Nhận con nuôi trên 18 tuổi có được không? Để có thể nhận con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thực hiện nhận nuôi con nuôi. Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
Câu hỏi:
Chị Kim Ngân (Đà Lạt) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong muốn được tư vấn giải đáp như sau:
“Tôi là Ngân năm nay 45 tuổi. Tôi và chồng tôi lấy nhau đã được 15 năm. Vợ chồng tôi đã có 2 người con gái hiện đã lập gia đình. tôi có một người em họ. Chồng của em tôi mất cách đây 5 năm, vì vậy, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Em tôi không có đủ điều kiện để nuôi con của em tôi học đại học.
Cháu tôi đang có dự định thôi học tại một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh để phụ giúp cho mẹ. Do vậy, tôi muốn nhận cháu tôi làm con nuôi. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này, vợ chồng tôi được nhận nuôi cháu tôi không và thủ tục thực hiện như thế nào? Tôi mong Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải đáp. Xin cảm ơn Luật sư.”
Vậy luật sư cho tôi hỏi, vợ chồng tôi có thể nhận con nuôi trên 18 tuổi không? Thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi cần thực hiện như thế nào? Để nhận nuôi con thì cần có sự đồng ý của ai?
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Ngân! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:
Nhận con nuôi trên 18 tuổi có được không?
>> Nhận nuôi người trên 18 tuổi có được không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định người được nhận nuôi và người nhận nuôi cần đáp ứng điều kiện như sau:
– Về người được nhận làm con nuôi: Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:
a) Được bố dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, chú, dì, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người đều là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi
– Về điều kiện đối với người nhận con nuôi: Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện như sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của bố và mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở chữa bệnh và cơ sở giáo dục ;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong những tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo và chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp bố dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không được áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”.
Như vậy, ứng với trường hợp của chị Kim Ngân thì cậu con trai của em gái chị đã 19 tuổi đối chiếu với quy định nêu trên thì theo pháp luật vợ chồng chị sẽ không đủ điều kiện để nhận con nuôi trên 18 tuổi của em gái chị. Nếu chị còn vướng mắc liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận tư vấn trực tiếp từ luật sư.
>> Xem thêm: Nhận con nuôi có mất tiền không? Phí nhận con nuôi bao nhiêu?
Nhận con nuôi cần có sự đồng ý của những ai?
>> Nhận con nuôi cần có sự đồng ý của những ai? Liên hệ ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) quy định như sau:
Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi này phải được sự đồng ý của bố mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu bố đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả bố mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ đứa trẻ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ giữa bố mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa bố mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực và không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo các yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Bố mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Như vậy, trong trường hợp chị Kim Ngân muốn nhận nuôi con nuôi thì phải có sự đồng ý của bố, mẹ đẻ người được nhận làm con nuôi, trường hợp bố đẻ hoặc mẹ đẻ không còn hay thuộc các trường hợp nêu trên thì cần có sự đồng ý của người còn lại. Nếu cả bố đẻ, mẹ đẻ của đứa trẻ được nhận nuôi đều không còn thì phải có sự đồng ý của người giám hộ.
> Xem thêm: Anh, chị được nhận em làm con nuôi không? – Tư vấn miễn phí
Thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi
>> Tư vấn thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Do bạn không đủ điều kiện để nhận cháu bạn làm con nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp, bạn muốn nhận con nuôi thì cần đáp ứng đủ điều kiện được nêu ở trên và thực hiện thủ tục nhận con nuôi như sau:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
Đối với cha mẹ nuôi: Khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:
– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao)
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp
– Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Đối với người được nhận nuôi cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy khai sinh;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Các giấy tờ khác (nếu có)
Bước 2: Bạn tiến hành nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn phải nộp hồ sơ của mình và của con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lý.
Sau khi Ủy ban nhân dân nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ.
Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải được lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân xã xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.
Thời gian thực hiện thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu ở trên. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày. Trên đây là tư vấn chi tiết thủ tục nhận nuôi con nuôi của Tổng Đài Pháp Luật. Trong quá trình thực hiện thủ tục anh/ chị có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục nhận con nuôi khi chồng không đồng ý
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề nhận con nuôi trên 18 tuổi. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.