con nuôi

 

>> Làm giấy khai sinh cho con nuôi được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà việc làm giấy khai sinh cho con nuôi được pháp luật quy định khác nhau. Cụ thể quy định về việc làm giấy khai sinh cho con nuôi sẽ xác định trong một số trường hợp sau:

Trường hợp 1: nếu còn liên lạc được với mẹ đẻ của bé thì việc làm giấy khai sinh sẽ thuộc về trách nhiệm của cha mẹ đẻ, ông bà hoặc những người thân thích khách của bé. Người đi làm khai sinh cho trẻ nộp tờ khai và giấy chứng minh theo mẫu quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mẹ đẻ cư trú. Nếu trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, không xác định được người cha thì phần nội dung ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh sẽ để trống.

Vì còn liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ nên việc nhận nuôi phải được sự đồng ý từ cha mẹ đẻ của đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ được nhận nuôi đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của phía người còn lại. Theo quy định, cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã sinh ra ít nhất là 15 ngày.

Trường hợp sau khi cha, mẹ nuôi đáp ứng đủ điều kiện và được trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi, nếu cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có thỏa thuận về việc khai đổi thông tin trong giấy khai sinh của đứa trẻ và sổ đăng ký khai sinh của trẻ thì nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho trẻ khai sinh lại theo nội dung thay đổi đó. Giấy khai sinh cũ sẽ được thu hồi lại.

Trường hợp 2: không thể liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ tại thời điểm nhận nuôi bé. Trường hợp này được xác định là trẻ bị bỏ rơi. Theo đó người nhận nuôi con nuôi báo với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã để cơ quan này tiến hành lập biên bản xác nhận về việc trẻ bị bỏ rơi.

Nhận nuôi trẻ trong trường hợp này, khi chuẩn bị hồ sơ bạn sẽ thay giấy khai sinh của trẻ bằng biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi.

Cán bộ tư pháp căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha nuôi, mẹ nuôi vào phần ghi cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là “cha, mẹ nuôi”.

Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể khác nhau trên thực tế mà việc làm giấy khai sinh cho con nuôi sẽ khác nhau. Bạn đọc cần lưu ý điều này để việc tiến hành làm giấy khai sinh cho con nuôi đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới năm 2022 – Hướng dẫn chi tiết

thu-tuc-lam-giay-khai-sinh-cho-con-nuoi

 

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi

 

Chị Thanh Hà (Phú Thọ) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi là Thanh Hà, tôi có câu hỏi như sau:

Vợ chồng tôi đã kết hôn với nhau được nhiều năm. Tuy nhiên do tình hình sức khỏe của chồng có vấn đề nên việc để hai vợ chồng có con chung là vô cùng khó khăn. Gần nhà tôi có phát hiện một em bé bị bỏ rơi chưa đầy 3 ngày tuổi. Vậy nên cả hai vợ chồng đã quyết định nhận bé làm con nuôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi được như hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Xin cảm ơn và mong Luật sư sớm phản hồi!”

 

>> Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào chị Thanh Hà! Căn cứ nội dung mà chị Thanh Hà nêu trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cho thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm giấy khai sinh cho con nuôi

Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con nuôi bao gồm giấy tờ như sau:

– Đối với trẻ được nhận nuôi

+ Tờ khai quy định theo mẫu;

+ Giấy chứng sinh, trường hợp trẻ không có giấy khai sinh thì nộp văn bản của người làm chứng về việc sinh, nếu không có người làm chứng phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Đối với người đi đăng ký khai sinh cho trẻ

+ Bản chính chứng minh nhân thân: Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu;

+ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu người nhận nuôi đã kết hôn);

+ Sổ hộ khẩu;

Bước 2: Nộp hồ sơ làm giấy khai sinh cho con nuôi

Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con nuôi được nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Bước 3: Nhận giấy khai sinh

Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Cán bộ tư pháp ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.

Cán bộ tư pháp và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ được đăng ký khai sinh.

Như vậy, trường hợp trên chị Thanh Hà sẽ tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi theo các bước nêu trên. Trong quá trình thực hiện nếu chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề làm giấy khai sinh cho con nuôi. Việc trang bị kiến thức về các quy định của pháp luật là rất quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân và những người thân yêu. Rất mong bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm tư vấn trực tiếp từ phía Luật sư về vấn đề này, vui lòng liên hệ thông qua tổng đài 1900.6174, đội ngũ Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi.