NGHỊ ĐỊNH THƯ

KHÔNG BẮT BUỘC BỔSUNG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TRẺ EM, VỀ VIỆC LÔI CUỐN TRẺ EM THAM GIA XUNG ĐỘT VŨTRANG, 2000

(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 25/5/2000 theo Nghị quyết A/RES/–54/263. Có hiệu lựctừ ngày 12/02/2002. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/12/2001).

Các Quốc gia thành viên Nghị định thư này,

Được khuyến khích bởi sự ủng hộ vượt trội của cộng đồng quốc tế với Côngước về quyền trẻ em, chứng tỏ sự cam kết rộng khắp đối với việc thúc đẩy và bảovệ các quyền của trẻ em.

Khẳng định một lần nữa rằng, các quyền của trẻ em cần phải được đặc biệtbảo vệ, và kêu gọi cần tiếp tục cải thiện tình hình của trẻ em mà không có bấtkỳ sự phân biệt nào, cũng như kêu gọi bảo đảm cho trẻ em được phát triển vàgiáo dục trong những điều kiện hòa bình và an ninh.

Lo ngại về những tác động rộng khắp và nguy hại của xung đột vũ trangvới trẻ em và những hậu quả lâu dài của việc này với sự phát triển, an ninh vàhòa bình bền vững.

Lênán các hành động nhằm vào trẻ em trong các tình huống xung đột vũtrang và việc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu được bảo vệ theo luật pháp quốctế, bao gồm những địa điểm thường tập trung nhiều trẻ em như các trường học, bệnhviện.

Ghinhận việc thông qua Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, và đặcbiệt là việc Quy chế đưa vào khái niệm tội ác chiến tranh các hành động cưỡng bứchoặc tuyển dụng trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang hoặc sử dụng các emnày tham gia tích cực vào chiến sự, cả trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tếvà không mang tính chất quốc tế.

Xétrằng, để tăng cường hơn nữa việc thực hiện các quyền được quy địnhtrong Công ước quyền trẻ em, bởi vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ trẻ emkhỏi việc bị lôi cuốn vào xung đột vũ trang.

Ghinhớ Điều 1 Công ước về quyền trẻ em quy định cụthể rằng, vì những mục đích của Công ước, trẻ em là tất cả những người dưới 18tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớmhơn.

Tintưởng rằng, một Nghị định thư không bắt buộc kèm theo Công ước vềquyền trẻ em mà nâng độ tuổi có thể tuyển dụng người vào các lực lượng vũ trangvà sử dụng họ tham gia chiến sự sẽ góp phần có hiệu quả vào việc thực hiệnnguyên tắc các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em cần phải được đặt lên hàng đầutrong tất cả những hoạt động liên quan đến trẻ em.

Ghinhớ rằng, Hội nghị lần thứ 26 của Hội Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềmđỏ quốc tế họp tháng 12/1995 đó khuyến nghị một số điểm, trong đó có điểm nói rằngcác bên trong xung đột vũ trang phải thực hiện mọi biện pháp có thể để bảođảm rằng trẻ em dưới 18 tuổi không phải tham gia chiến sự.

Hoannghênh việc thông qua Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tếvề cấm và hành động ngay để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhấtvào tháng 7/1999, mà cấm một số hành vi trong đó có việc cưỡng bức hoặc tuyển dụngbắt buộc trẻ em để sử dụng trong xung đột vũ trang.

Lênán với sự lo ngại sâu sắc nhất tình trạng các nhóm vũ trang khôngthuộc lực lượng vũ trạng của các nhà nước tuyển dụng, huấn luyện và sử dụng trẻem trong chiến sự ở trong và ngoài biên giới quốc gia, và nhận biết trách nhiệmcủa những người tuyển mộ, đào tạo và sử dụng trẻ em vào mục đích này.

Nhắclại nghĩa vụ của các bên tham gia xung đột vũ trang phải tuân thủnhững quy định của luật nhân đạo quốc tế.

Nhấnmạnh rằng Nghị định thư này không làm tổn hại đến những mục đích vànguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm Điều51, và những quy tắc có liên quan của luật nhân đạo quốc tế.

Ghinhớ rằng, trạng thái hòa bình và an ninh đạt được dựa trên sự tôntrọng đầy đủ những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và trênsự tuân thủ các văn kiện quốc tế về quyền con người hiện hành là không thể thiếuđược để bảo vệ trẻ em một cách trọn vẹn, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc xungđột vũ trang và có sự chiếm đóng của nước ngoài.

Côngnhận những nhu cầu đặc biệt xuất phát từ tình trạng kinh tế, xã hộihoặc giới tính của những trẻ em mà đặc biệt dễ bị tuyển mộ hay sử dụng trongchiến sự trái với Nghị định thư này.

Lưuý về sự cần thiết xem xét các nguyên nhân gốc rễ về chính trị, xã hộivà kinh tế của việc lôi cuốn trẻ em vào những cuộc xung đột vũ trang.

Tintưởng vào nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiệnNghị định thư này, cũng như vào việc phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhậpxã hội cho những trẻ em là nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang.

Khuyếnkhích sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là của trẻ em và những trẻem là nạn nhân, vào việc phổ biến những chương trình thông tin và giáo dục liênquan đến việc thực hiện Nghị định thư này.

Đãthỏa thuận như sau:

Điều 1.

Các Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cảcác biện pháp có thể để bảo đảm rằng những thành viên trong các lực lượng vũtrang nước mình mà chưa đến 18 tuổi sẽ không phải trực tiếp tham gia chiến sự.

Điều 2.

Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng nhữngngười chưa đến 18 tuổi sẽ không bị bắt buộc tuyển mộ vào các lực lượng vũ trangcủa nước mình.

Điều 3.

1. Các Quốc gia thành viên phải nâng độ tuổi tốithiểu được phép tuyển mộ những người tự nguyện xin phục vụ lực lượng vũ trang củanước mình đến độ tuổi nêu tại khoản 3 Điều 38 Công ước về quyềntrẻ em, có tính đến những nguyên tắc đã ghi trong điều đó, và thừa nhận rằng,theo Công ước, những người dưới 18 tuổi đều được bảo vệ đặc biệt.

2. Mỗi Quốc gia thành viên phải đưa ra một tuyênbố có tính ràng buộc sau khi phê chuẩn hay gia nhập Nghị định thư này, trongtuyên bố đó phải nêu rõ độ tuổi tối thiểu mà có thể chấp nhận cho một người tựnguyện xin phục vụ các lực lượng vũ trang của nước mình và mô tả các biện phápbảo vệ mà quốc gia đó đưa ra để đảm bảo rằng sự tuyển mộ như vậy không phải làcưỡng bức hoặc ép buộc.

3. Các Quốc gia thành viên cho phép tuyển mộ nhữngngười dưới 18 tuổi tự nguyện xin phục vụ các lực lượng vũ trang quốc gia cầnduy trì các biện pháp bảo vệ để nhằm mục đích tối thiểu là:

a. Sự tuyển mộ như vậy là thực sự tự nguyện.

b. Sự tuyển mộ như vậy được tiến hành với sự đồngý có chứng thực của cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của người được tuyển mộ.

c. Những người được tuyển mộ phải được thông báođầy đủ về các nhiệm vụ liên quan đến việc phục vụ quân sự như vậy.

d. Những người tự nguyện phải cung cấp những chứngcứ tin cậy về độ tuổi của họ trước khi được nhận vào phục vụ quân đội quốc gia.

4. Mỗi Quốc gia thành viên có thể củng cố thêmtuyên bố của mình vào bất cứ lúc nào bằng cách thông báo về điều đó với TổngThư ký Liên Hợp Quốc. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các Quốcgia thành viên. Sự thông báo này sẽ có hiệu lực vào ngày Tổng Thư ký Liên HợpQuốc nhận được văn bản thông báo của quốc gia.

5. Yêu cầu nâng độ tuổi tối thiểu trong khoản 1 điềunày không áp dụng cho các trường học do các lực lượng vũ trang điều hành hoặckiểm soát, chiếu theo các Điều 28 và 29 của Công ước về quyền trẻem.

Điều 4.

1. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhóm vũ trangkhông thuộc những lực lượng vũ trang của nhà nước cũng không được tuyển mộ haysử dụng những người dưới 18 tuổi trong chiến sự.

2. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cảcác biện pháp có thể để ngăn ngừa sự tuyển bộ và sử dụng trẻ em như vậy, bao gồmviệc thông qua những biện pháp pháp lý cần thiết để cấm và hình sự hóa nhữnghành động đó.

3. Việc áp dụng điều này của Nghị định thư khônggây ảnh hưởng đến vị thế pháp lý của bất cứ bên nào trong một cuộc xung đột vũtrang.

Điều 5.

Không một điều nào trong Nghị định thư này đượclý giải nhằm loại trừ các quy định trong luật pháp của một Quốc gia thành viênhay trong những văn kiện pháp lý quốc tế và luật nhân đạo quốc tế mà có lợi hơntrong việc hiện thực hóa các quyền trẻ em.

Điều 6.

1. Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cảcác biện pháp pháp lý, hành chính và những biện pháp cần thiết khác để đảm bảosự tuân thủ và thực hiện có hiệu quả những điều khoản của Nghị định thư nàytrong khuôn khổ quyền tài phán của quốc gia đó.

2. Các Quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộngrãi và đẩy mạnh việc tuyên truyền về những nguyên tắc và điều khoản của Nghị địnhthư này bằng những biện pháp phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

3. Các Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cảnhững biện pháp có thể để đảm bảo rằng những người thuộc quyền tài phán củamình, mà đã được tuyển mộ hay sử dụng trong chiến sự trái với Nghị định thưnày, phải được giải ngũ hoặc miễn phục vụ. Khi cần thiết, các Quốc gia thànhviên phải dành cho những người này tất cả sự trợ giúp thích hợp để giúp họ phụchồi thể lực, tâm lý và tái hòa nhập xã hội.

Điều 7.

1. Các Quốc gia thành viên phải hợp tác trong việcthực hiện Nghị định thư này, kể cả việc ngăn chặn bất kỳ hành động nào trái vớiNghị định thư và phục hồi, tái hòa nhập xã hội những người là nạn nhân của cáchành động trái với Nghị định thư, bao gồm việc thông qua sự hợp tác kỹ thuật vàhỗ trợ tài chính. Sự hỗ trợ và hợp tác như vậy sẽ được tiến hành với sự tham khảoý kiến của các Quốc gia thành viên có liên quan và những tổ chức quốc tế thíchhợp.

2. Những Quốc gia thành viên có điều kiện làmnhư vậy phải hỗ trợ qua các chương trình đa phương, song phương hiện có hay cácchương trình khác, hay qua một quỹ tự nguyện được thành lập theo đúng các quy tắccủa Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Điều 8.

1. Mỗi Quốc gia thành viên, trong vòng hai nămsau khi Nghị định thư này có hiệu lực với nước mình, phải gửi báo cáo đến Ủyban về quyền trẻ em, trong đó cung cấp những thông tin toàn diện về các biệnpháp mà Quốc gia thành viên đó đã tiến hành nhằm thực hiện những quy định củaNghị định thư này, bao gồm những biện pháp đã tiến hành để thực hiện các quy địnhvề sự tham gia và tuyển dụng người vào lực lượng vũ trang.

2. Sau khi nộp báo cáo toàn diện đó, mỗi Quốcgia thành viên phải nêu, trong báo cáo quốc gia nộp cho Ủy ban về quyền trẻ emtheo quy định tại Điều 44 Công ước về quyền trẻ em, bất kỳthông tin thêm nào liên quan đến việc thực hiện Nghị định thư này. Sau đó cứ 5năm, các Quốc gia thành viên phải gửi báo cáo một lần.

3. Ủy ban về quyền trẻ em có thể đề nghị các Quốcgia thành viên cung cấp thêm những thông tin liên quan đến việc thực hiện Nghịđịnh thư này.

Điều 9.

1. Nghị định thư này để ngỏ cho bất kỳ quốc gianào mà đã là Quốc gia thành viên hay đã ký Công ước về quyền trẻ em, ký.

2. Nghị định thư này phải được phê chuẩn và sẽ đểmở cho bất kỳ quốc gia nào gia nhập. Các văn kiện phê chuẩn hay gia nhập sẽ đượcTổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu.

3. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, với trách nhiệmlưu chiểu Công ước về quyền trẻ em và Nghị định thư này, sẽ thông báo cho tất cảcác Quốc gia thành viên của Công ước và những quốc gia đã ký Công ước về cácvăn kiện tuyên bố theo Điều 3.

Điều 10.

1. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba thángkể từ khi văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 10 được lưu chiểu.

2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hay gia nhậpNghị định thư này sau khi nó có hiệu lực, Nghị định thư này sẽ có hiệu lực saumột tháng, kể từ ngày Tổng Thư ký lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hay gia nhập củaquốc gia đó.

Điều 11.

1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có quyềnrút khỏi Nghị định thư này vào bất kỳ lúc nào bằng một văn bản thông báo gửicho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo việc bãi ướcnày cho các Quốc gia thành viên khác của Công ước và các quốc gia đã ký Công ước.Việc rút khỏi Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thưký Liên Hợp Quốc nhận được thông báo. Tuy nhiên, khi hết năm đó mà Quốc giathành viên xin rút khỏi Nghị định thư đang tham gia xung đột vũ trang thì việcbãi ước đó sẽ không có hiệu lực trước khi cuộc xung đột vũ trang kết thúc.

2. Việc bãi ước như vậy sẽ không có tác dụng giảiphóng quốc gia liên quan khỏi những nghĩa vụ của Quốc gia thành viên theo quy địnhtại Nghị định thư này, về bất kỳ hành động nào diễn ra trước ngày việc bãi ướccó hiệu lực. Việc bãi ước như vậy cũng không làm phương hại, dù bất kỳ bằngcách nào, đến việc tiếp tục xem xét bất kỳ vấn đề nào mà Ủy ban quyền trẻ emđang xem xét mà có liên quan đến Quốc gia thành viên đó trước ngày việc bãi ướccó hiệu lực.

Điều 12.

1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có quyềnđề nghị sửa đổi Nghị định thư này và đệ trình đề nghị này cho Tổng Thư ký LiênHợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phải thông báo đề nghị sửa đổicho các Quốc gia thành viên, đồng thời yêu cầu cho biết có tán thành hay khôngviệc tổ chức một hội nghị các Quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về đềnghị đó. Nếu trong vòng bốn tháng kể từ ngày thông báo, có ít nhất một phần basố Quốc gia thành viên cho biết tán thành tổ chức một hội nghị như vậy thì TổngThư ký phải triệu tập hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ mộtsửa đổi nào được chấp nhận bởi đa số các Quốc gia thành viên có mặt và biểu quyếttại hội nghị phải được đệ trình lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc để chấp thuận.

2. Mỗi sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản1 điều này sẽ có hiệu lực khi được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chấp nhận và đượcđa số 2/3 các Quốc gia thành viên Nghị định thư chấp thuận.

3. Khi một sửa đổi có hiệu lực, Nghị định thư sẽcó hiệu lực ràng buộc với những Quốc gia thành viên đã chấp nhận nó, còn các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi những điều khoản của Nghị định thư nàyvà mọi sửa đổi bổ sung trước đó mà họ đã chấp nhận.

Điều 13.

1. Nghị định thư này được làm bằng tiếng Ả-rập,tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha, tất cả đều là bản chính, được lưu chiểu trong Cơ quan lưu trữ của Liên Hợp Quốc.

2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi cho tất cảcác Quốc gia thành viên của Công ước này và những quốc gia đã ký Công ước bảnsao có chứng thực của Nghị định thư này.