Thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại tuy không phải là thủ tục phức tạp, nhưng có nhiều trường hợp do không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nên việc tiến hành thủ tục mất rất nhiều thời gian. Do đó trong bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp về mẫu đơn, thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại để giúp bạn dễ dàng thực hiện thủ tục. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề khác xoay quanh vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng!
Quy định về quyền cư trú của công dân tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 8 Luật cư trú năm 2020 đối với quyền của công dân về cư trú như sau:
– Được lựa chọn và quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký nơi cư trú phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm các bí mật về thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú, trừ trường hợp được cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Được khai thác các thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
– Được cơ quan có thẩm quyền đăng ký nơi cư trú và cập nhật, điều chỉnh thông tin của người yêu cầu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
– Được cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mọi người khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền được tự do cư trú.
– Có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đối với những hành vi vi phạm pháp luật về việc cư trú theo quy định của pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi Quy định về quyền cư trú của công dân đang ở tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về những khúc mắc anh đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi qua số hotline 19006174 để được luật sư giải đáp và tư vấn kịp thời, nhanh chóng.
>> Xem thêm: Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2022 (CT01)
Có được nhập khẩu cho cháu ngoại không?
Chị Giang (Hà Tĩnh) có câu hỏi gửi đến Luật sư cần hỗ trợ như sau:
Chào Luật sư, vợ chồng tôi hiện đều đi làm ăn xa ở một tỉnh khác và gửi con gái ở với bà ngoại. Sắp tới để tiện cho việc làm hồ sơ nhập học cho con vào lớp một nên chúng tôi muốn làm thủ tục cho cháu chuyển khẩu vào nhà ngoại. Tôi muốn hỏi Luật sư có được nhập khẩu cho con sang với bà ngoại hay không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào chị Giang! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp thì chúng tôi xin được hỗ trợ tư vấn như sau:
Theo pháp luật hiện hành quy định tại Điều 13 của Luật Cư trú năm 2006 về việc nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
– Nơi cư trú của người chưa thành niên được xem là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha và mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ được xác định là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống và sinh hoạt.
– Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha và mẹ nếu được cha, mẹ của người đó đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
– Theo căn cứ tại Điểm b, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định như sau: Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy đối với trường hợp của chị Giang, nếu anh chị muốn nhập khẩu cho con sang bà ngoại thì cần làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con và phải có sự đồng ý của cả anh và chị hoặc của cha, của mẹ theo quy định pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề có được nhập khẩu cho cháu ngoại không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp chị hiểu rõ về những khúc mắc đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết và nhanh nhất.
>> Xem thêm: Con nuôi có được nhập hộ khẩu – Tư vấn thủ tục nhanh chóng
Tư vấn thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại
Anh Hưng (Lào Cai) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi năm nay trên 30 tuổi, vợ chồng tôi có một đứa con trai 10 tuổi, bố mẹ tôi đã mất từ lâu nên hiện tại gia đình tôi đang sống gần nhà mẹ vợ. Sắp tới, vợ chồng tôi tính sang Trung Quốc để làm việc, nhưng con tôi còn nhỏ và việc học hành cũng đang ở Lào Cai nên chúng tôi quyết định sẽ nhập khẩu cho con sang cho bà ngoại.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Mẫu đơn nhập khẩu cho viết như nào? Nếu được thì hồ sơ nhập khẩu cần giấy tờ gì? Và thủ tục nhập khẩu như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>> Tư vấn miễn phí thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Hưng! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Dựa vào những thông tin mà anh đã cung cấp và các quy định của pháp luật hiện hành thì chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mẫu đơn nhập khẩu cho cháu ngoại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU
Kính gửi:
– Phòng Công an phụ trách công việc Đăng ký thường trú của công an Quận / Huyện……………..
– Trưởng Công An xã……………..
Tôi tên là: ……………………
Ngày tháng năm sinh: ……………………
CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Hiện đang công tác tại:……………………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………
Hôm nay, tôi viết đơn này kính chuyển đến cấp có thẩm quyền xin trình bày về vấn đề như sau: Hiện nay tôi chuyển về nhận công tác tại ( công ty/ doanh nghiệp/ cơ quan/ trường học….) ………. từ ngày…, tháng…., năm…..
Hiện nay, tôi đã có người thân hiện đang tạm trú tại……….. Trong thời gian tạm trú, gia đình tôi luôn thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Nay tôi có nguyện vọng được nhập hộ khẩu tai địa phương để yên tâm công tác và làm việc lâu dài. Vì vậy tôi viết đơn này kính mong cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết việc nhập khẩu của gia đình tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của trưởng Công an xã
…., ngày…, tháng…., năm……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hồ sơ nhập khẩu cho cháu ngoại cần những giấy tờ gì?
Theo quy định pháp luật tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA về hồ sơ để có thể nhập khẩu cho cháu vào sổ hộ khẩu của bà ngoại gồm có:
+ Phiếu báo về việc thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai về nhân khẩu
+ Giấy chuyển sang hộ khẩu khác
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp và phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ giữa cháu và bà.
+ Giấy khai sinh của cháu
+ Văn bản có ý kiến đồng ý của cha, mẹ về việc cho cháu về ở cùng với bà, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Do đó, đối với trường hợp của anh Hưng, để nhập khẩu cho con của mình sang cho bà ngoại thì anh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về Hồ sơ nhập khẩu cho cháu ngoại gồm những giấy tờ gì? Hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Trình tự thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại
Bước 1: Cha mẹ của cháu cần xin cấp giấy chuyển hộ khẩu tại cơ quan công an cấp huyện nơi anh chị đăng ký thường trú
+ Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu; Sổ hộ khẩu.
+ Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thì trưởng công an cấp huyện sẽ cấp giấy chuyển hộ khẩu cho cháu.
Bước 2: Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú cho cháu tại nơi đăng ký thường trú của bà ngoại sau khi đã nhận được giấy chuyển hộ khẩu.
Hồ sơ để có thể nhập khẩu cho cháu vào hộ khẩu của bà dduoqcj quy đinh tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
+ Phiếu báo việc thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Bản khai nhân khẩu của cháu
+ Giấy chuyển đổi hộ khẩu
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp của bà và phải xuất trình các giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ giữa cháu và bà.
+ Giấy khai sinh của người cháu
+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ về việc cho cháu ở cùng với bà được dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Anh chị nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp huyện, quận, thị xã,…
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm đăng ký thường trú cho cháu, nếu không cấp thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao.
Ngoài ra, pháp luật không có quy định cụ thể về trường hợp bắt buộc phải có cha và mẹ khi nhập khẩu cho con. Do đó, trong trường hợp của anh Hưng thì anh chị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo mẫu và nộp tại cơ quan công an cấp huyện và có thể nhờ bà ngoại làm thủ tục chuyển khẩu cho cháu nếu anh chị đi làm.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về trình tự thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại. Hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và giải đáp.
>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu cho con – Một số điểm cần lưu ý năm 2022
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu cho cháu ngoại. Tất cả các ý kiến trên của chúng tôi đều dựa vào quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện thủ tục. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến các vấn đề trên thì liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174