Xây nhà trên đất người khác bị xử lý như thế nào?

Xây nhà trên đất người khác là gì? Xây nhà trên đất người khác có sao không? Bị người khác xây nhà trên đất của mình thì phải làm sao? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến khi không may có tranh chấp đất đai xảy ra. Vì vậy, tại bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp các thông tin xung quanh hành vi xây dựng nhà trên đất người khác. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn cụ thể, nhanh chóng nhất!

Thế nào là xây nhà trên đất người khác?

Thông thường xây nhà trên đất người khác sẽ có 02 trường hợp như sau:

  1. Trường hợp 1: Xây nhà trên đất người khác có sự đồng ý, chấp thuận hợp pháp của chủ đất.

Hiện nay, việc một người là chủ sở hữu nhà nhưng không phải là chủ sở hữu đất ngày càng phổ biến. Trường hợp này thường xảy ra khi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình cho đất cho con hoặc người thân khác để xây nhà nhưng không sang tên Giấy chứng nhận (cho mượn). Khi đó, chủ sở hữu nhà lúc này không có nghĩa là chủ sở hữu đất.

Lưu ý: Chỉ ở trường hợp người cho đất tự nguyện cho đất thì việc xây nhà trên đất người khác mới được coi là hợp pháp và có thể chuẩn bị đầy đủ thủ tục sang tên, nhượng quyền hay các thủ tục liên quan khác khi có yêu cầu.

2. Trường hợp 2: Xây nhà trên đất người khác không có sự đồng ý, chấp thuận hợp pháp của chủ đất.

Trường hợp này thường xảy ra giữa những người là hàng xóm với nhau và được coi là phạm pháp. Cụ thể, khi xây dựng nhà ở, vì nhiều lí do mà công trình đang xây dựng có thể lấn, chiếm một phần diện tích đất với công trình nhà ở trước đó.

Lúc này, xây nhà trên đất người khác hay còn gọi là tranh chấp ranh giới đất đai có thể hiểu là việc chủ thể không có quyền sở hữu đất nhưng tự ý xây dựng công trình trên đất thuộc sở hữu của chủ thể khác mà không có sự đồng ý của người đó. Điều này có thể bao gồm việc xây tường rào, móng nhà, cột trụ hoặc bất kỳ cấu trúc nào khác mà không tuân thủ các quy định về ranh giới đất đã được cơ quan có thẩm quyền xác định.

Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ tập trung đi sâu vào các nội dung liên quan hành vi thuộc trường hợp 2, bởi đây là hiện tượng phức tạp, khó xử lí và cần sự can thiệp của Pháp luật.

>>> Xem thêmXây nhà trên đất quy hoạch có được không?

Xây nhà trên đất người khác có vi phạm pháp luật không?

Tại Điều 12 Luật Đất đai có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi: “Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Vì vậy, việc tự ý xây dựng nhà trên phần đất thuộc quyền sử dụng của người khác không chỉ bị Pháp luật nghiêm cấm mà còn là sự xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu tài sản của người khác và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên.

Cụ thể, Luật Đất đai năm 2013, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2018 nghiêm cấm những hành vi cản trở, gây khó khăn đối với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, việc tự ý xây dựng nhà trái phép trên đất của người khác được coi là hành động không chỉ vi phạm luật mà còn đụng đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân đó.

Như vậy, hành vi xây nhà trên đất của người khác được xếp vào nhóm hành vi vi phạm pháp luật dân sự và sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai 2013.

xay-nha-tren-dat-nguoi-khac

>>> Liên hệ 1900.6174 để được tư vấn miễn phí về “Xây nhà trên đất người khác”

Nguyên nhân hành vi xây nhà trên đất người khác

Xây nhà trên đất người khác mà không được quyền đồng ý của họ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể xảy ra bởi nhiều lý do, điển hình như:

Nguyên nhân chủ quan của hành vi xây nhà trên đất người khác

  1. Yếu tố cá nhân:
    – Tính ích kỷ, vị kỷ: Một số cá nhân vì lợi ích bản thân mà bất chấp quyền lợi của người khác, dẫn đến hành vi lấn chiếm đất đai để xây nhà.
    – Thiếu ý thức pháp luật: Do thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai, một số người không nhận thức được hành vi xây nhà trên đất người khác là vi phạm pháp luật.
    – Tâm lý muốn mở rộng diện tích đất: Một số người muốn mở rộng diện tích đất để sử dụng cho các mục đích khác nhau như kinh doanh, sinh hoạt,… dẫn đến hành vi lấn chiếm.
    – Tâm lý “được chăng hay chớ”: Một số người lợi dụng sự lơ là của chính quyền địa phương hoặc chủ sở hữu đất để lấn chiếm đất đai.
  2. Hoàn cảnh cá nhân:
    – Khó khăn về tài chính: Do không đủ khả năng tài chính để mua đất, một số người chọn cách lấn chiếm đất để xây nhà.
    – Thiếu nhà ở: Nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, trong khi nguồn cung hạn chế, dẫn đến việc một số người lấn chiếm đất để xây nhà.

Nguyên nhân khách quan của hành vi xây nhà trên đất người khác

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, hiện tượng này xảy ra còn bởi một số nguyên nhân khách quan khác như:

  1. Thiếu sót trong quản lý nhà nước:
    – Quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo: Việc quản lý nhà nước về đất đai chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sự giám sát hiệu quả tạo điều kiện cho hành vi lấn chiếm đất đai.
    – Hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp đất đai: Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều thủ tục phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí, dẫn đến việc một số người chọn cách lấn chiếm để giải quyết mâu thuẫn.
  2. Môi trường xã hội:
    – Tệ nạn xã hội: Một số tệ nạn xã hội như tham nhũng, móc ngoặc, mua bán trái phép đất đai dẫn đến việc lấn chiếm đất đai.
    – Môi trường xã hội lỏng lẻo: Thiếu sự giáo dục đạo đức, ý thức cộng đồng, dẫn đến việc một số người coi nhẹ pháp luật và có hành vi lấn chiếm đất đai.
  3. Ranh giới đất đai không rõ ràng:
    – Thiếu giấy tờ pháp lý: Do thiếu sổ đỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến tranh chấp về ranh giới đất đai và tạo điều kiện cho việc lấn chiếm.
    – Sai sót trong quá trình đo đạc, lập bản đồ: Sai sót trong quá trình đo đạc hoặc lập bản đồ dẫn đến sai lệch về diện tích đất, tạo điều kiện cho việc lấn chiếm.

>>> Hỗ trợ nhanh chóng, cụ thể về “Xây nhà trên đất người khác”. Gọi ngay 1900.6174

Hậu quả hành vi xây nhà trên đất người khác

Xây nhà trên đất người khác khi không có sự chấp thuận của chủ đất là hành vi bị Pháp luật nghiêm cấm bởi hành vi này có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức và xã hội. Điển hình như:

  1. Vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân:
    – Hành vi xây nhà trên đất người khác là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của họ.
    – Chủ sở hữu đất bị tước đoạt quyền sử dụng đất, không thể thực hiện các hoạt động kinh tế, sinh hoạt trên chính mảnh đất của mình.
    – Việc giải quyết tranh chấp có thể tốn kém chi phí, thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý của các bên liên quan.
  2. Gây ra những hệ lụy cho xã hội và quốc gia:
    Mất an ninh, trật tự xã hội: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản có thể dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, thậm chí là bạo lực, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
    – Gây rối loạn quản lý đất đai: Xây dựng nhà trái phép phá vỡ quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.
    – Hạn chế phát triển bền vững: Việc lấn chiếm đất đai ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, cản trở phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững của đất nước.
  3. Thách thức cho quản lý đô thị và phát triển bền vững:
    Gây áp lực lên cơ sở hạ tầng: Xây dựng nhà trái phép dẫn đến mật độ dân số cao, gây áp lực lên hệ thống giao thông, điện nước, an ninh,…
    – Mất cân bằng trong phát triển đô thị: Việc lấn chiếm đất đai ảnh hưởng đến quy hoạch, tạo ra những khu vực lộn xộn, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
    – Gây khó khăn cho công tác quản lý: Việc quản lý nhà trái phép tốn kém chi phí, nhân lực, gây khó khăn cho công tác quản lý đô thị và phát triển bền vững.

Tóm lại, xây nhà trên đất người khác là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, xã hội và quốc gia. Vì vậy, mọi cá nhân đều phải tự ý thức được hậu quả của việc xây nhà trên đất nhà người khác để hạn chế việc xâm phạm hoặc tái phạm hành vi này.

>>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn nhanh nhất về “Xây nhà trên đất người khác”

Xử lý hành vi xây nhà trên đất của người khác như thế nào?

Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai

Như đã đề cập ở trên, xây nhà trên đất người khác trong trường hợp không có sự tự nguyện chấp thuận được coi là hành vi tranh chấp đất đai. Thông thường, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì hoà giải luôn là phương pháp xử lí được Toà án ưu tiên và khuyến khích hàng đầu.

Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hoà giải tranh chấp đất đai như sau:

– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

– Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Đồng thời, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do đó, khi phát hiện ra sai phạm của người vi phạm, cá nhân bị lấn đất hoàn toàn có quyền yêu cầu UBND xã/phường tiến hành hòa giải. Nếu như người khác (hàng xóm) lấn chiếm sang đất nhà mình trong quá trình xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu gia đình đó tạm dừng xây dựng và hoàn trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm.

Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất không thành, có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất đai bị tranh chấp để yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai? Hồ sơ khởi kiện cần những gì?

xay-nha-tren-dat-nguoi-khac

Xử lý hành vi xây nhà trên đất người khác

Việc xử lý hành vi xây nhà trên đất người khác được quy định tại Khoản 12 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Theo đó, đối với hành vi cố ý xây nhà trái phép từ lấn chiếm đất của nhà nước mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

Thứ nhất, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

Thứ hai, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

Thứ ba, hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Ngoài ra, Điều 166 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Theo đó nếu rơi vào trường hợp bị người khác tự ý xây dựng nhà ở trên phần đất thuộc quyền của mình thì người sử dụng đất hoàn toàn có quyền yêu cầu người vi phạm phải phá dỡ công trình xây dựng vi phạm để trả lại hiện trạng ban đầu của mảnh đất.

Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận và đưa ra phương án giải quyết nhưng bên vi phạm vẫn không thực hiện dỡ công trình vi phạm thì người bị vi phạm có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì các bên nếu không tiến hành tự hòa giải được thì có thể làm đơn để yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải.

Nếu đã tiến hành hòa giải nhưng hòa giải không thành hoặc không thể tiến hành hòa giải thì bên bị vi phạm có thể tiến hành làm đơn khởi kiện nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

>>> Hotline 1900.6174 hướng dẫn chính xác, cụ thể về Xử lí hành xi xây nhà trên đất người khác

Bồi thường hành vi xây nhà trên đất người khác như thế nào?

Việc tự ý xây dựng nhà trên đất của người khác không chỉ ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mà hành vi trên còn kéo theo những thiệt hại ở nhiều mặt chẳng hạn như thiệt hại về kinh tế, về tài sản… đây là những căn cứ để chủ thể bị vi phạm yêu cầu được bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể: “1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toàn án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Như vậy có thể thấy những quy định của pháp luật hiện hành không có quy định một mức bồi thường cũng như một hình thức bồi thường cụ thể nào. Pháp luật tôn trọng những sự thỏa thuận của các bên bởi hơn ai hết các bên sẽ là người nắm rõ rất nguyên nhân cũng như mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Do đó khi tự ý xây dựng nhà trên đất người khác và gây ra thiệt hại, trước tiên các bên sẽ thỏa thuận với nhau về mức độ, hình thức cũng như phương thức bồi thường thiệt hại dựa trên những thiệt hại thực tế xảy ra. Do đó trong trường hợp này bên bị thiệt hại sẽ phải liệt kê cụ thể những thiệt hại mình phải gánh chịu khi bị người khác xây dựng nhà trên phần đất của mình.

Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về mức bồi thường, hình thức cũng như phương thức bồi thường thiệt hại thì có thể làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Lúc này bên bị vi phạm sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, chứng cứ chứng minh những vi phạm thực tế xảy ra mà mình phải gánh chịu để bảo vệ tốt nhất quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

>>> Tư vấn miễn phí về Thủ tục bồi thường khi xây nhà trên đất người khác. Gọi ngay 1900.6174

Câu hỏi liên quan khác

Xây nhà trên đất người khác có được cấp sổ đỏ không?

Xây nhà trên đất người khác chỉ được coi là hợp pháp và có khả năng được cấp quyền sử dụng đất khi chủ đất hoàn toàn đồng ý với việc xây dựng. Hơn nữa, người có yêu cầu cần phải có đủ các điều kiện sau:

– Có một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở

– Có văn bản chấp thuận cho xây dựng nhà ở của người sử dụng đất (chủ đất)

– Đất phải có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận

Tóm lại, xây nhà trên đất người khác được cấp Sổ đỏ khi và chỉ khi có sự đồng ý của người cho đất. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên để nhận được quyền sử dụng hợp pháp cho mảnh đất đó.

Bị người khác xây nhà trên đất của mình thì làm thế nào?

Trường hợp bạn phát hiện công trình nhà hàng xóm đang xây dựng có dấu hiệu lấn chiếm diện tích đất mà bản thân đang sở hữu, Tổng Đài Pháp Luật đề xuất bạn nên tiến hành quy trình sau:

  • Bước 1: Kiểm tra Giấy tờ

Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp, bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các tài liệu liên quan khác.

  • Bước 2: Trao đổi, thoả thuận với hàng xóm (người lấn chiếm đất)

Cung cấp cho người vi phạm bản sao của giấy tờ chứng minh ranh giới đất và yêu cầu họ ngừng ngay việc xây dụng. Nếu có thể, nên thoả thuận với hàng xóm để giải quyết vấn đề mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba. Sau đó, bạn hãy lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản và có chữ ký của cả hai hoặc nhà người có thẩm quyền ghi nhận lại sự việc.

  • Bước 3: Ghi nhận vi phạm

Nếu hàng xóm không ngừng việc xây dựng, bạn nên tiến hành ghi lại tình trạng vi phạm thông qua ảnh chụp, video hoặc các tài liệu khác để làm chứng từ khi cần thiết. Bạn cũng có thể nhờ lực lượng chức năng có thẩm quyền ghi nhận lại hành vi sai phạm của hàng xóm để có chứng cứ xác thực khi khởi kiện.

  • Bước 4: Liên hệ cơ quan có thẩm quyền

Nếu không thể giải quyết được tranh chấp bằng thoả thuận, hoà giải thì bạn cần liên hệ với UBND phường/xã hoặc Sở Xây dựng/Phòng Quản lý Đô thị tại nơi sinh sống để trình bày và yêu cầu can thiệp.

  • Bước 5: Liên hệ Luật Sư

Trong trường hợp tranh chấp kéo dài hoặc phức tạp, bạn có thể tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật để được hỗ trợ trong việc khởi kiện hoặc tiến hành các biện pháp chuyên môn khác.

  • Bước 6: Khởi kiện

Nếu như đã áp dụng tất cả các bước trên nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

xay-nha-tren-dat-nguoi-khac

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về “Xây nhà trên đất người khác” nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Xây nhà trên đất người khác”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với đất đai trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi nhanh chóng tư vấn và giải đáp.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp