Đảng viên có được kết hôn với người theo đạo? Là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ những người đang, đã và sẽ là Đảng viên trong tương lai. Để giải đáp cho câu hỏi trên, trong bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn của đảng viên. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
>> Luật sư giải đáp miễn phí đảng viên có được kết hôn với người theo đạo không? Gọi ngay 1900.6174
Đảng viên có được kết hôn với người theo đạo không?
Bạn Cường (Hưng Yên) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi và bạn gái quen nhau được 2 năm, tôi năm nay cũng gần 30 tuổi nên cũng suy nghĩ về việc kết hôn, lập gia đình. Bạn gái tôi là người theo đạo, còn bản thân tôi là một đảng viên không theo đạo được kết nạp từ năm tôi 20 tuổi, hiện tại đang làm tại một bệnh viện đa khoa cấp huyện. Tôi muốn hỏi đảng viên có được kết hôn với người theo đạo không? Vì tôi đang lo sợ không biết việc kết hôn có ảnh hưởng gì đến cả hai không, mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!”
>> Là đảng viên có được kết hôn với người theo đạo không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Xin chào bạn Cường, cảm ơn bạn đã dành sự tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Dựa vào thông tin mà bạn đã cung cấp, đội ngũ luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Để trả lời cho câu hỏi đảng viên có được kết hôn với người theo đạo không cần căn cứ theo quy định tại Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo” và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 8/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam quy định và hướng dẫn cụ thể về việc kết nạp người có đạo được tham gia sinh hoạt tôn giáo. Cụ thể, người có đạo có nguyện vọng vào Đảng; có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 1, Điều lệ Đảng đều được tổ chức đảng xem xét, kết nạp vào Đảng; đảng viên là người có đạo vẫn được tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo được pháp luật cho phép.
Như vậy, việc bạn Cường yêu hay kết hôn với bạn gái là người theo đạo sẽ không ảnh hưởng đến uy tín chính trị của gia đình và tư cách đảng viên của bạn. Và bạn gái và cả gia đình bạn gái của bạn không phạm vào các điều cấm về lịch sử chính trị và chính trị theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị quy định về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Tóm lại, Đảng viên có thể được kết hôn với người theo đạo nếu đáp ứng được các điều kiện pháp luật về hôn nhân và gia đình và các tiêu chuẩn, điều kiện tư chính trị theo quy định và hướng dẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mọi vướng mắc của quý bạn đọc về trường hợp Đảng viên kết hôn với người theo đạo, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
Đảng viên theo đạo có được không?
Anh Toàn (Phú Thọ) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, gia đình tôi ba đời đều là Đảng viên, hiện tại tôi chuẩn bị đăng ký kết hôn với bạn gái. Gia đình bạn gái tôi lại là người theo đạo Thiên Chúa, kết hôn với người theo đạo Thiên Chúa thì có thể tôi cũng phải theo đạo, bạn gái tôi cũng đã đề cập với tôi về vấn đề này. Tôi đang suy nghĩ và rất băn khoăn vì không biết tôi là đảng viên theo đạo có sao không. Vậy Luật sư có thể giúp tôi giải đáp câu hỏi: Đảng viên theo đạo có được không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư!”
>> Đảng viên theo đạo có bị kỷ luật không? Gọi ngay để 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Toàn, Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của anh và cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Dựa vào những thông tin mà anh đã cung cấp, đội ngũ luật sư chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Hiến pháp 2013 do Quốc hội ban hành, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc là không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Tuy nhiên, không một ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, pháp luật không can thiệp vào lựa chọn theo tôn giáo hay không theo tôn giáo của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng luôn được nhà nước ta đề cao. Do đó, việc anh kết hôn có lựa chọn theo đạo của bên vợ/chồng đều được, chỉ cần việc theo đạo không làm ảnh hưởng hay xâm phạm đến tự do tín ngưỡng của người khác, không lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức cũng như nhà nước.
Như vậy, đối với trường hợp của anh, Đảng viên theo đạo có được không? Câu trả lời là có. Vậy nên, anh hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn giữ nguyên tôn giáo hoặc theo tôn giáo của vợ. Bởi đây là quyền lựa chọn của anh và pháp luật không can thiệp vấn đề đảng viên có được kết hôn với người theo đạo hay đảng viên có theo đạo được không này theo nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Đảng viên có theo đạo có được không? Mong rằng câu trả lời trên sẽ giúp bạn có những lựa chọn trong việc xác định tôn giáo, nếu có thắc mắc gì khác, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất!
Việc theo đạo có ảnh hưởng đến việc vào biên chế và kết nạp Đảng hay không?
>> Luật sư giải đáp miễn phí theo đạo có ảnh hưởng đến việc vào biên chế và kết nạp Đảng không? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo” và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 8/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp, không có nội dung nào đề cập đến việc một người theo đạo sẽ không được kết nạp vào Đảng.
Theo Hiến pháp năm 2013, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người. Pháp luật không cấm việc một người lựa chọn theo đạo hay không theo đạo. Đây hoàn toàn là quyền tự quyết của mỗi người, pháp luật không ngăn cấm hay hạn chế.
Việc theo đạo không ảnh hưởng đến việc vào biên chế và kết nạp Đảng viên. Biên chế và kết nạp Đảng chỉ xem xét rằng người có mong muốn biên chế và kết nạp có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hay không. Cụ thể:
– Các trường hợp được hưởng biên chế: Viên chức được tuyển dụng từ trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng điều kiện; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, đáp ứng các điều kiện tại Luật viên chức năm 2010.
– Các điều kiện kết nạp đảng viên: Tuổi đời; Trình độ học vấn; Sự thừa nhận và tự nguyện; Bản thân là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
Ngoài ra còn phải đáp ứng một số điều kiện như: Bồi dưỡng nhận thức về Đảng; Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Được hai đảng viên chính thức giới thiệu; Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ… và một số điều kiện khác theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011.
Như vậy, theo đạo không ảnh hưởng đến việc vào biên chế và kết nạp Đảng. Chỉ cần bạn đáp ứng các điều kiện của đối tượng được xét biên chế và kết nạp Đảng thì bạn hoàn toàn có thể được biên chế, được kết nạp Đảng.
Mọi vướng mắc về vấn đề biên chế và kết nạp Đảng khi theo đạo hay đảng viên có được kết hôn với người theo đạo? hãy nhấc máy và gọi ngay tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không?
Chị Vân (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi là Thúy Vân, tôi đang yêu và dự tính kết hôn với bạn trai đã quen được 3 năm. Tôi đang có một vấn đề rất băn khoăn mong được giải đáp. Cụ thể, gia đình tôi từ trước đến nay đều theo đạo Thiên Chúa giáo, tuy nhiên tôi lại quen bạn trai dự tính sẽ kết hôn là người theo đạo Tin Lành. Tôi không biết rằng liệu sau khi kết hôn tôi có được giữ nguyên tôn giáo của tôi là Thiên chúa giáo hay không. Vậy Luật sư có thể trả lời giúp tôi rằng khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không?
Xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp!”
>> Vợ có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Luật sư trả lời:
Xin chào chị Vân! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi là nơi hỗ trợ các vấn đề pháp lý cho chị! Để giải đáp vấn đề khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không và nắm rõ quy định pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời dưới đây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013:
– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cùng với Điều 5 và Điều 6 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có thể thấy: Khi kết hôn vợ/ chồng không bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng/ vợ vì đây là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền ép buộc, cưỡng ép hay xâm phạm.
Như vậy, trường hợp chị Thúy Vân kết hôn không bắt buộc phải bỏ tôn giáo của mình để theo tôn giáo của chồng. Hai anh chị có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề này, chị có thể lựa chọn giữ nguyên tôn giáo hoặc lựa chọn đổi tôn giáo theo tôn giáo của chồng. Nếu chị chưa hiểu rõ về vấn đề trên hay vẫn còn thắc mắc về vấn đề trên, hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp đảng viên có được kết hôn với người theo đạo. Cảm ơn quý bạn đọc đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mong rằng nội dung bài viết trên về sẽ giúp bạn có thể giải quyết các vấn đề pháp lý trong cuộc sống. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ từ các Luật sư uy tín hàng đầu!