Biên bản thỏa thuận mua bán đất mẫu mới nhất hiện nay

Biên bản thỏa thuận mua bán đất ? Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn diễn ra khá thường xuyên trên thực tế. Một trong những vấn đề được các bên trong loại giao dịch này quan tâm đó là biên bản thỏa thuận khi mua bán đất. Vậy, biên bản thỏa thuận khi mua bán đất là gì, các nội dung thường được đề cập đến trong biên bản gồm những nội dung nào, việc lập biên bản thỏa thuận mua chung một mảnh đất có cần thực hiện thủ tục công chứng hay không? Trong bài viết dưới đây, những câu hỏi vừa nêu sẽ được trình bày một cách chi tiết và cụ thể để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về biên bản thỏa thuận khi mua bán đất. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào, Tổng đài pháp luật 1900 6174 luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho các bạn.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn biên bản khi mua bán đất có cần công chứng không. Gọi ngay 1900.6174

Biên bản thỏa thuận mua bán đất là gì?

 

Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng “biên bản thỏa thuận khi mua bán đất” không phải là một thuật ngữ pháp lý mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, biên bản này được lập khá phổ biến giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch mua bán đất.

bien-ban-thoa-thuan-mua-ban-dat-hien-nay

Phân tích định nghĩa của từng cụm từ, liên quan đến mua bán đất, căn cứ trên quy định của Luật Đất đai 2013, mua bán đất có thể được hiểu là chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bên bán sang bên mua để bên mua được thực hiện các quyền đối với việc mảnh đất đó. Thỏa thuận là sự bày tỏ ý chí, nguyện vọng của các bên đối với cùng một vấn đề nào đó.

Vậy, thỏa thuận mua bán đất có thể được hiểu là ý chí của cả hai bên, trong đó bên bán muốn bán đất và bên mua muốn mua đất, với sự thống nhất về các thông tin liên quan đến mảnh đất đó, ví dụ như vị trí, diện tích, giá bán, phương thức thanh toán…

>> Liên hệ Luật sư tư vấn biên bản khi mua bán đất có giá trị pháp lý hay không. Gọi ngay 1900.6174

Biên bản là gì?

 

Biên bản, dựa trên một trong số những cách hiểu thông dụng nhất, là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra, có giá trị làm chứng cứ chứng minh về sau mà không có hiệu lực pháp lý.

>>Xem thêm: Mua đất viết tay qua nhiều người có được cấp sổ đỏ hay không?

Biên bản thỏa thuận mua bán đất là gì?

 

Kết hợp những định nghĩa đã được trình bày ở trên, biên bản thỏa thuận khi mua bán đất có thể được hiểu là một loại văn bản được lập ra để thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bên bán qua cho bên mua, trong đó nêu rõ những thông tin có liên quan đến chủ thể và đối tượng của thỏa thuận này.

Ở một khía cạnh nhất định, biên bản thỏa thuận khi mua bán đất có sự tương thích khá lớn với hợp đồng mua bán đất, bởi cả 2 loại văn bản này đều nhằm mục đích cuối cùng là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, các điều khoản trong cả 2 loại văn bản đều thể hiện những nội dung tương tự nhau. Bên cạnh đó, biên bản thỏa thuận khi mua bán đất cũng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự cho các bên tham gia, từ đó cũng có thể được xem là hợp đồng theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên, để biết chính xác biên bản thỏa thuận khi mua bán đất có phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không thì cần căn cứ vào mục đích cụ thể của từng giao dịch và ý chí của các bên tham gia vào giao dịch đó mới có thể đưa ra được kết luận cuối cùng.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn biên bản khi mua bán đất có phải là hợp đồng chuyển nhượng hay không. Gọi ngay 1900.6174

Nội dung biên bản thỏa thuận mua bán đất ?

 

Biên bản thỏa thuận khi mua bán đất bao gồm một số các nội dung sau:

Thông tin cá nhân của bên bán, bên mua;

Thông tin về mảnh đất;

Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

Trách nhiệm nộp thuế, phí và các chi phí khác;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;

Các thỏa thuận khác;

Cam kết của các bên;

Điều khoản chung.

bien-ban-thoa-thuan-mua-ban-dat-hien-nay-dien-ra-nhu-the-nao

Bên cạnh các nội dung vừa liệt kê, các chủ thể tham gia vào giao dịch mua bán đất có thể bổ sung một số điều khoản khác nếu thấy cần thiết tùy thuộc vào ý chí và mục đích của các bên.

>>Xem thêm: Xin trích lục hồ sơ địa chính về đất đai như thế nào? Giải đáp chi tiết nhất

Mẫu biên bản thỏa thuận mua bán đất.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN CHUYỂN NHƯỢNG

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Hôm nay, ngày… tháng… năm…, tại……………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên chuyển nhượng (Bên A):

Ông/Bà: …………………………………………………………………………..

Năm sinh: ………………………………..

Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ………………………………….

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………..

Bên nhận chuyển nhượng/đặt cọc (Bên B):

Ông/Bà: …………………………………………………………………………..

Năm sinh: ………………………………..

Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ………………………………….

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………..

Người làm chứng:

Ông/Bà: …………………………………………………………………………..

Năm sinh: ………………………………..

Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ………………………………….

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc, với sự chứng kiến của người làm chứng, hai bên chúng tôi đồng ý thực hiện việc mua bán đất với các thỏa thuận sau đây:

1. Thửa đất chuyển nhượng

Bên A đồng ý chuyển nhượng cho Bên B quyền sử dụng đất tại địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Diện tích: …………………………………………………………………………

Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………….

Theo Giấy tờ: …………………………………………………………………….

Thời hạn sử dụng: ………………………………………………………………..

2. Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán

Giá chuyển nhượng: …………………………….đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………….)

Bên B giao trước cho Bên A số tiền đặt cọc để đảm bảo giao kết và thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là: ………………………………………… đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………….)

Số tiền còn lại là: ………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ: …………..…………………………………………………………..)

Bên B sẽ thanh toán đủ cho Bên A bằng hình thức chuyển khoản số tiền còn lại ngay sau khi hoàn thành thủ tục công chứng Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đối với lô đất nói trên cho Bên B.

3. Đặt cọc

Thời hạn đặt cọc theo Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất này có hiệu lực trong thời hạn …………….. ngày làm việc kể từ ngày ký.

Nếu vì bất kỳ lý do nào Bên A không tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng hoặc có vấn đề tranh chấp, khiếu nại liên quan đến lô đất nói trên thì Bên A phải trả lại số tiền đặt cọc cho Bên B và bồi thường cho Bên B một số tiền bằng số tiền đã đặt cọc.

Ngược lại, nếu Bên B không tiếp tục nhận chuyển nhượng nữa thì bị mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc cho Bên A.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu có phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Điều khoản cuối cùng

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản được quy định trong Biên bản thỏa thuận này.

Biên bản thỏa thuận này được chia làm hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bên A

Người làm chứng

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

>> Liên hệ Luật sư tư vấn cách viết mẫu biên bản khi mua bán đất . Gọi ngay 1900.6174

Biên bản thỏa thuận mua chung một mảnh đất có phải công chứng không?

 

Như đã đề cập ở trên, biên bản thỏa thuận về đất nói chung không phải là một thuật ngữ pháp lý được pháp luật quy định, do đó không được ghi nhận trong Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như là một loại văn bản cần công chứng. Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ liệt kê một số loại hợp đồng cụ thể cần công chứng, chứng thực, không bao gồm biên bản thỏa thuận mua chung một mảnh đất.

bien-ban-thoa-thuan-mua-ban-dat-co-can-cong-chung-khong

Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận này, các bên vẫn có thể yêu cầu công chứng biên bản thỏa thuận mua chung một mảnh đất.

Như vậy, về nguyên tắc, biên bản thỏa thuận mua chung một mảnh đất không bắt buộc phải công chứng.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn biên bản khi mua bán đất cần công chứng hay không. Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số vấn đề pháp lý tiêu biểu liên quan đến biên bản thỏa thuận khi mua bán đất. Dù tên gọi của loại văn bản này vẫn cần được giải nghĩa nhiều hơn, nhưng các bên khi tham gia vào giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đặc biệt cẩn trọng để có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình, đặc biệt là đối với chủ thể dường như kém ưu thế hơn trong loại giao dịch này – bên mua. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc về biên bản thỏa thuận để mua bán đất, vui lòng liên hệ với Tổng đài pháp luật 1900 6174 để được tư vấn và giải đáp.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp