Thuế nhập khẩu phần mềm năm 2023 là bao nhiêu?

Thuế nhập khẩu phần mềm năm 2023 là bao nhiêu? Phần mềm được hiểu là một tập hợp các chương trình và dữ liệu được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Nó có thể bao gồm ứng dụng, hệ điều hành, trò chơi, công cụ phân tích dữ liệu và nhiều loại phần mềm khác. Thuế nhập khẩu phần mềm là thuế áp dụng cho việc nhập khẩu phần mềm từ quốc gia ngoài vào quốc gia đang áp thuế.

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề Thuế nhập khẩu phần mềmqua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Thuế nhập khẩu phần mềm năm 2023 là bao nhiêu? Liên hệ ngay 1900.6174

thue-nhap-khau-phan-mem

Phần mềm là gì?

 

Theo quy định khoản 5, 6 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC, theo đó pháp luật định nghĩa về phần mềm và phương tiện lưu trữ phần mềm như sau:

– Phần mềm được hiểu là các dữ liệu hoặc chương trình được thể hiện dưới dạng mã lệnh. Khi phần mềm được truyền tải vào một thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu thì sẽ cho ra một kết quả cụ thể theo nguyên tắc lập trình sẵn. Âm thanh, hình ảnh, phim không được coi là phần mềm.

– Phương tiện lưu trữ phần mềm thường là các đĩa CD, địa DVD, thẻ nhớ, ổ cứng có thể lưu trữ dữ liệu và thông tin. Tuy nhiên, những phương tiện lưu trữ phần mềm này không bao gồm các vi mạch, bán dẫn hay những bộ phận, thiết bị được gắn vào các bảng mạch.

>>>Phần mềm là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu

 

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, những đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:

– Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu vực phi thuế quan và ngược lại.

– Hàng hòa nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Những hàng hóa là đối tượng chịu thuế nhập khẩu nêu trên không bao gồm những đối tượng sau:

– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, trung chuyển;

– Hàng hóa nhập khẩu với mục đích viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

– Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và hàng hóa đó chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác theo quy định pháp luật;

– Phần dầu khí được sử dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

>>>Đối tượng chịu thuế nhập khẩu gồm những ai? Liên hệ ngay 1900.6174

thue-nhap-khau-phan-mem

Thuế nhập khẩu phần mềm

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế nhập khẩu phần mềm được tính theo công thức sau:

Thuế nhập khẩu = Trị giá hải quan hàng nhập nhẩu 1 đơn vị x số lượng đơn vị hàng nhập khẩu x thuế suất.

Trong đó:

– Trị giá tính thuế được pháp luật quy định là trị giá giao dịch. Tức là giá mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán trên thực tế cho hàng hoá là phần mềm được bán để nhập khẩu vào Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (Điều 7 nghị định 40/2007/NĐ-CP).

Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 40/2007/NĐ-CP, trong trường hợp trị giá giao dịch không bao gồm giá trị bản quyền thì trị giá tính thuế bao gồm cả tiền bản quyền.

Như vậy, nếu hàng hóa là phần mềm được chứa đựng trong loại hàng hóa có mã số HS: 9008-51 với tư cách là vật trung gian thì được tính trị giá hải quan là trị giá hàng hóa nói trên. Trong đó, chưa bao gồm giá trị phần mềm với điều kiện kê khai rõ giá trị của vật chứa đựng và giá trị phần mềm. Trường hợp hàng hóa không ghi rõ giá trị, hoặc hàng hóa có mã số HS: 9008-51-00 không được xác định là vật trung gian mà phần mềm nhập khẩu được cài đặt trực tiếp vào hàng hóa này đề sử dụng thì trị giá hải quan là giá đã bao gồm giá trị phần mềm.

– Số lượng hàng hóa: Là số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Số lượng hàng hóa nhập khẩu thường được xác định dựa trên hợp đồng hoặc số lượng vật chứa đựng phần mềm (số lượng vật chứa đựng sẽ bằng số lượng phần mềm nhập khẩu vào Việt Nam).

– Thuế suất: Đối với hàng hóa nhập khẩu, thuế suất bao gồm 03 loại thuế suất là: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường. Thuế suất thông thường sẽ là 150%. Việc xác định thuế suất cụ thể sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định.

>>Xem thêm: Thuế đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

 

Hồ sơ hải quan nhập khẩu phần mềm

 

Khi nhập khẩu phần mềm về Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu phải làm hồ sơ hải quan để hoàn tất thủ tục nhập khẩu phần mềm. Theo quy định pháp luật hiện nay, hồ sơ hải quan nhập khẩu phần mềm tương tự như hồ sơ hải quan của những lô hàng thông thường khác. Tuy nhiên, trên hóa đơn thương mại trong trường hợp nhập khẩu phần mềm phải thể hiện rõ các trị giá của vật chủ, thiết bị trung gian và trị giá phần mềm chứa mã bản quyền.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu phần mềm bao gồm những tài liệu sau đây:

– Hoá đơn thương mại về việc mua bán, trao đổi phần mềm;

– Vận đơn;

– Hợp đồng mua bán phần mềm theo quy định pháp luật;

– Phiếu đóng goi hàng hoá;

– Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (nếu có).

>>>Hồ sơ hải quan nhập khẩu phần mềm, Liên hệ ngay 1900.6174

thue-nhap-khau-phan-mem

Khai báo tờ khai hải quan với thiết bị có chứa phần mềm nhập khẩu

 

Khi nhập khẩu hàng hóa nói chung và nhập khẩu phần mềm nói riêng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phần mềm buộc phải tiến hành thủ tục khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu thiết bị trung gian chứa phần mềm hoặc thẻ nhựa hay bất cứ thiết bị nào khác có chứa mã bản quyền key licence. Việc khai báo tờ khai hải quan với thiết bị có chứa phần mềm nhập khẩu và những thiết bị chứa phần mềm khác được thực hiện như sau:

– Khai báo theo mã HS của phần mềm hoặc khai báo theo mã HS code của vật chủ, thiết bị trung gian có chứa phần mềm nhập khẩu;

– Nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu phần mềm: Doanh nghiệp nhập mã XNK90 được áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu phần mềm thuộc danh mục được miễn, giảm hoặc không chịu thuế nhập khẩu.

– Nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng: doanh nghiệp nhập mã VK90 được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu phần mềm thuộc danh mục được miễn, giảm hoặc không chịu thuế và những khoản thu khác.

Nhìn chung, thuế nói chung hay thuế nhập phần mềm nói riêng không chỉ là nguồn thu của ngân sách nhà nước mà còn có vai trò bảo vệ ngành công nghiệp và kinh tế trong nước khỏi cạnh tranh không công bằng từ hàng hóa giá rẻ hơn từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu có thể được sử dụng để kiểm soát việc nhập khẩu các sản phẩm gây hại cho môi trường, nhưng không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của quốc gia đó.

>>>Khai báo tờ khai hải quan với thiết bị có chứa phần mềm nhập khẩu, Liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Thuế nhập khẩu phần mềm và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp