Hiện nay kinh tế phát triển nhiều người muốn đưa con ra nước ngoài để có điều kiện phát triển tốt hơn. Đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn là một thủ tục phức tạp và mất rất nhiều thời gian, có không ít trường hợp bị trả hồ sơ về. Do đó trong bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi về vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn
>> Quy định của pháp luật về việc đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng nhưng không làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với con cái. Nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của trẻ, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn về việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc, con cái sau khi ly hôn như sau:
Căn cứ tại khoản 1 điều 81 luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái (đối với các trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hay con không có khả năng lao động và kèm theo đó là không có tài sản riêng để tự nuôi mình) sau khi ly hôn bao gồm: việc trông nom, chăm sóc con cái, việc nuôi dưỡng (thể chất và tâm hồn trẻ), việc giáo dục con cái trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng sẽ dựa trên sự thỏa thuận từ phía vợ chồng. Trường hợp mà không thoả thuận được có sự tranh chấp, tòa án sẽ dựa trên nhiều yếu tố để trao con cho vợ hay chồng trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm: độ tuổi của trẻ, khả năng đáp ứng nhu cầu của con, ý chí của con (mong muốn ở với ai),…
Theo đó, với trường hợp trẻ dưới 36 tháng tuổi, sẽ trực tiếp giao cho mẹ nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ các điều kiện phù hợp để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc đã có thỏa thuận khác giữa cha mẹ nhằm đáp ứng tốt hơn các điều kiện cho con.
Đối với trường hợp con đã đủ 07 tuổi trở lên nguyện vọng của con sẽ là một yếu tố để xem xét trao con cho mẹ hay cha trực tiếp nuôi dưỡng. Ý chí của con chỉ là điều kiện để xem xét việc trao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng chứ không phải là điều kiện tiên quyết, để xem xét trao con cho ai nuôi dưỡng còn cần xem xét nhiều yếu tố khác (tài chính, đạo đức,…).
Như vậy, pháp luật có quy định sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có nghĩa vụ với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản riêng để tự nuôi mình. Việc con do ai trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ do chính cha mẹ thỏa thuận hoặc nếu không thoả thuận được sẽ do tòa án quyết định dựa trên độ tuổi của con, khả năng tài chính của cha mẹ, đạo đức,…
>> Xem thêm: Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài [Thủ tục A-Z]
Đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn có cần sự đồng ý của bên còn lại không?
Chị Tuyết Liên (thành phố Uông Bí) có câu hỏi:
“Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2017. Chúng tôi có một con chung là một bé trai hiện được 3 tuổi. Đến năm 2021, chúng tôi đã tiến hành thủ tục ly hôn và đã có Quyết định thuận tình ly hôn của toà án. Toà án quyết định tôi là người được trực tiếp nuôi dưỡng con. Hiện nay, tôi đã kết hôn với người chồng mới là người quốc tịch Mỹ và chúng tôi quyết định đưa bé ra nước ngoài định cư cùng nhưng chồng cũ của tôi nhất quyết không đồng ý.
Vậy cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật, tôi đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn, có cần sự đồng ý từ phía người bố không?
>> Luật sư giải đáp đưa con ra nước ngoài sau ly hôn có được không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn có cần sự đồng ý của bên còn lại không?
>> Luật sư đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn có cần sự đồng ý của bên còn lại không ? Liên hệ 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn với con cái bao gồm: việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đối với con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi) hoặc con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) nhưng không có khả năng lao động hoặc con mất năng lực hành vi dân sự mà không có khả năng tự nuôi chính mình.
Đồng thời tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ mà không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
– Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng quyền của con là được sống cùng với người được giao trực tiếp nuôi dưỡng con
– Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của người không trực tiếp nuôi con (dựa vào sự thoả thuận của hai bên hoặc nhờ sự giải quyết của tòa án nếu có tranh chấp)
– Thứ ba, quyền và nghĩa vụ thăm nom đối với con mà không một ai được cảm trở của người không trực tiếp nuôi dưỡng con.
Nếu việc thăm nom con sau khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi con mà cản trở, gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng của người trực tiếp nuôi con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con.
Theo như phân tích các quy định trên sau ly hôn, căn cứ vào Bản án ly hôn hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án cấp có thẩm quyền tương ứng ra quyết định về việc nuôi con, theo đó Người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ tương ứng quy định tại Điều 81 và tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, một trong các quyền và nghĩa vụ của Người trực tiếp nuôi con là: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và cũng không có tài sản riêng để tự nuôi mình theo quy định.
Việc chị Liên đưa con cùng ra nước ngoài định cư cũng nhằm phục vụ việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con được tốt nhất là hoàn toàn hợp pháp và không ai có quyền cản trở. Do đó, trong trường hợp này, chị không cần thiết phải có sự đồng ý của cha đứa trẻ.
Tuy nhiên cần lưu ý, theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Do đó, chị nên có sự trao đổi lại và thoả thuận với cha đứa trẻ về những điều kiện tốt có thể dành cho trẻ khi đưa trẻ xuất cảnh sang sinh sống tại nước ngoài.
Như vậy, trường hợp của chị Liên đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn không nhất thiết phải có sự đồng ý từ phía người cha của con.
Bên còn lại không đồng ý cho con ra nước ngoài định cư có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con không?
>> Bên còn lại không đồng ý con ra nước ngoài định cư có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con không? Gọi đến đường dây nóng 1900.6174
Pháp luật có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để bảo vệ tốt nhất các lợi ích của con. Các trường hợp được phép thay đổi người trực tiếp nuôi con được quy định tại điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Về cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Thứ nhất, cha, mẹ hoặc người thân thích khác (người có quan hệ nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ, người có họ trong phạm vi ba đời);
– Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Thứ tư, hội liên hiệp phụ nữ.
Về căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con cái:
– Thứ nhất, cha, mẹ thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để tạo điều kiện tốt nhất, phù hợp với lợi ích của con;
– Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Ngoài ra, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên cần xem xét nguyện vọng của con khi thực hiện thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Trường hợp mà cả cha và mẹ đều không có đủ các điều kiện để trực tiếp nuôi con, con sẽ được giao cho người giám hộ bởi quyết định của Toà án
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 người cha không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Trường hợp mà người cha không trực tiếp nuôi con sử dụng quyền thăm nom để gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền của người trực tiếp nuôi con trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, người mẹ sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom con của cha.
Với trường hợp này, chị cần trao đổi và thỏa thuận lại với cha đứa trẻ về những điều kiện tốt hơn con nhận được khi xuất cảnh sinh sống tại nước ngoài cùng mẹ. Trong trường hợp cha đứa trẻ có bằng chứng chứng minh được rằng việc đưa con ra nước ngoài định cư là không phù hợp, không đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của con gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cháu bé, cha đứa trẻ có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật đối với câu hỏi của chị Liên, nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Điều kiện bảo lãnh con sang Mỹ – Tư vấn hồ sơ, thủ tục miễn phí
Thủ tục đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn
Chị Hồng Nhung (thành phố Vũng Tàu) có câu hỏi:
“Tôi với chồng cũ đã ly hôn và có 2 con chung. Tòa án đã ra quyết định trao con gái cho tôi trực tiếp nuôi dưỡng và chồng cũ nuôi con trai. Hiện tại tôi đã đăng ký kết hôn với chồng mới là người Mỹ và tôi muốn đưa con gái ra nước ngoài định cư để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy luật sư cho tôi hỏi để đưa con ra nước ngoài sau ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí thủ tục đưa ra nước ngoài sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Nhung! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi đã nắm bắt những thông tin anh cung cấp và nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Thủ tục đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn:
– Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở Di trú (USCIS)
Theo quy định của Luật Di trú Mỹ, đương đơn có thể bảo lãnh theo diện bảo lãnh thân nhân sang Hoa Kỳ như: CR2/IR2, F1, F3, F2A, F2B.
Đối với cha mẹ có quốc tịch Mỹ, bảo lãnh cho con cái theo diện:
Diện CR2/IR2: Công dân Mỹ bảo lãnh con chung, con riêng của vợ/chồng độc thân dưới 21 tuổi.
Trường hợp con riêng của vợ/chồng, hai người phải kết hôn trước khi người con này đủ 18 tuổi.
Diện F1: Công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi. Con của người này (tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh) cũng được đi cùng.
Diện F3: Công dân Mỹ bảo lãnh con đã lập gia đình. Vợ và con của người này (tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh) cũng được đi cùng.
Đối với cha mẹ có thẻ xanh Mỹ, bảo lãnh cho con cái theo diện:
Diện F2A: Con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
Diện F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân. Con của người này (tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh) cũng được đi cùng.
Trong đó, diện bảo lãnh F2A là diện phổ biến nhất và cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ này trong hồ sơ của mình trước khi gửi lên Sở Di trú Mỹ bao gồm:
+ Thứ nhất, mẫu đơn xin bảo lãnh người thân sang Mỹ theo quy định là mẫu đơn I-130
Thứ hai, bản photo hai mặt của thẻ xanh người bảo lãnh. Với thẻ xanh, yêu cầu phải còn có giá trị, đối với trường hợp người bảo lãnh đã thay đổi tên, phải có đủ giấy tờ xác nhận đã đổi tên hợp pháp (thay đổi hộ tịch).
+ Thứ ba, cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân bao gồm: giấy đăng ký kết hôn, giấy ly hôn hay giấy chứng tử của vợ hoặc chồng đương đơn đã mất. Bên cạnh đó, nếu trường hợp có con riêng đi kèm, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ cần thiết khác, mới được Sở Di trú xác nhận:
Các giấy tờ cần thiết khác bao gồm như: giấy khai sinh của người nộp đơn và của người con được bảo lãnh và một ảnh chụp hộ chiếu trên nền trắng và có thời hạn không vượt quá 6 tháng, những giấy tờ chứng minh khác về mối quan hệ của hai bên người bảo lãnh và người con như ảnh, video hay thư từ hoặc email qua lại.
Trong thời gian xử lý hồ sơ bảo lãnh, Sở Di trú có thể yêu cầu người bảo lãnh cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ, bằng chứng chứng minh khác. Khi hồ sơ được USCIS chấp thuận sẽ chuyển sang NVC để tiến hành xét duyệt.
Một lưu ý đối với các loại giấy tờ trên mà cần phải quan tâm đó là các loại giấy tờ này bắt buộc phải được dịch sang tiếng Anh và có ghi rõ các thông tin như họ và tên, địa chỉ của người phiên dịch. Ngoài ra, bản thân người phiên dịch hoặc công ty dịch thuật cũng phải xác nhận đã dịch đúng với bản chính của đương đơn.
Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị để bảo lãnh người con gái của chị sang Mỹ cần ba loại giấy tờ đã nêu ở trên và cần được dịch sang tiếng Anh. Cần lưu ý hơn đến các thông tin trong mẫu đơn I-103 để tránh trường hợp trả lại hồ sơ do thiếu giấy tờ hoặc điền sai thông tin gây tốn thời gian nhất là với các diện bảo lãnh phải đợi theo lịch visa hàng tháng.
– Bước 2: Bổ sung giấy tờ tại NVC
Sau khi hồ sơ bảo lãnh được USCIS chấp thuận sẽ được chuyển đến Trung tâm chiếu khán NVC. Người bảo lãnh sẽ phải bổ sung giấy tờ chứng minh bản thân người bảo lãnh đủ các điều kiện bảo lãnh như: độ tuổi, tài chính, có thẻ xanh của Mỹ để bảo lãnh con sang Mỹ. Trong trường hợp người bảo lãnh không đủ điều kiện về tài chính, cần thiết phải tìm người đồng tài trợ bảo lãnh con sang Mỹ.
Người được bảo lãnh và các thành viên đi cùng cần phải cung cấp giấy tờ tuỳ thân như lý lịch tư pháp (trên 16 tuổi), giấy khai sinh, hộ chiếu, hình ảnh… Hồ sơ sau khi được NVC xét duyệt xong sẽ gửi thư mời khám sức khỏe và tiến hành phỏng vấn.
– Bước 3: Phỏng vấn ở Lãnh sự quán Mỹ
NVC sẽ thông báo cụ thể lịch phỏng vấn cho người được bảo lãnh. Đương đơn được bảo lãnh đến Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn và nhận kết quả visa. Trường hợp đậu, visa Mỹ sẽ được chuyển đến nhà qua đơn vị chuyển phát nhanh.
Như vậy, thủ tục bảo lãnh con sang Mỹ sẽ phải trải qua ba bước tuần tự như trên và cần chuẩn bị các loại hồ sơ thiết yếu để tránh gây mất thời gian khi thực hiện thủ tục đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn
>> Xem thêm: Bảo lãnh con riêng của vợ sang Mỹ – Tư vấn điều kiện, thủ tục
Có hành vi cản trở bên còn lại thăm nom, nuôi dưỡng con cái có bị xử phạt không?
Chị Ánh Ngọc (thành phố Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Tôi và anh Quyết kết hôn được hơn 6 năm và có 2 con chung (Bé trai năm nay được hơn 5 tuổi và bé gái hơn 2 tuổi). Năm ngoái chúng tôi có làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp khi ly hôn về con cái do không thể nào thoả thuận được về quyền nuôi con. Chúng tôi đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và tòa án ra quyết định trao con gái cho tôi trực tiếp nuôi dưỡng (do bé dưới 36 tháng tuổi) và anh Quyết nuôi con trai.
Sau khi ly hôn, bà Hồng (mẹ anh Quyết) và anh Quyết không cho tôi về nhà để thăm con trai của mình. Nghe tin con trai bị ốm, phải nghỉ học, anh Quyết bận việc ở xa, còn mẹ chồng lại không đưa cháu đi khám bệnh nên tôi về nhà chồng để chăm sóc con nhưng bà không cho mà còn nói cháu nó bệnh nhẹ uống thuốc vài hôm là khỏi.
Tôi đã đến uỷ ban nhân dân xã, nơi gia đình chồng cũ đang cư trú để đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã đã cử cán bộ tư pháp phối hợp với Tổ trưởng Tổ dân phố đến nhà anh Quyết để yêu cầu bà Hồng chấm dứt hành vi ngăn cản việc thăm nom con của tôi.
Nhưng ngay sau khi cán bộ tư pháp ra về, bà Hồng vẫn kiên quyết không cho tôi vào nhà gặp con. Vậy tôi xin hỏi, hành vi bà Hồng cản trở thăm nom con của tôi bị xử phạt như thế nào, tôi phải làm sao để có thể thăm nom con?”
>> Có hành vi cản trở bên còn lại thăm non, nuôi dưỡng có bị xử phạt không? Nhấc máy gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Việc thăm nom con cái sau khi ly hôn nhằm tạo sự gần gũi, gắn bó giữa cha, mẹ với người con không sống chung với mình. Bên cạnh đó, việc thăm nom con cũng phần nào làm giảm đi nỗi thất vọng, sự tổn thương của con khi thiếu vắng tình thương, giúp con cảm nhận được tình cảm của cả cha và mẹ dành cho mình.
Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của con, khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định ghi nhận: người cha hoặc người mẹ trực tiếp nuôi con cùng với các thành viên khác trong gia đình không được cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con.
Căn cứ quy định tại Điều 56 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa: ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng.
Theo đó, nếu có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với việc thăm nom, chăm sóc giữa cha hoặc mẹ với con, có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với những người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom con của cha, mẹ. Trừ các trường hợp mà tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom.
Ngoài ra, Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con cũng là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Khi bên không trực tiếp nuôi dưỡng con bị một bên cản trở quyền được thăm nom con sau khi ly hôn, người không trực tiếp chăm sóc con có thể thực hiện các biện pháp như sau:
– Thứ nhất, nhờ sự chứng kiến và xác nhận của tổ trưởng dân phố vào đơn về sự việc đến thăm nom con nhưng người trực tiếp chăm sóc con gây cản trở, khó khăn.
– Thứ hai, đến trường con làm đơn xác nhận, xin sao chụp sổ liên lạc, hồ sơ học bạ… để minh chứng hạnh kiểm và học lực của con.
– Thứ ba, làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.
Sau đó, cơ quan Thi hành án có thẩm quyền sẽ mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc con sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người không trực tiếp chăm sóc được thăm con, không gây khó khăn nữa. Nội dung cam kết này sẽ được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.
Như vậy theo quy định trên việc cản trở chị thực hiện quyền thăm nom, chăm sóc trong quan hệ giữa mẹ – con của bà Hồng, có thể bị phạt tiền trừ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trừ trường hợp chị bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, anh có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ.
>> Xem thêm: Thủ tục bảo lãnh con sang Pháp như thế nào? [Chi tiết A–Z]
Trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin vấn đề đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn, thủ tục đưa con ra nước ngoài sau khi ly hôn và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh /chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật, phía đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.