Điều kiện kết hôn với người nước ngoài là gì? Tư vấn miễn phí

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài là một trong những vấn đề được người dân quan tâm nhất hiện nay khi đăng ký kết hôn. Vậy pháp luật quy định điều kiện kết hôn với người nước ngoài như thế nào? Thủ tục đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài gồm những bước gì? Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp cho bạn tất cả các vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174để được Luật sư trực tiếp hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7!

>> Luật sư tư vấn miễn phí điều kiện kết hôn với người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-mien-phi-dieu-kien-ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai

 

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài

 

Chị Châu Anh (Nghệ An) có câu hỏi gửi đến luật sư:

“Xin chào luật sư, tôi đang quen bạn trai là người Canada, quá trình quen biết và tìm hiểu đến nay là 5 năm. Hiện tại cả hai có quyết định sẽ đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới tại Việt Nam. Vì thế, tôi muốn hỏi luật sư về điều kiện kết hôn với người nước ngoài được quy định như thế nào? Liệu quy định về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài có quá phức tạp không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>>> Điều kiện kết hôn với người nước ngoài là gì? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ chị Châu Anh về điều kiện kết hôn với người nước ngoài, sau đây luật sư xin được đưa ra câu trả lời dựa trên căn cứ quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với một người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Trường hợp nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài đồng thời phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn.

Như vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì vợ/chồng người nước ngoài đáp ứng đồng thời điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước của họ mang quốc tịch hoặc là nơi cư trú và điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam. Các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được áp dụng cho bên nam, nữ là công dân Việt Nam hoặc khi kết hôn có yếu tố nước ngoài được tiến hành tại Việt Nam. Như vậy, việc kết hôn của hai bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài sau đây:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện độ tuổi, cụ thể nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Pháp luật của nước ta chỉ quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu mà không quy định về độ tuổi kết hôn tối đa. Đồng thời, pháp luật không giới hạn về sự chênh lệch độ tuổi của nam, nữ trong việc kết hôn. Việc quy định như trên là phù hợp với quan điểm hôn nhân, bởi vì hôn nhân xuất phát từ tình yêu chân chính và tính tự nguyện của các bên. Vì vậy không có giới hạn về tuổi tác giữa hai bên muốn kết hôn với nhau. Đối với điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn, đây là căn cứ để xem xét tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

  • Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn

Hôn nhân là sự gắn kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình. Sau khi kết hôn vợ chồng phải gắn bó với nhau, có quyền và nghĩa vụ với nhau cùng vun đắp hạnh phúc gia đình. Sự phát triển và tồn tại của hôn nhân phụ thuộc vào tình cảm và trách nhiệm của vợ chồng. Do vậy, để đảm bảo cho hôn nhân bền vững thì pháp luật quy định các bên khi tiến hành kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Hai bên nam, nữ tự mình quyết định việc kết hôn, không chịu bất kỳ một áp lực nào khiến kết hôn trái với nguyện vọng của mình. Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ phải thể hiện rõ ràng là họ muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời. Hành vi kết hôn giả tạo, cưỡng ép hay lừa đối để kết hôn, cản trở hôn nhân tiến bộ đều bị pháp luật coi là vi phạm sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn. Để đảm bảo việc kết hôn giữa hai bên nam nữ có yếu tố nước ngoài là trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, pháp luật đã có những quy định và bắt buộc phải tiến hành khi các đối tượng này có nguyện vọng tiến tới hôn nhân.

  • Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự

Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hai bên nam, nữ tại thời điểm đăng ký kết hôn phải không bị mất năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện để kết hôn. Trường hợp này cũng áp dụng đối với các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nếu những người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với nhau thì họ không thể thực hiện được nghĩa vụ đối với người bạn đời và con cái của họ; ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cuộc sống gia đình. Vì vậy, pháp luật quy định người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn. Do đó, để đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài, một trong những thành phần hồ sơ phải nộp khi tiến hành thủ tục là giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vì của mình. Giấy xác thân này có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.

  • Kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị pháp luật cấm kết hôn

Các trường hợp theo pháp luật Việt Nam sẽ bị cấm kết hôn bao gồm:

+ Thứ nhất, kết hôn giả tạo

+ Thứ hai, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Thứ ba, người đang có vợ, có chồng nhưng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng nhưng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Thứ tư, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nhà nước không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo nguyên tắc những gì pháp luật không cấm thì công dân được phép làm. Như vậy, người cùng giới tính vẫn có thể chung sống với nhau, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Việc không thừa nhận này đồng nghĩa với việc những cặp đôi cùng giới tính sẽ không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Hay việc chung sống của họ không được pháp luật thừa nhận, không làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ như vợ chồng.

Pháp luật Việt Nam không có quy định cấm người Việt Nam với người nước ngoài cùng giới tính chung sống với nhau. Tuy nhiên, các trường hợp công dân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam kết hôn với nhau thì ngoài việc tuân theo pháp luật nước họ mang quốc tịch còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Nếu họ là công dân của các quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng kết hôn với công dân Việt Nam hoặc họ kết hôn với nhau tại Việt Nam thì quan hệ hôn nhân này không được nhà nước Việt Nam bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

Như vậy, trường hợp chị Châu Anh muốn kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam thì cả hai anh, chị cần đáp ứng các điều kiện kết hôn với người nước ngoài nêu trên theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra bạn trai chị đồng thời phải đáp ứng điều kiện kết hôn của nước mà chồng chị mang quốc tịch là Canada.

Trên đây là phân tích của Tổng Đài Pháp Luật về điều kiện kết hôn với người nước ngoài, nếu bạn có vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp trực tiếp!

>> Xem thêm: Điều kiện kết hôn với người Nhật – Thủ tục đăng ký kết hôn

thu-tuc-dang-ky-ket-hon-khi-dap-ung-du-dieu-kien-ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai

 

Thủ tục đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài

 

Anh Phương (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
“Tôi và bạn gái người Nga sang năm sẽ tiến hành kết hôn tại Việt Nam. Sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn với người nước ngoài cũng như điều kiện kết hôn theo quy định tại nước Nga, chúng tôi nhận thấy mình đã đáp ứng đủ điều kiện. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài được tiến hành như thế nào? Tôi cảm ơn!”

 

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài từ A-Z, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Thưa anh Phương! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nga

Hồ sơ đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài bao gồm các giấy tờ như sau:

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam nữ. Hai bên nam nữ có thể khai chung vào một tờ khai đăng ký kết hôn;

+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình;

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp có giá trị sử dụng chứng minh người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật.

+ Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (giai đoạn chuyển tiếp)

  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nga

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

  • Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nga

Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu thông tin trong tờ khai và bảo đảm hồ sơ đáp ứng tính hợp lệ và người có yêu cầu đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, công chức hộ tịch – tư pháp tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận. Nội dung giấy tiếp nhận ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ cần hoàn thiện thì cán bộ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp huyện tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.

Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ra quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết ký 02 bản chính giấy chứng nhận kết hôn.

  • Bước 4: Trao giấy chứng nhận kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện ký giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Như vậy, trường hợp anh Phương kết hôn với bạn gái là người Nga, đáp ứng được các điều kiện kết hôn với người nước ngoài sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ nêu trên và tiến hành theo trình tự thủ tục này tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn với người nước ngoài, nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào đối với thủ tục nêu trên, hãy nhấc máy gọi ngay cho tổng đài 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Bài viết nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của Tổng đài pháp luật về điều kiện kết hôn với người nước ngoài. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu quý khách còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ Luật sư!