Tài sản chia như thế nào khi vợ chết? Là vấn đề được nhiều người đặt ra khi chia tài sản chung hay riêng của vợ và chồng. Trên thực tế, có nhiều người chưa hiểu rõ quy định của pháp luật nên trong quá trình chia tài sản đã đánh mất quyền lợi hợp pháp của mình. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn đọc nắm rõ cách chia tài sản khi vợ chết và các vấn đề liên quan. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Luật sư tư vấn miễn phí tài sản chia như thế nào khi vợ chết, gọi ngay 1900.6174
Ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi vợ chết?
Anh Cường (Hải Dương) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải quyết như sau:
Tôi và vợ tôi đã kết hôn được khoảng 10 năm. Cách đây khoảng 2 tháng vợ tôi mới mất do tai nạn giao thông. Hai vợ chồng tôi có một mảnh đất chung được bố mẹ vợ tôi tặng cho hai vợ chồng tại Hải Dương. Sau khi vợ tôi mất, bố mẹ vợ tôi có đề cập đến vấn đề đòi lấy lại mảnh đất này. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi có được toàn quyền quyết định tài sản là mảnh đất này không? Nếu tôi không có quyền thì ai sẽ có quyền yêu cầu chia tài sản khi vợ tôi chết?
Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về người có quyền yêu cầu chia tài sản khi vợ chết, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Xin chào anh Cường, cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi! Đối với vấn đề này, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đưa ra hướng tư vấn và giải quyết vấn đề này cho anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người có quyền yêu cầu chia tài sản nếu người vợ chết mà không để lại di chúc và việc thừa kế sẽ được tuân theo quy định của pháp luật thì sẽ được sắp xếp theo thứ tự sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Tuy nhiên, điểm lưu ý là những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng thừa kế, nếu ở hàng thừa kế trước mà không còn ai nữa do đã chết, người ở hành thừa kế trước không có quyền được hưởng phần di sản, họ bị truất quyền hưởng di sản hoặc do họ từ chối nhận phần di sản đó.
Như vậy, có thể thấy trường hợp người vợ của anh chết mà không để lại di chúc thì những người có quyền yêu cầu chia tài sản sẽ là những người có quyền được hưởng đối với phần di sản đó theo quy định của pháp luật theo hàng thừa kế gồm: Anh là chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của vợ anh. Mặc dù cha mẹ vợ của anh cũng có quyền yêu cầu chia tài sản nhưng khi đã tặng cho vợ chồng anh mảnh đất đó thì sẽ không có quyền đòi lại tài sản mà chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản là tài sản chung của vợ chồng anh.
Mọi thắc mắc liên quan vấn đề này, anh hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Tài sản chia như thế nào khi chồng chết? Vợ được quản lý không?
Tài sản chia như thế nào khi vợ chết?
Tài sản chung của vợ chồng được chia như thế nào khi vợ chết?
Anh Hùng (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
“Thím tôi bị tai nạn lao động và qua đời cách đây 6 tháng. Anh chị em bên nhà thím có đến đòi phân chia di sản là phần tài sản của thím tôi. Tuy nhiên, chú tôi không đồng ý vì đây là tài sản của cả chú và thím tôi. Hiện tại anh chị em bên nhà thím tôi có nói nếu không chia tài sản thì sẽ kiện lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Vậy nên, luật sư cho tôi hỏi tài sản chung của chú thím tôi sẽ được chia như thế nào khi thím tôi đã chết?
Mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn luật sư!”
>>> Cách chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chết? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi! Đối với anh gặp phải, Luật sư của chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho anh như sau:
Thứ nhất về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chết: Khi một trong hai bên có là vợ hoặc chồng đã chết, lúc này theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã đề cập về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được quy định như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”
Như vậy, trường hợp khi thím anh Hùng chết, theo quy định của pháp luật, chú anh sẽ là người quản lý tài sản là tài sản chung của hai người. Nếu thím anh trước khi mất có để lại di chúc và trong nội dung của di chúc này có chỉ định người khác quản lý di sản thì phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người vợ sẽ do người được chỉ định trong di chúc quản lý hoặc nếu những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản thì sẽ do người được cử quản lý phần di sản của thím anh. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 2 của điều này, có thể thấy, nếu chú anh có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng chú anh có thỏa thuận khác về chế độ tài sản. Nếu chú anh Hùng gặp khó khăn trong quá trình phân chia tài sản khi vợ chết, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Tư vấn miễn phí
Tài sản riêng của vợ được chia như thế nào khi vợ chết?
Anh Quang (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:
Vợ tôi vừa mất cách đây khoảng 1 tháng. Gia đình tôi vừa mới lo công việc xong cho vợ tôi. Hiện tại, vợ tôi còn một số tài sản bao gồm có cả tài sản chung của vợ chồng tôi và cả tài sản riêng của vợ tôi. Nhưng tôi không biết hiện tại vợ mất thì tài sản riêng của vợ tôi gồm có một mảnh đất được tặng cho riêng và một chiếc xe máy SH sẽ thuộc về ai, tôi có được hưởng phần di sản đó hay không?
Do đó, tôi gửi câu hỏi đến Luật sư và mong nhận được sự tư vấn. Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn cách chia tài sản riêng của vợ khi vợ chết? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Quang, cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi! Đối câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra hướng giải quyết vấn đề này cho anh như sau:
Về việc phân chia di sản thuộc sở hữu của người vợ được quy định như sau:
Nếu trường hợp người vợ chết mà không có di chúc thì phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật. Trong trường hợp người vợ chết, không để lại di chúc thì phần di sản của vợ sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng một hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ngoài phần tài sản chung mà anh đã biết, vợ anh khi chết còn để lại một số tài sản thuộc sở hữu riêng. Có thể thấy tài sản của một người sau khi chết, những người có quyền thừa kế ở trong cùng một hàng thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết hoặc những người thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật tiếp theo. Nếu một trong những người có quyền thừa kế đã mất thì con của người sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Do đó, lúc này anh là chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng một phần tài sản thừa kế từ phần di sản chia thừa kế của vợ anh theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề chia tài sản riêng của vợ khi vợ mất. Nếu anh còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư chuyên môn!
>> Xem thêm: Xác định tài sản riêng trước hôn nhân của vợ/chồng chính xác
Vợ chết, chồng có toàn quyền chia tài sản không?
Anh Long (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Vợ tôi mới mất cách đây không lâu và không để lại di chúc. Lúc còn sống, hai vợ chồng tôi có bàn nhau để mua một mảnh đất tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và một số tài sản chung khác. Đồng thời, vợ tôi cũng không có tài sản riêng. Nay hai người con trai tôi đòi chia phần tài sản đó nhưng tôi không đồng ý. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có được toàn quyền phân chia tài sản này của vợ chồng tôi được hay không?
Mong nhận được câu trả lời từ phía luật sư sớm nhất, tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Chồng có được quyền chia tài sản như thế nào khi vợ chết? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Long! Cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi! Sau khi xem xét và phân tích vấn đề của anh, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra phần giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Theo quy định trên, người mất không để lại di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia dựa theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất trong đó gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, có thể thấy trong trường hợp này, người anh là chồng sẽ không có quyền tự ý phân chia tài sản của người vợ mà tài sản của người vợ sẽ được chia đều cho những người trong cùng hàng thừa kế, trong đó có các con của anh. Ngoài ra, những người thuộc hàng thừa kế là anh và các con của anh cũng sẽ có thể tự thỏa thuận về việc chia thừa kế. Tuy nhiên, do đây là tài sản chung của vợ chồng anh nên theo quy định của pháp luật, tài sản sẽ được chia đôi cho anh và vợ anh. Sau đó, phần tài sản của vợ anh mới thuộc phần di sản thừa kế để lại và anh cùng các con cũng sẽ có quyền thừa kế theo pháp luật. Nên ngoài phần tài sản chung đã được chia đôi thuộc sở hữu của anh, anh cũng sẽ được quyền thừa kế phần tài sản của vợ anh cùng hai người con trai của anh. Nếu anh có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thỏa thuận chia tài sản khi đã mất, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Từ những nội dung của bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật mong rằng đã giải đáp được hầu hết mọi thắc mắc của anh/chị xoay quanh các vấn đề về tài sản chia như thế nào khi vợ chết. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm những hiểu biết về pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn còn có câu hỏi nào hay gặp phải bất kỳ khó khăn gì, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự giải đáp miễn phí từ đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi!