Nhiều người khi có mong muốn tiến tới hôn nhân với người theo đạo, thường có câu hỏi thắc mắc liệu khác đạo có cưới nhau được không? Đây cũng không phải là vấn đề xa lạ khi nhắc đến vấn đề kết hôn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi trên và cung cấp những quy định liên quan đến điều kiện kết hôn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Hai người khác đạo có cưới nhau được không?
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Tôi hiện nay không theo tôn giáo nào nhưng lại đang yêu đương với một cô gái là người theo đạo Thiên chúa giáo. Tôi thực sự rất thích cô gái này và có mong muốn cùng cô ấy kết hôn. Nhưng cả ba mẹ tôi và ba mẹ cô ấy lại lo ngại về vấn đề khác biệt tôn giáo giữa chúng tôi. Ba mẹ tôi sợ nhất là tôi khi lấy vợ sẽ phải theo đạo của vợ vậy sẽ không có ai thờ cúng ông bà tổ tiên nữa. Còn ba mẹ cô ấy lại cho rằng không thể cưới người khác đạo.
Vậy nên tôi muốn hỏi, liệu hai người khác đạo có cưới nhau được không? Tôi có bắt buộc phải thay đổi tôn giáo của mình sau khi kết hôn không?
Rất mong được Luật sư hỗ trợ và giải đáp cho vấn đề trên của tôi, tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí hai người khác đạo có cưới nhau được không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào anh Hùng, rất cảm ơn anh vì đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề trên của anh dựa vào những quy định hiện hành của pháp luật như sau:
Căn cứ vào khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Theo đó, khi hai bên tiến hành đăng ký kết hôn sẽ phải tuân theo các điều kiện kết hôn như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Cả hai người đều không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo đó, pháp luật quy định cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, theo những gì mà pháp luật quy định chúng ta có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi khác đạo có cưới nhau được không? Đó là việc kết hôn giữa những người khác đạo là hoàn toàn bình thường và “khác tôn giáo” không phải là lí do bị cấm kết hôn theo Luật định.
Đối với trường hợp của anh và bạn gái, hai người hoàn toàn có thể kết hôn nếu hai bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Luật hôn nhân và gia đình quy định như đã nêu ở trên, mà không làm ảnh hưởng gì đến vấn đề tôn giáo của hai bên. Pháp luật không có bất cứ quy định nào về việc cấm kết hôn giữa những người khác đạo hay phải thay đổi tôn giáo sau khi kết hôn. Anh có thể theo tôn giáo của bạn gái hoặc không và vẫn có thể thờ cúng tổ tiên bình thường.
Tuy nhiên, trong đạo Thiên chúa giáo nếu anh muốn kết hôn sẽ phải học giáo lý hôn nhân. Anh có thể theo học lớp học này mà không bắt buộc phải theo đạo. Cũng có những trường hợp mà anh không cần phải học giáo lý nếu như vợ anh hay gia đình nhà vợ không có yêu cầu. Lớp học giáo lý chỉ là hình thức chứ không phải sự ép buộc một người khác phải theo đạo, nên anh có thể theo học, không cần phải đi lễ hàng tuần và vẫn có đời sống hôn nhân trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Nếu như anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề Khác đạo có cưới nhau được không, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn một cách nhanh chóng!
Quy định của pháp luật về việc hôn nhân khác đạo
>> Luật sư giải đáp thắc mắc những quy định của pháp luật về việc hôn nhân khác đạo, gọi ngay 1900.6174
Như đã trình bày ở trên, có thể thấy pháp luật nước ta không cấm kết hôn giữa những người khác đạo mà còn có những quy định cho thấy Nhà nước ta luôn ủng hộ loại hình hôn nhân này, việc kết hôn giữa những người khác đạo là hoàn toàn bình thường.
Cụ thể hơn, tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi nói về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã khẳng định:
“Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Ngoài ra, tại Điều 22 của Luật này cũng quy định rằng:
“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.”
Nghi thức kết hôn khác đạo
Chị Lan (Huế) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc mong muốn được Luật sư giúp đỡ giải thích như sau:
Tôi và chồng tôi sau một khoảng thời gian yêu đương đã quyết định đi tới hôn nhân. Chồng tôi là người theo đạo Thiên chúa giáo còn tôi thì không. Theo như chúng tôi được biết pháp luật không có quy định cấm nào về vấn đề hai người khác đạo có cưới nhau nên chúng tôi muốn kết hôn với nhau. Vậy khi kết hôn, chúng tôi có thể tiến hành đám cưới như những đám cưới bình thường khác ở nước ta hay không? Có phải thực hiện các thủ tục đặc biệt nào liên quan đến vấn đề tôn giáo giữa hai bên trước khi kết hôn hay không?
Rất mong sẽ được Luật sư giải đáp những thắc mắc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư hướng dẫn miễn phí nghi thức kết hôn khác đạo, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào chị Lan, rất cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi rất vui lòng được giúp chị giải đáp cho những vướng mắc trên dựa vào những quy định hiện tại của pháp luật nước ta cũng như quy định của Giáo hội.
Theo đó, pháp luật nước ta và cả Giáo hội không ngăn cấm việc kết hôn giữa hai người khác đạo. Tuy nhiên, nếu như chị và chồng chị là hai người khác đạo muốn kết hôn với nhau sẽ phải được cho phép thông qua việc “chuẩn hôn phối”.
Các thứ cần chuẩn bị cho việc “chuẩn hôn phối”
– Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
– Giấy đăng ký kết hôn
– Nhẫn cưới
– Hai người làm chứng
– Sổ gia đình công giáo (bản chính)
Quy trình (hay còn gọi là nghi thức làm phép “chuẩn hôn phối”)
– Đầu tiên, học Chứng chỉ giáo lý hôn nhân. Thủ tục đăng ký rất đơn giản, chị chỉ cần mang theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo của mình và hai tấm hình thẻ đến xem lịch học và sau đó đăng ký lớp học phù hợp với lịch của chị. Thời gian học là khoảng 3 tháng.
– Tiếp theo, làm giấy đăng ký kết hôn. Chị sẽ phải đến phường/xã nơi mình sinh sống để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau đó nộp 1 bản về cho Giáo xứ nơi chị đăng ký làm phép chuẩn. Khi có đủ cả Chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn, chị sẽ đến nhà thờ để xin làm phép chuẩn hôn phối khác đạo. Ngoài ba mẹ 2 bên gia đình, chị sẽ phải cần nhờ hai người đến làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời chuẩn bị nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn.
– Cuối cùng là làm phép chuẩn tại nhà thờ. Sau hôm đến nhà thờ làm đơn xin chuẩn hôn phối khác đạo, thông tin của anh chị về việc chuẩn bị kết hôn sẽ được treo ở nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp. Mục đích chính là để ai nếu như thấy và có sự ngăn trở, buộc phải trình lên cha xứ trước khi đám cưới diễn ra. Cha xứ sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm phép chuẩn (ngoài Thánh lễ). Trước Chúa, đôi bên sẽ phải thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.
Trên đây chính là các quy trình, chị bắt buộc phải thực hiện khi kết hôn với chồng chị là người theo đạo Thiên chúa giáo. Nếu như chị vẫn còn vướng mắc nào xoay quanh nghi thức kết hôn khác đạo, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình trên thực tế. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng!